Gen Z “combat” áp lực thi đại học: Người khóc 3 ngày 3 đêm, người chỉ cần 15 phút “vàng”/ ngày

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 19:30 22/06/2022

Học hành thi cử luôn là vấn đề muôn thuở với Gen Z, nhất là trong thời điểm kỳ thi đại học - cột mốc cực kì quan trọng, độ “chằm Zn” Gen Z gặp phải càng cao hơn. Nhưng về cơ bản, Gen Z không lấy đó làm nỗi sợ đâu, vì họ mạnh mẽ và dồi dào năng lượng hơn bạn nghĩ rất nhiều!

Có một điều mà bạn sẽ buộc phải thừa nhận rằng Gen Z là một thế hệ hết sức đặc biệt. Họ sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ, sở hữu sự trẻ trung cũng như tư duy sáng tạo đến bất ngờ và đương nhiên, đi kèm theo đó còn là tinh thần lạc quan cùng năng lượng tích cực hiếm ai có được. 

Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là Gen Z có thể vô ưu vô lo, không cần đối diện với bất kì khó khăn nào. Nói đâu xa, chỉ riêng vấn đề học hành thi cử cũng đủ làm họ trầy trật lên xuống rồi. Cứ mỗi lần mùa thi tới đồng nghĩa với việc “cơn ác mộng” của Gen Z bắt đầu. Đặc biệt, khi mà kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia - một kỳ thi mang tính bước ngoặt đang cận kề thì không chỉ điểm số mà muôn vàn nỗi lo, áp lực khác cũng đang đè nặng lên tâm lí các bạn trẻ ấy. 

Ôn luyện thế nào cho hiệu quả? Phân chia thời gian thế nào cho hợp lý? Chọn trường gì, ngành gì? Nếu học tài thi phận, chẳng may thất bại thì phải làm sao? Tất cả những câu hỏi này đều có thể khiến Gen Z “chằm Zn” vô cùng. Nhưng, một chữ “nhưng” to đùng, Gen Z chẳng vì thế mà chùn bước!

Suy cho cùng, bản thân mỗi Gen Z đều có cho mình một câu chuyện và một hành trình "vượt lên chính mình" riêng. Trong đó điểm chung của họ là tinh thần tập trung, dám nghĩ dám làm và luôn hừng hực năng lượng khiến người khác phải trầm trồ. Nói theo ngôn ngữ Gen Z thì đây chính là tinh thần “gét gô”. Áp lực thi cử ư? Chuyện nhỏ! 

Hãy cùng lắng nghe xem họ đã vượt qua áp lực như thế nào nhé!

Gen Z “combat” áp lực thi đại học: Người khóc 3 ngày 3 đêm, người chỉ cần 15 phút “vàng”/ ngày - Ảnh 1.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Hải Anh sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Và dù cô bạn không nói ra thì ai cũng hiểu, áp lực mà Hải Anh phải chịu đựng suốt thời gian qua lớn đến mức nào…

Mình đang học lớp 12. Chắc không cần nói mọi người cũng biết áp lực lớn nhất mình đang phải chịu đựng là gì. Sức học mình trước đây rất bình thường, nếu không muốn nói là còn hơi tệ. Nhưng đến năm lớp 11, mình bắt đầu xác định được mục tiêu của mình, đó là trở thành một kiểm toán viên làm việc tại Big 4. Và để có thể dần dần hoàn thành được ước mơ này, mình không thể tiếp tục thong thả nữa, mình phải học thêm tiếng Anh, phải tìm hiểu rất nhiều kiến thức mới và sau đó là phải đỗ vào trường đại học về kinh tế có điểm chuẩn năm nào cũng cao ngất ngưởng.

Ngày nào cũng như ngày nào, mình học 3 ca sáng chiều tối, ca nhiều 5 tiếng, ca ít cũng 2 tiếng. Có những ngày, mình thậm chí còn không nhìn thấy mặt bố mẹ vì cứ đi đi về về giữa các lớp học quá nhiều. Có những ngày, xách cặp về đến phòng là mình ôm gối khóc vì quá mệt và sợ mình sẽ không làm được. Mà biết sao được, mình xuất phát muộn hơn người khác thì mình phải cố gắng gấp đôi, gấp ba thôi.

Nhưng bỏ cuộc ư? 2 từ này chưa bao giờ xuất hiện trong từ điển của mình!

