Dù ở môi trường không trọng lực nhưng loài sâu này vẫn tồn tại và còn “mọc thêm đầu”?

Phương Mai, Theo Trí Thức Trẻ 20:06 10/06/2017

Các nhà khoa học đã phát hiện ra “siêu năng lực” của loài sâu này khi đưa chúng lên Trạm Không gian Quốc tế.

Để phục vụ cho mục đích khoa học, Trung tâm Khám phá Allen tại trường Đại học Tufts đã tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu xem trong điều kiện không có trọng lực và các trường địa từ, kết quả về mặt giải phẫu học và vi khuẩn học thu được như thế nào.

Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các phi hành gia và sinh vật du hành trên vũ trụ, đặc biệt hơn cả là đối với khoa học tái tạo và kỹ thuật sinh học.

Dù ở môi trường không trọng lực nhưng loài sâu này vẫn tồn tại và còn “mọc thêm đầu”? - Ảnh 1.

Trong nghiên cứu của mình, nhóm khoa học đã thử nghiệm trên một nhóm sâu dẹt có tên gọi khoa học là "Dugesia japonica". Loài sâu này có khả năng tái tạo "thần kì" khi một phần trên cơ thể chúng bị cắt bỏ.

Nhóm sâu đã được gửi lên Trạm không gian Quốc tế vào ngày 10/01/2015 trong vòng 5 tuần. Chúng được đặt trong các ống với một nửa là nước, và nửa còn lại là không khí. Mẫu thí nghiệm bao gồm cả những con sâu "nguyên vẹn" và một vài con đã bị cắt bỏ đầu, đuôi.

Dù ở môi trường không trọng lực nhưng loài sâu này vẫn tồn tại và còn “mọc thêm đầu”? - Ảnh 2.

Sâu dẹt được cắt bỏ đầu và đuôi

Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng sử dụng thêm hai nhóm sâu được đặt trong cùng môi trường ống nước tương tự với nhóm được phóng ra vũ trụ ở lại trên Trái đất. Nhóm này sẽ được đặt trong môi trường bóng tối có nhiệt độ là 20 độ C. Nhóm còn lại sẽ trải qua sự thay đổi nhiệt độ từ giống như nhóm sâu trên vũ trụ.

Sau khi nhóm sâu ngoài vũ trụ được gửi về Trái đất, các nhà khoa học đã tìm ra được những điểm khác biệt giữa các nhóm sâu. Họ kinh ngạc khi biết được những con sâu không nguyên vẹn được đưa vào không gian tái sinh thành những con sâu "hai đầu".

Dù ở môi trường không trọng lực nhưng loài sâu này vẫn tồn tại và còn “mọc thêm đầu”? - Ảnh 3.

Họ cũng nhận thấy rằng toàn bộ số sâu được đưa vào không gian đã trải qua sự phân chia tự phát của cơ thể, chúng tách thành hai hoặc nhiều cá thể giống hệt nhau - trong khi con sâu ở trên Trái đất thì không có khả năng như vậy. Điều này có thể là do biến đổi nhiệt độ đột ngột khi sâu di chuyển từ Trái đất ra không gian.

Trong khi con sâu ở Trái đất có biểu hiện bình thường, 10 con sâu đã trải qua một tháng trong không gian cuộn lại và bị tê liệt một phần cơ thể. 

Do vậy, chúng phải mất hai giờ mới trở lại bình thường. Hành vi này cho thấy cuộc sống ngoài không gian đã làm thay đổi trạng thái sinh học của chúng giúp chúng thích ứng với sự thay đổi bất ngờ của môi trường.

Dù ở môi trường không trọng lực nhưng loài sâu này vẫn tồn tại và còn “mọc thêm đầu”? - Ảnh 4.

10 con sâu đã trải qua một tháng trong không gian cuộn lại và bị tê liệt một phần cơ thể.

Hai mươi tháng sau khi trở lại Trái đất, các cá thể từ mỗi nhóm được đặt trong môi trường với một nửa được chiếu sáng với ánh sáng đỏ mà sâu không nhìn thấy, nửa còn lại được chiếu sáng với ánh sáng màu xanh lam.

Một thiết bị phân tích hành vi tự động cho thấy các con sâu không gian chỉ dành 70,5% thời gian của chúng trong bóng tối, trong khi nhóm sâu trên Trái đất tiêu tốn đến 95,5 phần trăm thời gian "thư giãn" trong sự tối tăm.

Dù ở môi trường không trọng lực nhưng loài sâu này vẫn tồn tại và còn “mọc thêm đầu”? - Ảnh 5.

Tuy nhiên, để thu được nhiều kết quả thuyết phục hơn nữa, nghiên cứu này cần sự hỗ trợ đặc biệt hơn nữa từ Trạm Không gian quốc tế để có thể tiếp tục phát triển trong tương lai.

Các nhà khoa học hi vọng phi hành gia trên Trạm Không gian quốc tế có thể trực tiếp thực hiện việc cắt bỏ bộ phận của các con sâu và gửi cho họ những số liệu chính xác hơn nữa về thay đổi nhiệt độ bên ngoài Trái đất.

Nguồn: Daily Mail