“Điểm tươi tuyệt đối trên Rotten Tomatoes” ấy à? Ai thèm quan tâm chứ!

Ngọc King, Theo Trí Thức Trẻ 17:00 10/03/2018

Nếu như đã yêu quý những “Lady Bird” hay “Get Out” thì tại sao phải lo lắng việc phim bị đánh trượt điểm “tươi tuyệt đối” trên Rotten Tomatoes?

Điều đó giống như tâm trạng của một học sinh gương mẫu xuất sắc bị đánh trượt một lỗi mà thậm chí còn không phải do cô ấy, khiến bảng điểm toàn 10 bỗng lòi đâu ra một con 1. Mặc dù rõ ràng phần lớn trong chúng ta sẽ không tuyệt vời đến mức đó để có thể cảm thông được.

“Điểm tươi tuyệt đối trên Rotten Tomatoes” ấy à? Ai thèm quan tâm chứ! - Ảnh 1.

Cả Get Out lẫn Lady Bird hiện đang giữ số điểm "rất ngứa mắt" là 99% trên trang Rotten Tomatoes. Cả hai nhà phê bình "tội đồ" đang tâm phá hoại thành tích tươi rói của hai phim đều đã bị đem ra công kích và bêu riếu. Chịu chung số phận với Get Out và Lady Bird phải kể tới những cái tên kinh điển như Toy Story 3, Rosemary's Baby , Finding Nemo, The Battle of Algiers (La Battaglia di Algeri), Metropolis, The Wizard of Oz, ba năm trước thì có Shaun the Sheep Movie.

“Điểm tươi tuyệt đối trên Rotten Tomatoes” ấy à? Ai thèm quan tâm chứ! - Ảnh 2.

Quay trở lại với Get Out, người đã "chém" cho phim bay mất danh hiệu "tươi hoàn hảo" là Armond White – nhà phê bình chuyên có tiếng review đi ngược dư luận. Với Lady Bird là blogger (còn không phải là nhà phê bình chính hiệu) Cole Smithey đã phá đám nhằm "thách thức số điểm hoàn hảo mà người ta dùng để ca tụng Lady Bird như phim được review tuyệt nhất từ trước tới nay."

“Điểm tươi tuyệt đối trên Rotten Tomatoes” ấy à? Ai thèm quan tâm chứ! - Ảnh 3.

Bên cạnh làn sóng gạch đá không ngớt thì cũng có những ý kiến bảo vệ lại Armond hay Cole. Phóng viên Ashley Rodriguez đã miêu tả Rotten Tomatoes như một hệ thống tính điểm làm hư người tụi phê bình. Số điểm tính bằng phần trăm trên trang cho thấy nỗ lực chung của giới bình phim nhằm hùa theo những đánh giá tích cực. Vì thế khi Smithley đánh một ngôi sao trung lập lên Rotten Tomatoes, con đường hoàn hảo của Lady Bird đã kết thúc.

“Điểm tươi tuyệt đối trên Rotten Tomatoes” ấy à? Ai thèm quan tâm chứ! - Ảnh 4.

Hãy khoan so sánh cách tính hạng giữa Rotten Tomatoes, Metacritic hay IMDb chẳng hạn. Rotten Tomatoes nổi lên gần đây như một trang đánh giá phim hiệu quả và cũng lắm thị phi (đừng quên câu chuyện nhóm người cố tình phá điểm của Star Wars: The Last Jedi chỉ vì "mình thích thì mình phá thôi").

Nhiều nhà làm phim đang sử dụng "Cà chua thối" như một công cụ để vận động cho tác phẩm của mình. Những cái tít như "Phim ABC nhận được điểm Rotten Tomatoes cao nhất trong loạt XYZ" đã không còn lạ lẫm. Tuyệt vời hơn? "Dù chưa ra mắt, phim ABC nhận được điểm tuyệt đối trên Rotten Tomatoes".

Rotten Tomatoes đang được sử dụng như một công cụ để bảo chứng cho các phim có giá trị nghệ thuật khỏi các ý kiến bất đồng và tạo hiệu ứng trong dư luận. Ảnh hưởng của nó mạnh tới mức chỉ cần một khuấy động nhỏ cho một tác phẩm siêu anh hùng nổi tiếng hoặc một phim nghệ thuật có giá trị là đủ gây ra một cơn giận dữ trong cộng đồng. Nói rộng ra, việc có quá nhiều người tung hô tác phẩm đã vô hình chung tạo ra kỳ vọng nền cho khán giả, và nếu có ai đó lỡ đạp lên nó để nói lên suy nghĩ của mình thì cơn dông tố sẽ nổi lên.