Gen Z “combat” áp lực thi đại học: Người khóc 3 ngày 3 đêm, người chỉ cần 15 phút “vàng”/ ngày - Ảnh 2.

Ở trường mình có hẳn 1 đội tư vấn gồm các thầy cô giáo, chuyên giải đáp các thắc mắc cũng như tâm sự, đưa lời khuyên cho những học sinh gặp nhiều áp lực như mình. Khi nào thấy mịt mờ hoặc không biết phải làm gì, mình sẽ tìm đến thầy cô để được mọi người động viên, định hướng. Lâu lâu, các thầy cô còn mời mình và các bạn đi ăn để giải tỏa tinh thần nữa. 

Dạo gần đây thì mình biết cách cân bằng thời gian hơn, vẫn đi học nhiều và đi học đều nhưng nhất định trong ngày mình sẽ dành ra 15-20 phút dành riêng cho bản thân. Khoảng thời gian đó là khoảng thời gian mình thay vì nghĩ đến việc học hành thi cử thì mình chỉ nghĩ đến những thứ vui vẻ, hài hước, chỉ làm những gì bình thường mình chưa được làm. Trong 15 phút ấy, mình lướt mạng, tham gia team “hóng hớt” trên Facebook. Trong 15 phút ấy, có khi mình lại tận hưởng một bữa ăn nhẹ, nhâm nhi một ly đồ uống thật ngon, thật mát. 15 phút ấy tuy ngắn nhưng hiệu quả lại “hết nước chấm” khi nó giúp mình nạp lại năng lượng cực nhanh.

Sau mỗi lần nghỉ tạm để “sạc năng lượng” như thế, mình học bài thấy tập trung hơn, kiến thức nhanh vào đầu hơn, giấc ngủ cũng sâu hơn và đương nhiên, hiệu quả ôn luyện cho kỳ thi càng tăng lên vùn vụt. Giờ chỉ còn hơn 1 tháng nữa thôi là “vượt vũ môn” nhưng mà mình chẳng thấy sợ gì, chỉ muốn nó nhanh nhanh đến để mình được chứng minh bản thân thôi!

- Nguyễn Hải Anh (18 tuổi, học sinh)

Gen Z “combat” áp lực thi đại học: Người khóc 3 ngày 3 đêm, người chỉ cần 15 phút “vàng”/ ngày - Ảnh 3.

18 tuổi, Huỳnh Đức đối diện với cú sốc lớn nhất cuộc đời là trượt nguyện vọng 1 vào ngôi trường mình yêu thích. Những lời chê bai, sự tự trách, mọi thứ khiến Đức như gục ngã. Tuy nhiên, là Gen Z điển hình, tất nhiên anh chàng này không chịu dừng chân một cách… lãng xẹt như vậy…

Như nhiều bạn trẻ khác, mình cũng phải đối diện với rất nhiều áp lực. Nhưng có lẽ chẳng gì khiến mình thấy sợ và mệt mỏi như việc thi đại học, bất chấp việc mình đã vượt qua nó tính đến nay cũng được 1 năm rồi. Thú thật thì mình đã từng thất bại trong kỳ thi đại học năm ngoái, mình đã trượt NV1 vào ngôi trường mà mình chắc mẩm tới 200% rằng mình sẽ chinh phục thành công. Trước đó, mình còn là một đứa học hành cũng ổn nữa nên nhìn chung là… sốc. 

Những lời nghi kỵ của hàng xóm, những câu hỏi han dồn dập của bạn bè, tất cả chúng đều trở thành áp lực khiến mình… héo mòn. Nhưng đáng sợ nhất là khi mình buộc phải đối diện với chính mình tại thời điểm ấy. Trong quá trình học hành, ôn thi, mình phải học rất nhiều kiến thức và mình đặt mục tiêu rất cao. Vậy nhưng bất chấp việc mình đặt mục tiêu cao, mình có nỗ lực, có lộ trình, chỉ một chút thiếu may mắn thôi vẫn khiến mình thất bại và không vào được ngôi trường mình hằng mơ ước. Lúc biết điểm, mình đã khóc đến 3 ngày 3 đêm vì cảm thấy điểm số mình nhận được không xứng đáng với công sức mình bỏ ra, không xứng đáng với năng lực của bản thân mình. Mình cảm thấy vô cùng stress.

