Con trai đi học bị cô giáo nhắc nhở, bố bực mình tát con ngã lăn ra đất: Lúc bế đi viện, bác sĩ thông báo 1 câu mà cả nhà suy sụp

Ứng Hà Chi, Theo Pháp luật và Bạn đọc 20:23 21/04/2022

Các bậc phụ huynh hãy nhớ rằng, quát mắng và đánh đòn là cách giáo dục tệ hại nhất!

Nhiều bậc phụ huynh dạy con nghiêm khắc bằng hành động quát mắng và đánh đòn. Họ cho rằng đây là cách giáo dục tốt nhất, khiến trẻ trở nên ngoan ngoãn, hiếu thảo. Nhưng đây là phương pháp hoàn toàn phản khoa học, gây ra nhiều hệ luỵ khôn lường cho trẻ trong tương lai.

Tiểu Công (Trung Quốc) mới 5 tuổi, hiện đang theo học tại một trường mẫu giáo gần nhà. Cậu bé có tính cách bướng bỉnh, kiêu ngạo và rất nghịch ngợm. Một lần đi đón Tiểu Công ở trường về, bố cậu nhận được lời phàn nàn từ cô giáo. Cô nhắc nhở gia đình cần thay đổi phương pháp giáo dục con vì ở trường, Tiểu Công thường đổ bỏ thức ăn, trêu chọc các bạn.

Nghe cô giáo nói vậy, bố Tiểu Công vô cùng tức giận. Ngay sau khi trở về nhà, bố đã mắng nặng nề nhưng Tiểu Công lại chẳng quan tâm và lấy điện thoại ra chơi điện tử. Thấy bố mắng nhiều, Tiểu Công tức tối ném vỡ chiếc điện thoại di động.

Con trai đi học bị cô giáo nhắc nhở, bố bực mình tát con ngã lăn ra đất: Lúc bế đi viện, bác sĩ thông báo 1 câu mà cả nhà suy sụp - Ảnh 1.

Tiểu Công bức xúc vì bị bố mắng nhiều. (Ảnh minh hoạ)

Ông bố thấy Tiểu Công không hối lỗi mà còn có hành động hỗn hào nên đã rất nóng giận, giang tay tát con. Không ngờ cái tát mạnh khiến cậu bé ngã dúi người, đập đầu vào tường, ngất lịm đi.

Thấy con như vậy, bố Tiểu Công hốt hoảng đưa đi bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán cậu bé bị chấn thương nặng vùng đầu, có nguy cơ bại liệt. Lúc này, người bố chỉ biết gào khóc thảm thiết, không ngờ vì phút nóng giận nhất thời đã hại con cả cuộc đời con.

Bà và mẹ Tiểu Công khóc ngất khi biết hung tin, khó chấp nhận việc một đứa trẻ đang lành lặn, mạnh khoẻ bỗng chốc phải nằm một chỗ trên giường bệnh.

Tác hại của việc giáo dục trẻ bằng lời quát mắng và đòn roi

1. Ảnh hưởng đến tính cách

Nếu một đứa trẻ lớn lên trong môi trường hà khắc, thường xuyên bị bố mẹ quát mắng, đánh đòn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách. Khi lớn lên, trẻ sẽ có xu hướng bạo lực, tính cách luôn cáu kỉnh, không kiểm soát được cảm xúc. Để không bị đánh đòn, một số trẻ cố tình làm vui lòng bố mẹ và che giấu đi suy nghĩ thật. Điều này hình thành nên tính cách không tốt, mai sau khi trẻ ra ngoài xã hội sẽ luôn gồng mình để làm hài lòng người khác, dù bản thân cảm thấy khó chịu.

Việc quát mắng và đánh đòn sẽ là nỗi ám ảnh hằn sâu vào tâm trí trẻ. Điều này khiến trẻ bị tổn thương, trở nên nhạy cảm, luôn có cảm giác không an toàn và tự ti về bản thân.

Con trai đi học bị cô giáo nhắc nhở, bố bực mình tát con ngã lăn ra đất: Lúc bế đi viện, bác sĩ thông báo 1 câu mà cả nhà suy sụp - Ảnh 3.

