Cứ chê vợ cằn nhằn nói lắm, đàn ông Việt hãy đến với vùng đất lạ này để biết mình vẫn may mắn hơn vạn người!

Tưởng Ký, Theo Helino 23:23 17/01/2018

Theo chế độ mẫu hệ nên vai trò của phụ nữ ở bộ tộc Minangkabau được coi trọng tuyệt đối, đàn ông hoàn toàn không có tiếng nói trong gia đình.

Tư tưởng trọng nam khinh nữ từ nếp nghĩ xưa đã khắc họa vị thế người đàn ông luôn cao hơn phụ nữ trong văn hóa Việt. Nhắc đến đàn ông, chị em chúng ta vốn đã quen với những từ ngữ trụ cột, quyết đoán, gánh vác, lo toan. Tuy nhiên, có một bộ tộc trên thế giới đã trao toàn quyền quyết định trong gia đình cho phái nữ, bộ tộc Minangkabau - cộng đồng mẫu hệ lớn nhất thế giới.

Cứ chê vợ cằn nhằn nói lắm, đàn ông Việt hãy đến với vùng đất lạ này để biết mình vẫn may mắn hơn vạn người! - Ảnh 1.

Phụ nữ Minangkabau với chiếc mũ đội đầu hình sừng trâu đặc biệt (Ảnh: Rathina Sankari).

Lấy vợ ở rể là điều tất nhiên!

Cư trú tại phía Tây đảo Sumatra Indonesia với hơn 4 triệu người, phụ nữ Minangkabau có vị thế cao nhất trong xã hội, toàn quyền nắm giữ tài sản và ra quyết định những sự kiện trọng đại trong gia đình. Họ có thể sở hữu toàn bộ đất đai, lao động, phân xử các vụ tranh chấp, giải quyết các mâu thuẫn và đứng ra đại diện cho các hôn lễ và nghi thức quan trọng trong bộ tộc.

Cứ chê vợ cằn nhằn nói lắm, đàn ông Việt hãy đến với vùng đất lạ này để biết mình vẫn may mắn hơn vạn người! - Ảnh 2.

Các cặp vợ chồng bộ tộc Minangkabau (Ảnh: Rathina Sankari).

Ở Minangkabau, khi một phụ nữ mang thai người ta thường cầu chúc đó là một bé gái. Dù nghèo đến đâu họ cũng không cảm thấy phiền lòng nếu có ba bốn cô con gái trong nhà. Con gái chính là điều quý giá nhất được vũ trụ ban tặng.

Cứ chê vợ cằn nhằn nói lắm, đàn ông Việt hãy đến với vùng đất lạ này để biết mình vẫn may mắn hơn vạn người! - Ảnh 3.

Đàn ông không có tiếng nói trong gia đình (Ảnh: Rathina Sankari).

Hôn nhân với người Minangkabau không chỉ là một nghi thức, nó là một hình thức thực hiện nghĩa vụ tôn giáo. Con gái được hưởng toàn bộ ruộng đất, nhà cửa, vàng bạc và trang sức từ cha mẹ nhưng chỉ khi người đó kết hôn. Người chồng phải được nhà vợ kén chọn vô cùng kỹ càng từ thân thế, nguồn gốc, tư duy, năng lực, tài sản của chàng rể để đảm bảo đời sau được hưởng những tố chất tuyệt vời nhất. Bạn đời càng có gia thế khủng, chàng trai càng phải là người có gia sản tương ứng và ở rể là chuyện không phải bàn cãi.

Cứ chê vợ cằn nhằn nói lắm, đàn ông Việt hãy đến với vùng đất lạ này để biết mình vẫn may mắn hơn vạn người! - Ảnh 4.

Tài sản được truyền từ mẹ sang con gái, từ đời này đến đời khác (Ảnh: Rathina Sankari).

Trong gia đình, người chồng được gọi là sumando - có vị thế như một vị khách nhưng phải có nghĩa vụ yêu thương vợ mình và kính trọng các thành viên khác. Bốn loại đàn ông không được chấp nhận đó là: người không có trách nhiệm với gia đình, người hành xử kém, người lười và người luôn muốn tiếm quyền làm chủ.

Đàn ông hoàn toàn không có tiếng nói

Ngày cưới, chú rể sẽ được đưa đến nhà cô dâu để thực hiện các nghi thức quan trọng. Các thành viên trong gia đình nhà vợ mặc trang phục truyền thống, trên đầu đội lễ vật bao gồm gà, bánh ngọt, món tráng miệng và trái cây, biểu trưng cho những đức tin tốt của gia đình cô dâu trao cho chú rể.

Cứ chê vợ cằn nhằn nói lắm, đàn ông Việt hãy đến với vùng đất lạ này để biết mình vẫn may mắn hơn vạn người! - Ảnh 5.

Nhà gái đem lễ vật sang đón rể (Ảnh: Rathina Sanari).