Gen Z “combat” áp lực thi đại học: Người khóc 3 ngày 3 đêm, người chỉ cần 15 phút “vàng”/ ngày - Ảnh 4.

Và cách mình vượt qua chính là khóc 3 ngày 3 đêm để giải tỏa áp lực và rồi sau đó, mình tự xốc lại tinh thần. Mình không bao giờ sợ thất bại, mình đã vực dậy để tìm kế hoạch mới cho bản thân. Mình nhận ra có lẽ trượt đại học đã định hình nên con người mình hiện tại. Nếu như mình không trượt đại học, thì mình đã không thể học một ngành học hoàn toàn mới mẻ, được làm công việc mà mình thực sự phù hợp… Mỗi con đường là một hành trình và cách vượt qua chỉ có thể là đứng dậy và tìm một hướng đi mới cho bản thân.

Bản thân mình là một người hướng ngoại nên mình nghĩ thất bại lớn nhất mà một người làm sáng tạo có thể mắc phải chính là chỉ ở nhà và nghĩ về những viễn tưởng. Khi mất động lực, không thể tập trung được, mình sẽ ra ngoài để nhìn nhận về thế giới, để quan sát cuộc sống xung quanh và lắng nghe mọi người, từ đó tìm lại nguồn cảm hứng cho bản thân. 

Lời khuyên mình muốn nhắn nhủ đến các bạn là cứ Be Yourself, không nên làm bản sao của ai hết, vì chỉ có bạn mới là đạo diễn của cuộc đời mình thôi. Bạn thích gì thì cứ làm, miễn là sự yêu thích đó ràng buộc với yêu cầu và mong mỏi của xã hội. Và nhất định phải cân nhắc xem sự yêu thích đó thực sự phù hợp với bản thân, có thể nuôi sống được bản thân trong tương lai không thay vì cứ làm mọi thứ một cách vô kỷ luật, thiếu tổ chức. 

- Nguyễn Huỳnh Đức (19 tuổi, sinh viên)

Gen Z “combat” áp lực thi đại học: Người khóc 3 ngày 3 đêm, người chỉ cần 15 phút “vàng”/ ngày - Ảnh 5.

Nếu có từ gì để miêu tả về Minh Trang đúng nhất thì đó chính là “con nhà người ta”. Cô bạn hiện đang là chủ tịch CLB MC của một trường đại học, là thành viên một đội thiện nguyện quy mô lớn, đồng thời vẫn giữ vững thành tích GPA 3.9. Bí quyết của Trang là gì?

Người ta luôn nói mình đa-zi-năng, mà có lẽ đúng là thế thật. Từ nhỏ đến giờ, chỉ cần là việc mình muốn làm, mình nhất định sẽ làm cho bằng được và sẽ hoàn thành nó ở mức độ tốt nhất mà mình có thể. 

Để kể mọi người nghe, suốt 4 năm cấp 2, mình theo học lớp Toán tại trường chuyên tốt nhất ở huyện mình. Thế nhưng chỉ vì được nghe một chị mình quen kể về việc học cấp 3 Chuyên ngữ ở Hà Nội có nhiều hoạt động ngoại khóa lắm, xin học bổng cũng dễ nữa, mình đùng đùng chuyển hướng thi vào đó luôn. Bố mẹ mình ư? Đương nhiên là phản ứng dữ dội. Từ tỉnh lên thành phố học đồng nghĩa với việc mình sẽ phải xa nhà và ở ký túc xá một mình. “Rồi ốm đau ra đấy thì ai chăm? Dẹp!” - mình còn nhớ y nguyên câu bố mình nói.

Song tính mình đương nhiên đâu có chịu thua. Bố mẹ không đưa mình đi thi thì mình nhờ anh chị dắt mình lên Hà Nội. Ngày trường gửi giấy báo nhập học, nhìn số điểm của mình, bố mẹ không nói gì nhưng việc bố lẳng lặng đưa mình đi rút hồ sơ ở trường cấp 3 tỉnh (nguyện vọng phụ của mình), mình biết sự cố gắng của mình đã được bố mẹ công nhận.

