Đạo diễn Trần Thanh Huy: “Phim hay không nằm ở máy quay phim”

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 19:30 01/04/2021

Ra mắt phim ngắn "11:00 PM" với hầu hết các cảnh quay được quay bằng chiếc điện thoại Mi 11 của Xiaomi, Trần Thanh Huy khẳng định phong cách đạo diễn của mình nằm ngoài những yêu cầu kỹ thuật truyền thống trong điện ảnh.

Sau thành công của phim điện ảnh "Ròm", Trần Thanh Huy quay trở lại với thể loại phim ngắn mà anh hóm hỉnh gọi là "ôn bài lại" qua tác phẩm "11:00 PM". Những ai đã theo dõi sự nghiệp của đạo diễn sinh năm 1990 từ những ngày đầu cũng biết phim ngắn là gốc rễ của anh, đánh dấu những bước đầu của sự nghiệp. "16:30", phim ngắn ra mắt năm 2013 và được chiếu ở LHP Cannes chính là tiền đề cho tác phẩm "Ròm" đạt giải New Currents danh giá tại LHP Busan năm 2019. Lần trở lại này với "11:00 PM", người xem lờ mờ đoán liệu đây có phải là một bước chuyển mình để rục rịch cho một dự án điện ảnh mới? Và quan trọng hơn là vì sao Trần Thanh Huy lại chọn kể câu chuyện này bằng một chiếc smartphone mà không phải những trang thiết bị chuyên nghiệp?

Kỹ thuật kể chuyện bằng chuyển động của máy quay

Đạo diễn Trần Thanh Huy: “Phim hay không nằm ở máy quay phim” - Ảnh 1.

(Nguồn: Vietcetera)

Một trong những yếu tố làm nên thương hiệu của "Ròm" chính là những góc máy (angle) nghiêng, hay còn gọi là Dutch angle, trải dài 99% thời lượng phim. Nhờ phong cách này, Trần Thanh Huy đem đến cho khán giả một góc nhìn bấp bênh với những thân phận sống bên lề xã hội: Họ luôn phải di chuyển để không bị tuột trên con dốc của cái nghèo. Khi được hỏi điều gì sẽ làm nên điểm nhấn về quay phim (cinematography) trong phim ngắn "11:00 PM", Trần Thanh Huy cho biết phim này hầu như không có các cú máy tĩnh.

Đạo diễn Trần Thanh Huy: “Phim hay không nằm ở máy quay phim” - Ảnh 2.

"Huy muốn nhân vật mình phải luôn chuyển động", anh cho biết. Thật vậy, hầu hết các khung hình của "11:00 PM" luôn chuyển động. Nếu quan sát kỹ, chúng ta cũng thấy có một sự bấp bênh nhất định trong kỹ thuật quay. Phải chăng bởi phim xoay quanh những tâm tư của một thanh niên lái xe ôm và những tâm tư đó buộc khán giả phải cảm nhận sự "di chuyển liên tục" trong tâm trí của anh?

Phim sử dụng nhiều cú máy pull out, đặc biệt trong những phân đoạn nhân vật chính là chủ thể trung tâm của khung hình, lái xe hướng thẳng về phía khán giả. Những động tác máy mạnh mẽ và trực diện này đòi hỏi sự linh hoạt của người cầm máy để có thể vừa bắt chuyển động của nhân vật, vừa truyền tải được những nỗi niềm của họ. Câu hỏi là cần chuẩn bị trang thiết bị ra sao để có thể thực hiện những động tác đó?

Khi smartphone trở thành công cụ kể chuyện hiệu quả

Đạo diễn Trần Thanh Huy: “Phim hay không nằm ở máy quay phim” - Ảnh 3.

Trần Thanh Huy chia sẻ để làm được điều này một cách hiệu quả, không cồng kềnh, anh sử dụng smartphone Mi 11 của Xiaomi. Anh cho biết trong một lần test chức năng của Mi 11 khi ngồi trên ô tô, anh đã bất ngờ trước khả năng bắn tốc độ chính xác và bắt chuyển động mượt mà của chiếc điện thoại ngay cả khi anh đã sử dụng những động tác "thách thức" nhất.

"Sự nhạy bén này là thứ nhà làm phim như tôi cần", Trần Thanh Huy khẳng định. Không những bắt chuyển động tốt, Mi 11 còn có chức năng thay đổi khung hình theo tỉ lệ 2.39:1, vốn là khung hình thường được dùng trong phim chiếu rạp và mang lại cảm giác "xi nê" nhất.

Sự kết hợp thú vị này giúp anh đưa chất điện ảnh vào những phân cảnh hành động chân thật, khốc liệt bên trong những con hẻm nhỏ. Điều này chứng tỏ rằng những phương thức quay phim truyền thống với máy quay đắt tiền không phản ánh được chất lượng bộ phim, mà chính tầm nhìn và sự linh hoạt của đạo diễn trong việc chọn thiết bị phù hợp nhất để kể câu chuyện theo cách hiệu quả nhất mới là yếu tố quyết định.

Đạo diễn Trần Thanh Huy: “Phim hay không nằm ở máy quay phim” - Ảnh 4.

"Máy quay không phải là công cụ để "show off". Máy quay là công cụ, còn phim hay phụ thuộc vào tầm nhìn và khả năng của người đạo diễn", Trần Thanh Huy tiết lộ. Với nhiều nhà làm phim kinh phí thấp, hình thức làm phim kiểu du kích (guerilla filmmaking) đã không còn xa lạ. Đạo diễn Sean Baker từng rất thành công với tác phẩm "Tangerine" (2015) chỉ với smartphone và tiếp tục áp dụng smartphone vào trong cách kể chuyện của mình với bộ phim thứ 2 "The Florida Project" (2017). Ở cả hai bộ phim, smartphone không chỉ giữ cho bộ phim nằm ở mức kinh phí thấp mà còn phù hợp với những câu chuyện có phần rất đời, sử dụng bối cảnh tự nhiên, không cần sự dàn dựng cầu kì.

Chính vì vậy, điều tương tự có thể áp dụng cho "11:00 PM". Dù chưa phải là một phim điện ảnh, nhưng chất điện ảnh trong phim ngắn này đủ để cho thấy thời gian và trang thiết bị chưa bao giờ là rào cản với những ai thực sự có đam mê về phim ảnh. Không những vậy, áp dụng thiết bị một cách thông minh và đúng mục đích kể chuyện còn có thể nâng tầm tác phẩm. Việc sử dụng điện thoại Mi 11 của Trần Thanh Huy cho thấy các công nghệ làm phim đang dần đa dạng hóa để việc làm phim không còn quá cồng kềnh và truyền thống, khiến nhiều người trẻ ngại ngùng khi nghĩ đến.