Cơ thể là để thương yêu! Nhưng làm thế nào để yêu bản thân mình khi bạn ghét nó kinh khủng?

Thanh Lê, Theo Helino 16:05 03/02/2018

Học cách để yêu thương cơ thể mình là một việc nói thì dễ, nhưng làm thì khó, đặc biệt là khi bạn bị mắc những căn bệnh mãn tính khó chữa.

Stacey Philpot đã từng nghĩ rằng cuộc sống ngay sau khi kết hôn của mình sẽ toàn những điều tuyệt vời và lãng mạn.

Nhưng cuộc đời không như mơ, hiện tại ngày nào cô cũng đều phải vào bệnh viện và làm đủ các thể loại xét nghiệm, chẩn đoán. Người phụ nữ 38 tuổi ở Gainesville, Virginia, Mỹ này đã luôn có rất nhiều vấn đề về sức khỏe trong quá khứ, nhưng cô chỉ cảm thấy tình hình đặc biệt tệ đi ngay sau ngày hạnh phúc nhất của đời mình.

"Trước kia tôi phải thuê PT (personal trainer) huấn luyện riêng ở phòng tập, nhưng giờ thậm chí không thể chạy vòng quanh khu nhà tôi ở nữa." - Philpot nói, sau khi tăng khoảng 28kg từ sau đám cưới. Cô còn được chẩn đoán mắc bệnh Lyme, viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis), suy yếu miễn dịch, viêm bàng quang kẽ (interstitial cystitis) và vô số các bệnh mãn tính khác.

"Tôi biết tôi không phải là cô gái hấp dẫn nhất ở khu này, nhưng ít nhất hồi đó tôi cảm thấy rất tốt về bản thân. Tôi tự hào về cơ thể mình. Tôi biết cách ăn mặc và thể hiện bản thân thật tốt." Philpot thổ lộ trên ChronicallyWhole.com.

"Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời mà tôi không biết mình là ai luôn."

Rất nhiều người đang thực sự chán ghét bản thân

Một nghiên cứu năm 2014 trên 1.893 người trưởng thành ở Mỹ cho thấy đến 31,8% phụ nữ và 28,4% nam giới cảm thấy bất mãn với cơ thể của họ. Một nghiên cứu quốc tế bao gồm trẻ em từ 43 quốc gia khác nhau cũng cho thấy rằng ở tuổi 15, có đến 40% thanh thiếu niên là nữ và 22% nam cảm thấy không hài lòng với cơ thể của mình.

Cơ thể là để thương yêu! Nhưng làm thế nào để yêu bản thân mình khi bạn ghét nó kinh khủng? - Ảnh 1.

Nghiên cứu cho thấy những người mắc các bệnh mãn tính có nguy cơ ghét bỏ cơ thể mình hơn những người khác, vì cơ thể họ có những hạn chế nhất định. (Nguồn: Getty Images)

Bà Virginia Quick, nhà điều hành của chương trình dinh dưỡng ở ĐH Rutgers cho biết: "Thực ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng những người mắc các bệnh mãn tính có nguy cơ ghét bỏ cơ thể mình hơn những người khác."

"Có thể là vì trông họ có vẻ khác biệt với những người xung quanh, và cơ thể của họ có giới hạn và điều này bắt buộc họ phải theo những chế độ ăn nhất định."

Thế là những bệnh nhân khốn khổ này đâm ra mắc các chứng rối loạn ăn uống. Thậm chí, việc ghét bỏ cơ thể dẫn các tác dụng phụ không mong muốn còn tồi tệ hơn, như trầm cảm chẳng hạn.

Anna Sweeney, một nhà dinh dưỡng học ở Concord, Massachusetts là một trong những nạn nhân của vấn đề nhức nhối này. Khi cô mới được chẩn đoán bệnh sclerosis ở tuổi 15, cô dường như không chấp nhận được thực tại.

Đa xơ cứng (Multiple Sclerosis - MS) là một chứng rối loạn não bộ và tủy sống với chức năng thần kinh bị giảm sút, kết hợp với việc hình thành sẹo trên lớp phủ ngoài của các tế bào thần kinh.

"Tôi đã phản kháng rất dữ dội; tôi đặt bản thân vào những tình huống nguy hiểm; Tôi không sử dụng các thiết bị hỗ trợ đi lại sớm hơn vì tôi lúc nào cũng có một cái tư tưởng về việc tôi nên trông như thế nào, và nên là người như thế nào."

Sau này, Anna đã học cách chấp nhận cơ thể của mình và tự chăm sóc bản thân – ngay cả khi cô đau đớn, mệt mỏi hay bực bội với cơ thể dần suy yếu của mình. "Có những ngày tôi cảm thấy thật tệ, tôi khóc và tôi buồn… Nhưng tôi không giậm chân tại chỗ quá lâu,"

"Ngay cả đó là ngày mà cơ thể tôi không tốt, tôi vẫn đặt bản thân mình lên hàng đầu; tôi vẫn chăm sóc bản thân và đối xử với mình thật tốt."

Anna hiểu được rằng tất cả mọi người cần có cái nhìn tích cực về cơ thể mình, bất chấp tình trạng như thế nào đi chăng nữa. Và dưới đây là những lời khuyên cô đưa ra, nhằm giúp cho các trường hợp tương tự có những suy nghĩ phù hợp hơn.

1. Hãy dành một ngày ghét bỏ bản thân cùng cực

Cơ thể là để thương yêu! Nhưng làm thế nào để yêu bản thân mình khi bạn ghét nó kinh khủng? - Ảnh 3.

Hãy để cho bản thân cảm thấy giận dữ, khó chịu và thất vọng về cơ thể mình.