Đến lúc thi đại học, mình lại một lần nữa học một đằng thi một nẻo. Dù học chuyên Anh nhưng mình lại quyết định thi vào ngành tiếng… Nhật và một lần nữa “chiến tranh lạnh” với gia đình. Thú thực thì khoảng thời gian đó với mình cũng không dễ dàng gì. Xa nhà, không có người thân bên cạnh trong thời điểm chuyển cấp quan trọng đó thực sự tủi thân lắm. Nhìn các bạn trong lớp đi học, đi ôn thi đều có bố mẹ đưa đi đón về, chăm lo cho từng bữa ăn giấc ngủ, trong khi mình chỉ một mình. Thậm chí đến ngày thi chính thức, vì đã ở thành phố 3 năm nên mình cũng không để bố mẹ từ quê lên đưa mình đi thi mà tự đi luôn. May mắn nỗ lực không phụ lòng người, thực tế chứng mình đã làm được!

Gen Z “combat” áp lực thi đại học: Người khóc 3 ngày 3 đêm, người chỉ cần 15 phút “vàng”/ ngày - Ảnh 6.

Lên đến đại học rồi thì mọi thứ cứ tự nhiên vào guồng thôi. Vốn là một đứa năng động, thích tham gia các hoạt động trường lớp nên mình lập tức đăng ký tham gia vào CLB hot nhất của trường mình là CLB MC. Và chắc do mình nói nhiều, nói hăng và nhiệt tình quá nên chỉ ít tháng sau đó, mình được “lên chức” Chủ tịch CLB luôn. Song song với đó mình còn là thành viên của một nhóm thiện nguyện. Tuần nào bọn mình cũng sẽ đi gom đồ và tặng quà cho những người vô gia cư ở khu vực Bờ Hồ. 

Nếu hỏi về bí quyết giúp mình cân bằng mọi thứ, hoạt động ngoại khóa nhiều mà kết quả học tập vẫn ổn thì chỉ có một thôi, đó chính là tin vào chính mình. Nói mình “siêu nhân” thì không đúng, vì mình cũng có lúc cảm thấy stress. Chỉ là nếu người khác mất rất nhiều thời gian để lấy lại động lực thì mình chỉ cần một khoảng thời gian ngắn thôi. Mình có thói quen viết nhật ký, mỗi lần thấy bức bối, chỉ cần viết ra được là cảm xúc tiêu cực của mình cũng được “xả” luôn. Hôm sau mở nhật ký ra đọc lại những dòng mình viết là đã thấy buồn cười ngay rồi.

Thêm một cái nữa là mình không sợ thất bại. Sai thì làm lại, thất bại thì đứng lên. Không ai có thể làm tốt mọi thứ ngay từ lần đầu tiên. Về cơ bản, chỉ cần dám nghĩ dám làm, lúc nào cũng giữ trọn được thứ năng lượng tích cực cho bản thân thì vấn đề cũng sẽ được giải quyết nhanh - gọn - lẹ thôi.

- Vũ Minh Trang (19 tuổi, sinh viên)

Gen Z “combat” áp lực thi đại học: Người khóc 3 ngày 3 đêm, người chỉ cần 15 phút “vàng”/ ngày - Ảnh 7.

Minh Hằng hiện đang là sinh viên một trường đại học top đầu tại Hà Nội. Nhưng chắc cũng chỉ Minh Hằng biết, trước khi đến được với môi trường trong mơ này, con đường mà Hằng phải vượt qua cũng đầy chông gai…

Mình cá rằng 100 người lớn khi nhìn vào mình và những người bạn tầm tầm tuổi mình thì chắc đến 90 người sẽ nghĩ tụi mình vẫn đang tuổi ăn, tuổi học và… không biết gì đâu. Sự thật có phải vậy không? Đương nhiên là không rồi, mỗi thế hệ đều có những áp lực và nỗi khổ riêng, Gen Z tụi mình chẳng phải ngoại lệ. 

Lấy ví dụ là chính mình đi nhé, từ nhỏ mình đã thuộc tuýp “con nhà người ta” trong mắt nhiều người. Hàng xóm lúc nào cũng khen mình ngoan ngoãn, chưa bao giờ làm bố mẹ phiền lòng. Họ hàng lấy mình ra làm gương cho các anh chị em khác trong nhà, luôn khăng khăng mình học giỏi, điểm thi lúc nào cũng cao nhất nhì lớp. Đến bố mẹ mình cũng đặt lên mình kỳ vọng cực cao, tuy không trực tiếp nói ra nhưng mình biết bố mẹ tin rằng mình sẽ làm được rất nhiều thứ… Chỉ là không ai biết, những lời khen, những mục tiêu mọi người đặt ra cho mình đều trở thành gánh nặng vô hình liên tục kéo chùng mình xuống, nhất là vào thời điểm thi đại học năm ngoái.

