Gen Z không lo thất nghiệp khi “giắt túi” những kỹ năng này

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 19:30 16/09/2021

Sở hữu bộ kỹ năng sống “full option”, gen Z có thể thích ứng với nhiều hoàn cảnh, biết cách thể hiện khả năng của mình khi đảm nhiệm những vai trò khác nhau. Vì thế, các bạn trẻ hiện nay có thể “cân đẹp” nhiều ngành nghề, chẳng lo thất nghiệp.

Thành thạo trải nghiệm công nghệ

Gen Z không thể sống thiếu smartphone, không thể một ngày không lướt mạng. Có người sẽ nói về những mặt trái của công nghệ tác động đến thế hệ trẻ nhưng bên cạnh đó rất nhiều người phải gật gù công nhận gen Z cực giàu trải nghiệm công nghệ. Tìm kiếm cơ hội việc làm ưng ý thậm chí tự định danh những nghề nghiệp "hot trend" như YouTuber, TikToker, blogger… là cách mà các bạn trẻ thành thạo công nghệ này đang sử dụng để chẳng bao giờ lo thất nghiệp.

Gen Z không lo thất nghiệp khi “giắt túi” những kỹ năng này - Ảnh 1.

Thạo trải nghiệm công nghệ, sinh viên dễ dàng có những cơ hội việc làm "hot trend"

Bởi thế, nhiều gen Z chọn học những môi trường giàu trải nghiệm công nghệ để tối đa hóa cơ hội việc làm trong thời đại 4.0 này. "Học năm 2 ở ĐH FPT, mình đã lang thang trong các group sinh viên, cùng nhận dự án về làm thêm. Trao đổi, nhận job, gửi kết quả… cái gì cũng qua mạng, quá tiện. Đến khi ra trường, nhờ kinh nghiệm làm về công nghệ đã có, mình phỏng vấn lần đầu ăn ngay, được làm đúng chuyên ngành. Đúng là, thời buổi này, càng trải nghiệm công nghệ nhiều càng có lợi." Hồng Thái (cựu sinh viên ĐH FPT) cho biết.

"Bắn" ngoại ngữ như gió

Không còn là môn học nặng nề từ vựng, ngữ pháp trong chương trình phổ thông như thế hệ X hay Y từng trải, ngoại ngữ giờ đã trở thành công cụ để gen Z chinh phục những việc làm đáng mơ ước. Bạn trẻ có thể làm việc tại các doanh nghiệp toàn cầu, biên phiên dịch hay blogger du lịch có cơ hội đặt chân đến nhiều vùng đất trên thế giới… miễn là có kỹ năng "bắn" ngoại ngữ như gió.

Gen Z không lo thất nghiệp khi “giắt túi” những kỹ năng này - Ảnh 2.

Sử dụng thuần thục ít nhất 1 ngoại ngữ có lẽ là yêu cầu công việc mà bất cứ gen Z nào cũng cần sẵn sàng đón nhận

Một số gen Z chọn du học để có cơ hội tiếp xúc với môi trường ngoại ngữ chuẩn chỉnh nhưng Covid-19 khiến cơ học dài hạn ở nhiều quốc gia trở nên khó khăn. Nhiều bạn trẻ khác nhanh nhạy chuyển hướng sang "du học" trong nước, khi chọn những trường ĐH có giáo trình nước ngoài, đi 3 bước gặp một giảng viên hoặc sinh viên "Tây", có ngành ngôn ngữ như Anh, Nhật, Hàn... Càng sớm trải nghiệm môi trường đa văn hóa, bạn trẻ càng dễ thích và giỏi một ngoại ngữ nào đó. "Bắn" thành thạo thứ tiếng nào cũng được, bạn đã thêm cho mình một cơ hội việc làm.

Giao tiếp, thuyết trình… cái gì cũng quen

Đã qua rồi cái thời đến văn phòng ngồi một chỗ gõ máy tính, hết giờ thì về, giới trẻ ngày nay đi làm với rất nhiều hoạt động: họp hành, lên ý tưởng với khách hàng, brainstorm với đồng nghiệp… Hầu như hoạt động nào cũng cần đến kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình. Có những công việc đặc thù, mà người làm có lẽ phải sở hữu kỹ năng này ở level "đỉnh" mới có thể đảm nhận tốt được như: chăm sóc khách hàng, sale…

Gen Z không lo thất nghiệp khi “giắt túi” những kỹ năng này - Ảnh 3.

Rèn luyện những kỹ năng mềm: giao tiếp, thuyết trình… là cách để gen Z tăng thêm cơ hội có được việc làm ưng ý

Học giao tiếp, thuyết trình sớm, "bỏ túi" những kỹ năng mềm khác như phản biện, lập kế hoạch, quản lý công việc… là điều gen Z làm để tăng thêm cơ hội tìm kiếm và thể hiện bản thân trong công việc. Học qua sách vở cũng được nhưng thực hành những kỹ năng này tốt nhất là qua trải nghiệm thực tế. "Ngày đầu tiên đi làm, mình đã có một bài thuyết trình ngắn về chính bản thân và mục tiêu trong công việc. Thuyết phục được sếp thì làm tiếp mà không thì nghỉ. May là, đã có kinh nghiệm thuyết trình, phản biện khi vô số lần làm dự án nhóm, tổ chức sự kiện và cả bảo vệ tốt nghiệp ở ĐH FPT nên mình vượt qua khá suôn sẻ." - Minh Nghĩa (cựu sinh viên ĐH FPT) chia sẻ.

Linh hoạt thích ứng với mọi tình huống

Đi làm được 1 tuần, Thùy Linh lại "ở nhà" vì công ty yêu cầu nhân viên làm việc trực tuyến phòng chống Covid-19. Không hình dung trước tình huống "khó đỡ" này, Linh vừa phải làm quen với công việc, văn hóa, đồng nghiệp qua môi trường "ảo" vừa , thay đổi thói quen sống, thích nghi với nếp làm việc tại nhà.

May mắn từng có trải nghiệm những ngày tháng xuyên đêm làm dự án, tổ chức sự kiện với các thành viên "chỉ biết tên nhau trên mạng" nên Linh thích ứng với việc work from home khá nhanh. Là người mới nhưng Linh chủ động đề xuất ý kiến trong những buổi họp trực tuyến, nghiên cứu kỹ tài liệu công việc, không ngại trao đổi với đồng nghiệp qua điện thoại, mạng xã hội để hiểu môi trường làm việc. "Thời buổi Covid rình rập, có thể work from home bất cứ lúc nào, may mà mình có trải nghiệm làm việc trực tuyến từ trước nên dù mới gia nhập công ty, lại phải làm online ngay nhưng mình không gặp quá nhiều áp lực, khó khăn." - Cô gái sinh năm 1997 chia sẻ.

*Hình ảnh chụp trước thời gian giãn cách xã hội.