Giun đũa - căn bệnh nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm ai cũng có thể gặp phải

Bánh Bao, Theo Helino 21:12 28/08/2018

Giun đũa là một loại bệnh nhiễm trùng mà chúng ta thường mắc phải thông qua thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Ký sinh trùng đa số là những sinh vật rất nhỏ mà mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy. Đa phần chúng không gây hại, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những loại có kích thước lớn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho vật chủ mà nó ký sinh. Một trong số đó là giun đũa, một loại bệnh nhiễm trùng mà con người thường hay mắc phải. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về căn bệnh nhiễm giun đũa nguy hiểm và những phương pháp phòng chống hiệu quả.

Nhiễm giun đũa là gì?

Giun đũa thuộc họ giun tròn, là loài ký sinh trong cơ thể vật chủ. Con trưởng thành có thể dài đến 25cm, thường sống trong ruột non người, phổ biến nhất là trẻ em, đôi khi chúng cũng được tìm thấy trong phổi. Ước tính khoảng 1/4 dân số thế giới đã và đang nhiễm loại giun này. Căn bệnh thường gây ra các cơn đau bụng nhưng nếu số lượng đủ lớn, chúng có thể dẫn đến tình trạng tắc ruột, tắc ống mật vô cùng nguy hiểm. Đa số các bệnh nhân bị nhiễm thường suy yếu do giun đũa hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn của người bệnh.

Giun đũa - căn bệnh nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm ai cũng có thể gặp phải - Ảnh 1.

Triệu chứng nhiễm giun đũa

Thông thường, các triệu chứng khi bị nhiễm giun đũa thường không rõ ràng và có thể nhầm lẫn với triệu chứng các bệnh khác cho đến khi bệnh tình thực sự nghiêm trọng.

Theo các nghiên cứu khoa học thì phổi là nơi mà ấu trùng giun đũa ký sinh trước khi đi vào ruột non. Tại đây, ấu trùng giun đũa đi theo mạch máu vào các phế nang gây ra các cơn ho dữ dội, khó thở, tức ngực, sốt cao, bạch cầu ái toan tăng cao hơn 40% và có thể gây ra hội chứng Loeffler tương tự như viêm phổi rất nguy hiểm.

Giun đũa - căn bệnh nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm ai cũng có thể gặp phải - Ảnh 2.

Sau khi ấu trùng giun đũa đi theo các vòng tuần hoàn cơ thể, chúng sẽ phát triển ở ruột non. Tại đây, giun đũa hấp thụ các thức ăn mà chúng ta hấp thụ làm cơ thể suy nhược vì thiếu chất. Với số lượng giun nhỏ thì triệu chứng không rõ ràng, đôi khi bạn sẽ cảm thấy đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Tuy nhiên khi số lượng giun trở nên lớn hơn, chúng có xu hướng chui vào ống mật gây tắc ống mật hoặc tắc đường ruột. Những triệu chứng thường gặp sẽ là biếng ăn, suy dinh dưỡng, bụng chướng, nặng hơn là co giật vì các độc tố thần kinh mà giun đũa tiết ra.

Giun đũa - căn bệnh nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm ai cũng có thể gặp phải - Ảnh 3.

Nguyên nhân mắc bệnh nhiễm giun đũa

Nguyên nhân chính là do ăn các loại thực phẩm không hợp vệ sinh hoặc có chứa trứng giun đũa. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc bằng tay tại những nơi có chứa trứng giun hay nguồn nước không sạch cũng là điều kiện để giun đũa đi vào cơ thể chúng ta. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trẻ em dễ nhiễm giun hơn người trưởng thành và những người sống ở các môi trường ô nhiễm, thiếu vệ sinh cũng có tỉ lệ nhiễm giun cao hơn.

Cách phòng tránh bệnh và điều trị khi nhiễm giun đũa

Phòng bệnh lúc nào cũng hơn chữa bệnh, hãy tự bảo vệ bản thân bằng cách ăn chín, uống sôi, rửa sạch các loại rau quả sống. Luôn nhớ rửa tay sau khi tiếp xúc với đất bẩn hay những nơi công cộng và trước khi ăn.

Giun đũa - căn bệnh nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm ai cũng có thể gặp phải - Ảnh 5.

Biện pháp cơ bản nhất mà bạn có thể thực hiện tại nhà là tẩy giun định kì đối với người lớn từ 3 - 4 tháng/lần và trẻ em là 6 tháng/lần. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với số lượng giun không đáng kể vì khi tẩy giun thì mức độ bệnh có giảm nhưng không có hiệu quả lâu dài.

Giun đũa - căn bệnh nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm ai cũng có thể gặp phải - Ảnh 6.

Nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm giun đũa với số lượng lớn kèm theo các biểu hiện và triệu chứng nêu trên, cách tốt nhất là tìm tới các bác sĩ chuyên khoa để chữa trị. Thông qua việc phân tích mẫu phân của bệnh nhân, họ sẽ biết được bạn có mắc bệnh hay không. Bên cạnh đó còn có thể xác định được số lượng, chủng loại giun đũa. Bác sĩ cũng có thể dùng các biện pháp khác như chụp X-quang, quét MRI, chụp CT hoặc nội soi dạ dày để có thể đưa ra kết luận chính xác. Và nếu cần thiết thì phẫu thuật tẩy giun hoặc sử dụng các hóa dược cũng là các biện pháp điều trị khi bị nhiễm giun đũa.

Nguồn: Boldsky