Dù học tốt đến đâu thì ở thời điểm ấy, khi chứng kiến cảnh tất cả những người xung quanh mình đều lao vào ôn luyện ngày đêm, bản thân mình cũng không thể thảnh thơi được. Dù đã học trên trường, học ở lớp học thêm, về đến nhà mình vẫn ép bản thân học đến 3-4 giờ sáng, có hôm là thâu đêm luôn. Dù học khối D nhưng mình vẫn quyết tâm không bỏ việc ôn luôn các môn khối A, các nguyện vọng của mình cũng toàn là trường top đầu, tỷ lệ chọi, điểm đầu vào đều “khủng”. Ngày qua ngày lại, có những lúc mình thấy hoang mang thực sự luôn. Mình cảm thấy chìm nghỉm giữa sự kỳ vọng của người khác và áp lực bắt buộc bản thân phải hoàn thành tất cả một cách hoàn hảo nhất để giữ hình tượng. 

Gen Z “combat” áp lực thi đại học: Người khóc 3 ngày 3 đêm, người chỉ cần 15 phút “vàng”/ ngày - Ảnh 8.

Nhưng sau tất cả thì cái chất Gen Z ngông nghênh trong mình vẫn giúp mình vượt qua tất cả. Mình nhận ra dù cố gắng vì ai, dù áp lực lớn đến đâu thì nếu chinh phục được chúng, người cuối cùng được lợi vẫn là mình. Mình học cho mình mà, mình được điểm cao cũng là cho mình, mình được học bổng này, giải thưởng kia thì tên trên bằng khen cũng là tên mình chứ tên ai, đúng “khum”?

Thoải mái được tư tưởng rồi thì mọi bước tiếp theo đều trở nên nhẹ nhàng hơn. Mình không coi việc học tập, đạt thành tích cao là mục tiêu bắt buộc phải làm nữa mà coi nó như sở thích. Bạn biết đấy, một khi được làm việc mình thích thì con người ta ai cũng thấy hăng hái hơn. Mình thẳng thắn nói chuyện với bố mẹ về những khả năng có thể xảy đến nếu chẳng may mình thi không tốt. Nhận được cái ôm từ 2 bậc phụ huynh và lời khẳng định nửa đùa nửa thật: “Học trường nào cũng được con ạ, cùng lắm ở nhà bán hàng với mẹ”, mình thở phào luôn. Có bố mẹ tâm lý cỡ vậy, đương nhiên mình sẽ không làm họ thất vọng rồi. 

Cũng có lúc mình thấy “hết pin” - theo đúng nghĩa đen, khi ấy mình sẽ đi du lịch, bất chấp việc kỳ thi đã đến rất gần. Mà nói là đi du lịch cho oai chứ thỉnh thoảng nó chỉ là một chuyến bước chân lên xe bus ra ngoại thành thôi. Việc được thay đổi không khí, được hòa mình với cảnh đất nước mây trời… “đã” lắm, như thể nhận được tín hiệu từ vũ trụ ấy, cột năng lượng tăng vèo vèo luôn. 

Và kể cả là khi mình thậm chí còn không đủ thời gian để “lên xe bus và đi” thì mình vẫn có thể du lịch được - một chuyến du lịch đặc biệt trong chính nhà mình với tour phòng ngủ - phòng khách - phòng bếp. Đừng cười vội nha, vì du lịch tại gia cũng hay lắm (cười). Ở phòng ngủ, mình sẽ trang điểm và lên đồ như thật, rồi cũng selfie chụp choẹt 1001 kiểu ảnh. Ra đến phòng khách, mình sẽ dọn dẹp và sắp xếp lại đồ đạc, tự cắm thêm lọ hoa để refresh lại background cả phòng. Riêng với điểm đến là phòng bếp thì mọi thứ còn thú vị hơn khi mình được trải nghiệm cảm giác nấu một món gì đó cho mình, thỉnh thoảng là cho người thân nữa. Việc ăn một miếng bánh mình tự tay nướng hay gặm chiếc cánh gà mình tự tay chiên rồi uống một hơi hết sạch hộp MILO MINDVIBE bạc hà the mát, chu choa là “tới công chuyện” luôn vì đã!