Những đứa trẻ thường xuyên bị quát mắng sẽ trở nên tự ti khi lớn lên. (Ảnh minh hoạ)

2. Làm trẻ mất đi khả năng xử lý mọi việc

Khi trẻ mắc lỗi, dù đang nóng giận nhưng xin các bậc phụ huynh hãy giữ bình tĩnh, tránh quát mắng và đánh đòn. Hãy để trẻ có thời gian suy nghĩ mọi việc, tự nhận ra lỗi sai và có cách giải quyết hợp lý. Nếu bố mẹ đánh mắng thường xuyên sẽ khiến trẻ mất đi khả năng xử lý mọi việc, khó có thể trở thành người lãnh đạo.

Trẻ luôn mong nhận được tình yêu thương trong quá trình khôn lớn. Nếu sống trong một môi trường thường xuyên sử dụng vũ lực sẽ khiến trẻ trở nên xa cách với bố mẹ. Trẻ không yêu thương, không hiếu thuận với bố mẹ thì không thể có sự đồng cảm với mọi người xung quanh.

Vậy đâu là cách để "sửa" một đứa trẻ đang đi lạc hướng?

1. Chăm sóc trẻ kịp thời

Khi biết bản thân mắc lỗi, thông thường trẻ sẽ cảm thấy bối rối. Lúc này, bố mẹ nên quan tâm và hỏi han, thay vì buộc tội và đánh mắng trẻ. Hãy tạo cho trẻ một môi trường an toàn sẽ giúp trẻ trở nên ngoan ngoãn, biết nghe lời.

2. Yêu cầu trẻ kiên nhẫn

Do còn nhỏ tuổi nên trẻ có đặc điểm tò mò, thích khám phá mọi thứ mà chưa biết rằng có thể gây ra nguy hại. Trẻ chưa nhận thức được đâu là điều đúng và đâu là điều sai. Mọi hành động đều theo tính bản năng.

Vì vậy, nếu trẻ lỡ mắc sai lầm thì bố mẹ nên bình tĩnh, kiên nhẫn giải thích cho trẻ hiểu. Hãy tìm hiểu xem trẻ đang suy nghĩ điều gì, vì sao lại có hành động đó, đã nhận ra lỗi sai chưa? Hãy đặt mình vào vị trí của trẻ để thấu hiểu. Từ đó mới có đánh giá khách quan trước mọi việc trẻ làm.

Con trai đi học bị cô giáo nhắc nhở, bố bực mình tát con ngã lăn ra đất: Lúc bế đi viện, bác sĩ thông báo 1 câu mà cả nhà suy sụp - Ảnh 4.

Bố mẹ cần đặt mình vào vị trí của con để hiểu những việc con đang làm. (Ảnh minh hoạ)

3. Hướng dẫn trẻ sửa chữa lỗi lầm

Việc bố mẹ đánh mắng là dùng vũ lực ép trẻ phục tùng. Phương pháp tiêu cực này khiến trẻ không nhận ra được lỗi sai, lần sau có thể tiếp tục tái phạm. Bố mẹ có thể để trẻ trải nghiệm hậu quả khi mắc lỗi sai để tự hiểu vấn đề. Tuy nhiên, cách làm này phải nằm trong sự kiểm soát, đảm bảo không gây nguy hiểm cho trẻ. Và sau đó, bố mẹ cần phân tích cho trẻ hiểu về lỗi sai và cách khắc phục vấn đề.

Chẳng hạn như nhiều trẻ thường tò mò nghịch phích nước nóng. Bố mẹ hãy để cho trẻ một lần tự mở nắp phích. Hơi nước bay lên sẽ khiến trẻ bị bỏng tay. Như vậy, lần sau trẻ sẽ không bao giờ nghịch phích nóng nữa.

Điều những đứa trẻ cần nhất khi lớn lên là cảm giác an toàn từ bố mẹ chứ không phải là quát mắng và đánh đòn. Hãy để con có những ký ức tuổi thơ tươi đẹp, luôn được bố mẹ yêu thương và chở che.

https://afamily.vn/con-trai-di-hoc-bi-co-giao-nhac-nho-bo-buc-minh-tat-con-nga-lan-ra-dat-luc-be-di-vien-bac-si-thong-bao-1-cau-ma-ca-nha-suy-sup-20220419140330178.chn