Giới trẻ Việt nồng nhiệt đón nhận làn sóng đương đại hóa tranh Đông Hồ

A.D, Theo Trí Thức Trẻ 17:30 13/02/2018

Những bức tranh Đông Hồ đương đại hóa đang nhận được vô vàn sự ủng hộ và tán dương từ cộng đồng trẻ Việt, nhất là vào dịp Tết Mậu Tuất năm nay.

Dù sống trong thời đại nào, Tết vẫn luôn là dịp đem lại cảm xúc hân hoan nhất cho mọi người mọi nhà. Sẽ chẳng còn áp lực của cuộc sống thường ngày vây quanh, giờ đây chúng ta sẽ được thoải mái tận hưởng nhịp sống chậm rãi cùng những giây phút thiêng liêng đón chào năm mới với gia đình, họ hàng và bè bạn.

Với lớp trẻ, Tết còn ý nghĩa hơn bao giờ hết bởi đó là dịp chúng ta được sống trọn với đam mê và tận hưởng mọi thú vui trong năm còn bỏ lỡ. Đó có thể là một chuyến đi đáng nhớ của năm hay đơn giản là những khoảng lặng tâm hồn được thả vào một cuốn sách và những buổi nói chuyện triền miên thâu đêm với đám bạn. Tất cả đọng lại tạo thành một dịp Tết thật đáng nhớ cho giới trẻ thời hội nhập.

Thế nhưng, Tết nay đã khác xưa với hệ trục giá trị hướng nhiều hơn về giá trị nghệ thuật truyền thống từng “vang danh một thời”. Các bạn trẻ ngày nay không chỉ hiện đại mà còn biết làm sống dậy các giá trị xưa cũ. Tiêu biểu phải kể đến nghệ thuật tranh Đông Hồ - một hệ giá trị đang được hòa cùng nhịp sống của dòng người trẻ nô nức đón xuân.

Với sự ra đời của dự án cộng đồng mang tên “Đương Đại Hóa Tranh Đông Hồ”, được tổ chức bởi một thương hiệu cà phê Việt, bộ tranh “ĐƯƠNG ĐẠI HÓA ĐÔNG HỒ” với sự lồng ghép hài hòa giữa các yếu tố xưa và nay đã góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc. Nằm trong bộ tranh cực độc đáo này, những bức họa biêu biểu như Em bé ôm gà trống selfie, Bà Nguyệt se duyên hay Đấu vật… đã gây được tiếng vang lớn, khơi nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho nhiều bạn trẻ sáng tạo.

Giới trẻ Việt nồng nhiệt đón nhận làn sóng đương đại hóa tranh Đông Hồ - Ảnh 1.

Tiêu biểu phải kể đến bức tranh “Đón bão xuân U23” của họa sĩ trẻ Bình Lùm. Được khơi nguồn cảm hứng từ các bức tranh thuộc dự án “Đương đại hóa tranh Đông Hồ” của thương hiệu Highlands Coffee tổ chức, anh họa sĩ trẻ đã quyết định tìm hiểu dòng tranh dân gian truyền thống. Sau thời gian nghiền ngẫm tác phẩm Múa lân, anh đã cho ra đời thành công bức tranh “Đón bão xuân U23” – tác phẩm gắn ý tưởng với hình ảnh đón bão ăn mừng đội tuyển U23 nước nhà.

Giới trẻ Việt nồng nhiệt đón nhận làn sóng đương đại hóa tranh Đông Hồ - Ảnh 2.

Cũng dành không ít tình cảm cho U23 Việt Nam, bạn Thành Nguyễn góp vui bằng tác phẩm “U23 – đứa con của mọi nhà”. Bức tranh được bắt nguồn cảm hứng từ nguyện ước sinh sôi trong tác phẩm “Selfie Bắt Trọn Vinh Hoa” (thuộc bộ tranh Đương Đại Hoá Đông Hồ) cùng mong muốn sinh những đứa con tài giỏi như U23 của các chị em trẻ hiện đại.

Giới trẻ Việt nồng nhiệt đón nhận làn sóng đương đại hóa tranh Đông Hồ - Ảnh 3.

Bắt xu hướng mùa Valentine sắp tới, các trang hot fanpage của giới trẻ đã phác họa lại tình yêu thời hiện đại. Bức tranh lấy cảm hứng từ hai tác phẩm độc đáo là Thả Tim Se Duyên và Quẩy Xuân Đánh Đu trong bộ tranh “Đương Đại hoá Đông Hồ”.

Giới trẻ Việt nồng nhiệt đón nhận làn sóng đương đại hóa tranh Đông Hồ - Ảnh 4.

Bạn Minh Hải gây ấn tượng mạnh mẽ khi tận dụng khéo léo cảm hứng từ bức tranh Đám cưới chuột “huyền thoại”. Bức họa của bạn đã tái hiện lại hình ảnh đón tết truyền thống của gia đình Việt như chúc tết ông bà, nấu bánh chưng, phụ ba mẹ dọn dẹp…

Nhờ có những chất liệu cuộc sống hiện đại, các bức tranh Đông Hồ kinh điển xưa cũ lại một lần nữa làm “dậy sóng” trong lòng giới trẻ. Bản thân người Việt trẻ từ đó cũng đang cho thấy sự trân trọng của mình với những giá trị dân tộc đáng trân quý. Chỉ cần nền văn hóa ấy chủ động gần gũi một chút thì chắc chắn các bạn trẻ sẽ nỗ lực hết mình để gìn giữ và phát huy các giá trị dân tộc nói chung cũng như nền tranh Đông Hồ nói riêng. Và Tết này, chắc chắn các bạn trẻ sẽ có thêm một món ăn tinh thần độc đáo chẳng thể nào quên.

Là một dự án cộng đồng do Highlands Coffee tổ chức, “Đương đại hóa tranh Đông Hồ” ra đời với mục đích làm sống dậy dòng tranh dân gian Đông Hồ – một trong những di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc. Dự án tiếp nối và góp phần hiện thực hóa ý tưởng của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế - một trong hai truyền nhân cuối cùng của làng nghề Đông Hồ về việc sử dụng tinh tế những chi tiết mới mẻ, hiện đại vào nghệ thuật chế tác tranh truyền thống.