Thực ra “cột sống” của Gen Z chưa bao giờ ổn 100%, chưa bao giờ toàn màu hồng, chưa bao giờ chỉ có vui không có buồn nhưng rõ ràng, nó cũng chẳng tệ đến mức đánh gục được mình nữa, nhất là khi chúng mình đều có cách đánh bại áp lực rất cool. Nên là mình chỉ muốn nhắn nhủ đến các bạn một điều duy nhất thôi, đó là cuối cùng mọi thứ sẽ ổn, nếu nó chưa ổn thì chưa phải cuối cùng đâu, “cố nhên”!!!

- Phạm Minh Hằng (19 tuổi, sinh viên)

Gen Z “combat” áp lực thi đại học: Người khóc 3 ngày 3 đêm, người chỉ cần 15 phút “vàng”/ ngày - Ảnh 9.

Từ câu chuyện của 4 bạn trẻ Gen Z kể trên, có thể thấy muốn hiểu Gen Z “khum” khó, lý do là vì 10 Gen Z thì 9 Gen Z sẽ có mẫu số chung khá giống nhau. Phần lớn Gen Z hiện tại đều phải đối diện với vô số vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt là áp lực từ kỳ thi đại học. Thi đại học có thể sẽ là cơn ác mộng với những ai thiếu kiên trì, thiếu động lực nhưng đồng thời, nó cũng là cơ hội tuyệt vời giúp Gen Z khẳng định nguồn năng lượng tiềm tàng trong mình và tự tin chứng minh bản thân.

Suy cho cùng, Gen Z không chỉ là thế hệ trẻ trung, tươi mới về thể chất mà còn là thế hệ dồi dào năng lượng tinh thần nhất. Họ luôn biết cách làm chủ áp lực, đối diện với mọi stress một cách đầy tự tin, tích cực và mạnh mẽ. Dường như càng đối diện với khó khăn, Gen Z lại càng bộc lộ được sức mạnh bên trong to lớn của mình. Đó cũng là lý do mà không chỉ thi đại học mà bất kì kỳ thi nào khác, hay bất kỳ thử thách khác cũng khó lòng cản bước họ.

Và trên hành trình bứt phá ấy của Gen Z, sẽ không thể thiếu được sự đồng hành của người bạn mang tên MILO. Với sản phẩm mới toanh MILO MINDVIBE kết hợp giữa Kẽm và tổ hợp Vitamin nhóm B, MILO sẽ cùng Gen Z “đánh bại” sao nhãng, nạp vibe cho não lì, nạp năng lượng cho body. Cũng nhờ vậy mà dù trải qua cả ngày dài học tập, vận động, Gen Z vẫn có thể giữ được sự tập trung tới nóc cùng cột năng lượng luôn đầy tràn.

Không dừng lại ở đó, nhờ vị bạc hà cực bắt cùng Trà xanh và Taurine, Gen Z sẽ luôn ở trong trạng thái bừng tỉnh nhất. Giờ đây thì áp lực thi đại học hay học hành có “khó ưa” đến đâu, khó khăn có lớn đến cỡ nào Gen Z cũng chẳng sợ, vì họ là thế hệ không chịu khuất phục cơ mà!

Ai cũng biết Gen Z là thế hệ trẻ trung, hứng khởi và tràn đầy sức sống nhất. Thế nhưng trước vô vàn áp lực từ học hành, thi cử, cũng có lúc Gen Z cảm thấy kiệt sức. Với mong muốn trở thành người bạn đồng hành cùng Gen Z trong hành trình chinh phục áp lực thi cử này, MILO cho ra mắt sản phẩm MILO MINDVIBE "nạp vibe cho não lì, năng lượng cho body" với sự kết hợp hoàn hảo giữa Taurine và Trà xanh cùng hương bạc hà sảng khoái, cho vị giác bừng tỉnh. Cùng MILO tập trung tới nóc thôi nào Gen Z ơi!

Khám phá thêm về sản phẩm tại đây bạn nhé!

Chịu trách nhiệm bởi Công ty TNHH Nestlé Việt Nam

Địa chỉ: KCN Biên Hòa 2, P. Long Bình, TP. Biên Hòa, Đồng Nai



https://kenh14.vn/gen-z-combat-ap-luc-thi-dai-hoc-nguoi-khoc-3-ngay-3-dem-nguoi-chi-can-15-phut-vang--ngay-20220622183929146.chn