Tiếp đó, hai nhà sẽ trao đổi vật phẩm gia truyền, có thể là dao găm hoặc vải vóc… những thứ có giá trị lịch sử. Những vật này sẽ được trả lại cho hai gia đình trong một sự kiện chính thức sau lễ cưới.

Trong đám cưới, người Minangkabau múa một bài múa võ thuật truyền thống tên là tari piring. Trước kia nó được biểu diễn bởi các vũ công nam trên mảnh kính vỡ nhưng nay đã không còn được duy trì. Khoảng thời gian đó, chú rể sẽ phải ngồi trong nhà cô dâu, được các trưởng lão ném gạo vàng vào người để ban phước. Trước khi bước chân vào nhà, bàn chân chú rể sẽ được rót nước để làm sạch và chạy lên tấm vải trắng hướng tới địa điểm tổ chức hôn lễ.

Cứ chê vợ cằn nhằn nói lắm, đàn ông Việt hãy đến với vùng đất lạ này để biết mình vẫn may mắn hơn vạn người! - Ảnh 6.

Chú rể bước đi trong tiếng trống andang tambua và tiếng cồng chiêng talempong (Ảnh: Rathina Sankari).

Điều đặc biệt, cộng đồng người Minangkabau nhấn mạnh chức năng duy trì nòi giống ở đàn ông, họ đến với vợ vào ban đêm và rời đi vào buổi sáng. Trong gia đình, đàn ông là người lao động chính, tạo ra nguồn thu nhập ổn định và không đứng ngoài sự giàu có của cả gia tộc. Dù không có tiếng nói trực tiếp trong việc ra quyết định nhưng người đàn ông lại đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ kỷ luật, giáo dục trẻ em trong gia đình.

Cứ chê vợ cằn nhằn nói lắm, đàn ông Việt hãy đến với vùng đất lạ này để biết mình vẫn may mắn hơn vạn người! - Ảnh 7.

Các nghi lễ trong ngày cưới được gọi là nika (Ảnh: Internet).

Với nam giới Minangkabau, họ được khuyến khích đi rantau khi đã đủ tuổi trưởng thành. Rantau nghĩa là đi ra ngoài thế giới để học hỏi và trải nghiệm những điều quý giá để trở về và làm giàu cho quê hương.

Cứ chê vợ cằn nhằn nói lắm, đàn ông Việt hãy đến với vùng đất lạ này để biết mình vẫn may mắn hơn vạn người! - Ảnh 8.

Cô dâu chú rể trong ngày trọng đại (Ảnh: Internet).

Khi có con, con cái sẽ theo họ mẹ và tiếp quản gia sản được truyền từ đời này sang đời khác. Bạo lực gia đình là từ ngữ không tồn tại trong từ điển của người Minangkabau. Nếu một người đàn ông đối xử không tốt với vợ mình, anh ta bị đuổi ra khỏi gia đình vĩnh viễn hoặc thậm chí bị cả bộ tộc tẩy chay. Có thể nói, quyền lực của phụ nữ Minangkabau là thứ quyền lực tuyệt đối, chi phối mọi mối quan hệ trong đời sống.

Cứ chê vợ cằn nhằn nói lắm, đàn ông Việt hãy đến với vùng đất lạ này để biết mình vẫn may mắn hơn vạn người! - Ảnh 9.

Phụ nữ Minangkabau sở hữu những căn nhà đồ sộ được chạm khắc cầu kỳ toàn bộ diện tích (Ảnh: Rathina Sankari).

Đàn ông Việt, hãy một lần đến thăm Minangkabau!

Minangkabau được ghép từ minang - nghĩa là chiến thắng và kabau - nghĩa là trâu nước. Tương truyền chính trâu nước đã giúp bộ tộc Minangkabau chống lại sự xâm lược của nước láng giềng, từ đó, sừng trâu trở thành biểu tượng của cả bộ tộc. Khăn đại diện cho phụ nữ, mái nhà đại diện cho quyền làm chủ, cả hai đều được biểu trưng bằng hình ảnh chiếc sừng trâu.

Cứ chê vợ cằn nhằn nói lắm, đàn ông Việt hãy đến với vùng đất lạ này để biết mình vẫn may mắn hơn vạn người! - Ảnh 10.

Biểu tượng sừng trâu với ý nghĩa mạnh mẽ, kiên cường (Ảnh: Internet).

Cứ chê vợ cằn nhằn nói lắm, đàn ông Việt hãy đến với vùng đất lạ này để biết mình vẫn may mắn hơn vạn người! - Ảnh 11.

Kiến trúc mái sừng trâu đại diện cho sự làm chủ của phụ nữ Minangkabau (Ảnh: Rathina Sankari).

Hỡi các chị em, nếu chồng vẫn còn mặc định vợ là người phục vụ, là người sinh con, là người làm trăm thứ việc không tên cho gia đình thì hãy đưa anh ấy đến Sumatra một lần. Hoặc không, hãy dứt khoát yêu cầu anh ta đọc bài viết này để biết mình đang hạnh phúc hơn rất nhiều người đàn ông khác!

Nguồn: BBC Travel