Cùng là “Phú Sát Hoàng Hậu”, nhưng tính cách nhân vật của Tần Lam và Đổng Khiết lại trái ngược hoàn toàn

Giang Bùi, Theo Trí Thức Trẻ 18:20 22/08/2018

Ở “Diên Hi Công Lược” hay “Như Ý truyện”, Phú Sát Hoàng Hậu luôn là nhân vật được khán giả dành nhiều sự quan tâm chú ý.

Vì cùng khai thác đề tài cung đấu và lấy bối cảnh cùng một thời vua Càn Long cho nên Diên Hi Công LượcHậu Cung Như Ý truyện sở hữu tuyến nhân vật chính khá giống nhau, từ vua Càn Long, Phú Sát Hoàng Hậu, Lệnh Phi, Nhàn Phi... Chính sự giống nhau này khiến cho dàn nhân vật trong cả hai tác phẩm bị đem lên bàn cân so sánh.

Sau khi Như Ý Truyện lên sóng, ngoài nữ chính Như Ý (Châu Tấn), nhân vật bị khán giả "soi" nhiều nhất chính là Phú Sát Hoàng Hậu. Phiên bản Phú Sát Lang Hoa do Đổng Khiết thủ vai đang được người xem tích cực so sánh với nàng Phú Sát Dung Âm vốn nhận được nhiều tình cảm từ khán giả Diên Hi Công Lược của Tần Lam.

Cùng là “Phú Sát Hoàng Hậu”, nhưng tính cách nhân vật của Tần Lam và Đổng Khiết lại trái ngược hoàn toàn - Ảnh 1.

Phú Sát Hoàng Hậu của Tần Lam và Đổng Khiết: Cùng một người, nhưng tính cách lại trái ngược hoàn toàn

Nhan sắc: Kẻ tám lạng, người nửa cân

Bàn về nhan sắc, thì Đổng Khiết và Tần Lam đúng là "một chín một mười". Cả hai nữ diễn viên đều được đánh giá là có ngoại hình toát lên khí chất của bậc mẫu nghi thiên hạ, phù hợp với nhân vật Phú Sát Hoàng Hậu. Ở tuổi 37, Tần Lam vẫn khiến khán giả trầm trồ vì nhan sắc trẻ trung không chút tì vết của mình. Bên cạnh ngoại hình đẹp, giọng nói nhẹ nhàng, ngọt ngào như rót mật vào tai của Tần Lam chính là điểm mấu chốt khiến khán giả "chết mê chết mệt" Phú Sát Hoàng hậu.

Cùng là “Phú Sát Hoàng Hậu”, nhưng tính cách nhân vật của Tần Lam và Đổng Khiết lại trái ngược hoàn toàn - Ảnh 2.

Nàng Phú Sát Dung Âm xinh đẹp, đức độ hiền từ, giọng nói ngọt ngào như rót mật vào tai

Cùng là “Phú Sát Hoàng Hậu”, nhưng tính cách nhân vật của Tần Lam và Đổng Khiết lại trái ngược hoàn toàn - Ảnh 3.

Tần Lam dù khiến khán giả trầm trồ vì khả năng "lão hóa ngược"

Trong khi đó, nữ diễn viên Đổng Khiết dù danh tiếng không còn được như xưa, nhưng cô vẫn xinh đẹp không thua gì thời trẻ. Phải trải qua bao nhiêu sóng gió từ những ồn ào tình ái khiến sự nghiệp sụp đổ, nữ diễn viên trở lại với nhan sắc đằm thắm và từng trải.

Cùng là “Phú Sát Hoàng Hậu”, nhưng tính cách nhân vật của Tần Lam và Đổng Khiết lại trái ngược hoàn toàn - Ảnh 4.

Đổng Khiết mang tới một Phú Sát Hoàng Hậu trưởng thành, đằm thắm.

Tính cách trên màn ảnh: Người hiền lương thục đức, kẻ khẩu Phật tâm xà

Trong lịch sử, Phú Sát thị từ năm 16 tuổi đã được gả vào Bảo Thân phủ, trở thành Đích phúc tấn của Tứ A Ca Hoằng Lịch. Tương truyền lúc sinh thời, Càn Long rất yêu thương Phú Sát thị, sau khi Hoàng hậu qua đời, Càn Long vẫn luôn hoài niệm về bà. Phú Sát Hoàng hậu trong lịch sử được miêu tả là người hiền lương thục đức, là bậc mẫu nghi thiên hạ, trong Diên Hi Công Lược, Tần Lam đã thể hiện rất xuất sắc những mặt tính cách này của bà.

Cùng là “Phú Sát Hoàng Hậu”, nhưng tính cách nhân vật của Tần Lam và Đổng Khiết lại trái ngược hoàn toàn - Ảnh 5.

Trong "Diên Hi Công Lược" Phú Sát Hoàng Hậu có tên thật là Phú Sát Dung Âm, là người hiền lương thục đức, được khán giả vô cùng yêu thích

Cùng một nhân vật Phú Sát Hoàng hậu nhưng cách xây dựng của Như Ý truyện lại hoàn toàn trái ngược với Diên Hi. Nếu Phú Sát Dung Âm ngay thẳng, không màu mè, không giả tạo, thì nàng Phú Sát Lang Hoa của Đổng Khiết lại là người mưu mô xảo quyệt, khẩu Phật tâm xà, bề ngoài tỏ ra cần kiệm, hiền thục, nhưng trong lòng lúc nào cũng lo lắng bị giành mất vị trí Hoàng hậu. Nàng luôn nghĩ cách để giành được sự sủng ái từ Hoàng thượng, sẵn sàng mưu hại những phi tần khác để giữ vững vị trí nắm quyền hậu cung của mình.

Cùng là “Phú Sát Hoàng Hậu”, nhưng tính cách nhân vật của Tần Lam và Đổng Khiết lại trái ngược hoàn toàn - Ảnh 6.

Phú Sát Lang Hoa bề ngoài tỏ ra hiền thục độ lượng, nhưng trong thâm tâm lại luôn nghi kị, có ý đồ hãm hại người khác

Không chỉ khác nhau ở tính cách, mà Phú Sát Lang Hoa của Như Ý Truyện còn không được nhận sự sủng ái từ Càn Long như Phú Sát Dung Âm của Diên Hi Công Lược. Dung Âm được Càn Long yêu chiều quan tâm bao nhiêu, Lang Hoa lại bị ghét bỏ bấy nhiêu. Cuối đời, ở hai phiên bản Phú Sát Hoàng hậu đều qua đời ở độ tuổi rất trẻ, nhưng nguyên nhân cái chết của Lang Hoa và Dung Âm lại không hề giống nhau. Trong Diên Hi Công Lược, Dung Âm sau khi phát hiện ra Càn Long và Nhĩ Tình gian díu với nhau, vì quá đau lòng mà tự vẫn. Về phần Lang Hoa, sau sự cố bị rơi xuống nước trong chuyến du hành phía Nam, Lang Hoa đổ bệnh rồi qua đời.

Cùng là “Phú Sát Hoàng Hậu”, nhưng tính cách nhân vật của Tần Lam và Đổng Khiết lại trái ngược hoàn toàn - Ảnh 7.

Một bên Phú Sát Dung Âm độ lượng, chính trực, một bên là Phú Sát Lang Hoa âm mưu thủ đoạn, bạn chọn ai?