“Điểm tươi tuyệt đối trên Rotten Tomatoes” ấy à? Ai thèm quan tâm chứ! - Ảnh 5.

Với hệ thống chấm điểm hiện tại và cách website lược bỏ các chi tiết trong review của người bình, giờ đây "Cà chua thối" giống như một thứ thước đo đơn giản cho người đọc lựa chọn xem hay không xem một phim. Nếu có thứ gì đó mà các nhà bình luận thật tâm thấy tiếc, đó là họ sẽ không nói thẳng thừng nên xem hay không, thế nhưng mọi câu chữ của họ qua màng lọc của hệ thống Rotten Tomatoes đi ra hai lựa chọn: Tích cực (Positive) và Tiêu cực (Negative), tương đương với có hoặc không.

Hệ thống này cần được cải thiện. Một đánh giá của anh chàng Ed Power vốn chẳng có tiếng tăm gì đã lần đầu tiên hạ gục số điểm tươi rói của Black Panther, đáng lẽ ra sẽ không thể có giá trị bằng một critic lâu năm đến từ The NewYorker. Thế nhưng nhìn ra xung quanh mà xem, hệ thống nào cũng có vấn đề cả.

“Điểm tươi tuyệt đối trên Rotten Tomatoes” ấy à? Ai thèm quan tâm chứ! - Ảnh 6.

Letterboxd sử dụng thang chấm năm sao truyền thống. IMDb theo dõi và tổng hợp lại đánh giá của người dùng trên thang điểm 10, vì thế già trẻ lớn bé ai có tài khoản là đều có thể bình chọn hết. Cinemascore tính điểm từ A+ xuống F bằng thẻ khảo sát tại rạp chiếu, vì thế thường ưu tiên các phim thành công về mặt doanh thu.

“Điểm tươi tuyệt đối trên Rotten Tomatoes” ấy à? Ai thèm quan tâm chứ! - Ảnh 7.

Trong số các thước đo trên, Rotten Tomatoes hiện nay vẫn được đánh giá là có ưu thế vượt trội hơn hẳn. Đây cũng là chiến trường của giới phê bình, nơi những ý kiến dung cảm (không phải lúc nào cũng đúng) thách thức sự đồng thuận ngầm từ số đông. Cũng chưa có một ngành công nghiệp nào phụ thuộc vào một website nhiều như điện ảnh và Cà Chua Thối.

Được sáng lập năm 1998 nhưng Rotten Tomatoes chỉ thực sự nổi lên khi The Dark Knight Rises ra mắt vào năm 2012. Bốn năm trước đó, The Dark Knight đã khiến cả thế giới phát cuồng tới mức tổng biên tập Matt Atchity của Rotten Tomatoes nói rằng ông ta sẽ ghim tên kẻ đầu tiên dám chê phim lên trang. Phần comment của kẻ xấu số không tiện nói tên là Marshall Fine lúc đó bị ngập ngụa trong comment ác ý thậm chí là cả những lời dọa giết.

Sáu năm sau khi The Dark Knight Rises ra đời, có vẻ như sự đồng thuận ngầm giữa các nhóm phê bình vẫn còn đó, thách thức những quan điểm trái chiều và cả ý đồ châm chọc của những kẻ rỗi hơi.

“Điểm tươi tuyệt đối trên Rotten Tomatoes” ấy à? Ai thèm quan tâm chứ! - Ảnh 8.

Thay vì gạn đục khơi trong, chắt lọc các ý kiến giá trị thì dường như chúng ta đang bị kéo vào một cuộc huấn luyện của Rotten Tomatoes về việc phải trả lời rành rọt: "Nên xem hay không xem?" đối với một tác phẩm. Cách chúng ta vùi dập các bình luận tiêu cực cho phim mà ta yêu thích chỉ để bảo vệ đến cùng số điểm tuyệt đối của nó là một nỗ lực cứng nhắc trong một hệ thống tính điểm mang tính tương đối như Rotten Tomatoes. Đến cuối cùng thì 100% và 99% chỉ cách nhau vài dòng review đã được cắt xén.

(Theo Ringer)