Đương nhiên bạn không thể một ngày thì ghét cơ thể mình rồi quay qua yêu nó cùng cực được ngay. Bạn phải để bản thân cảm thấy giận dữ, khó chịu và thất vọng về cơ thể mình cho đã, sau đó cảm nhận cả hai thái cực yêu và ghét.

Như vậy thì bạn mới có thể chấp nhận cơ thể mình và sống với nó thoải mái được.

2. Hiểu rằng không phải lúc nào mình cũng yêu thương cơ thể cả

Cơ thể là để thương yêu! Nhưng làm thế nào để yêu bản thân mình khi bạn ghét nó kinh khủng? - Ảnh 4.

Chỉ vì bạn không còn quá đau khổ về cơ thể mình không có nghĩa rằng ngày nào bạn cũng sẽ vui vẻ hạnh phúc với nó cả.

Anna có nói: "Tôi ước gì có ai đó đã nói với tôi rằng việc chấp nhận cơ thể của mình sẽ rất nhọc nhằn, lên xuống, Nó là cả một quá trình, và rằng tôi có nhiều khả năng điều khiển quá trình này hơn là tôi nghĩ."

Cô còn nói: "Tôi không thể thay đổi bệnh tật của mình, nhưng tôi có thể thay đổi cách tôi trải nghiệm nó, và điều đó khiến tôi mạnh mẽ hơn."

3. Thay đổi định nghĩa về cái đẹp của bản thân

Cơ thể là để thương yêu! Nhưng làm thế nào để yêu bản thân mình khi bạn ghét nó kinh khủng? - Ảnh 5.

Tự định nghĩa lại cái đẹp trong tư tưởng của mình, và bạn sẽ cảm thấy mình xứng đáng được yêu thương.

Vào thời gian đầu sau lúc kết hôn, Philpot đã cảm thấy mình không đáng được yêu thương, và tiêu cực đến nỗi cô muốn tìm vợ mới cho chồng mình. Cho đến khi cô thực sự nghĩ lại về những lúc cô cảm thấy mình xinh đẹp, và nghĩ đến những lúc cô đã đem lại những thay đổi tích cực ở học trò mình dưới cương vị là một giáo viên – lúc đó, cô mới cảm thấy mình xứng đáng được thương yêu.

Bây giờ, cô không còn cố đem về cái phiên bản xinh đẹp ngày trước nữa. "Tôi vẫn thích có tóc và cơ thể đẹp ngày xưa đó, nhưng mà gốc rễ của tôi đi sâu hơn như vậy và tôi thích cách nhìn nhận của tôi bây giờ với thế giới."

Philpot cảm thấy những trải nghiệm đã qua khiến cô trở thành một người vợ, một người mẹ tốt hơn, và là một người tròn vẹn hơn.

4. Bỏ thói quen tự so sánh mình với người khác

Cơ thể là để thương yêu! Nhưng làm thế nào để yêu bản thân mình khi bạn ghét nó kinh khủng? - Ảnh 6.

Ai mà chỉ chăm chăm đi so sánh bản thân với diễn viên và người mẫu thì chỉ tổ đối mặt với thất vọng. Cả người mẫu còn photoshop cơ mà!

Ai mà chỉ chăm chăm đi so sánh bản thân với diễn viên và người mẫu thì chỉ tổ đối mặt với thất vọng. Những người mắc bệnh mãn tính cũng sẽ gặp vấn đề như vậy, đặc biệt là khi họ không còn có thể so sánh họ với bản thân họ trong quá khứ nếu họ muốn nghĩ tích cực.

Philpot nói: "Cơ thể bạn trải qua rất nhiều thứ và nó là một cuộc chiến mà người khác không nhìn thấy được. Hãy xem trọng những gì cơ thể bạn trải qua."

5. Chọn bạn mà chơi

Cơ thể là để thương yêu! Nhưng làm thế nào để yêu bản thân mình khi bạn ghét nó kinh khủng? - Ảnh 7.

Đối với những người trẻ mắc bệnh mãn tính, sự hỗ trợ từ các mối quan hệ cộng đồng và xã hội có thể giúp họ trong việc có nhận thức tích cực hơn về cơ thể mình.

Bạn cũng không cần phải mắc bệnh mãn tính để hiểu rằng những người xung quanh ở bên bạn vì chính con người bạn. Nhưng nếu điều đó xảy ra, hãy tìm đến một cộng đồng cùng cảnh ngộ.

Đối với những người trẻ mắc bệnh mãn tính, sự hỗ trợ từ các mối quan hệ cộng đồng và xã hội có thể giúp họ trong việc có nhận thức tích cực hơn về cơ thể của mình. Nghiên cứu của Virginia Quick nói rằng: "Một trong các cách giải quyết là tìm một nhóm hỗ trợ bao gồm những người cùng mắc bệnh như bạn vì việc này có thể giúp bạn chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình về những gì mà bạn phải trải qua."

6. Tập trung vào những gì bạn có

Cơ thể là để thương yêu! Nhưng làm thế nào để yêu bản thân mình khi bạn ghét nó kinh khủng? - Ảnh 8.

Khi con người đánh mất những gì họ có, họ sẽ trân trọng những gì họ còn lại hơn.

Đối với Anna Sweeney, cuộc đời của cô đúng thực là "sau cơn mưa trời lại sáng". Những ngày tồi tệ khiến cô cảm thấy thêm yêu khoảng thời gian tươi đẹp hơn sau đó.

"Tôi rất biết ơn những ngày tôi cảm thấy thoải mái," cô nói. Định nghĩa của việc "cảm thấy thoải mái" cũng thay đổi đi khi tình hình bệnh tật của cô thay đổi.

Rubin nói rằng: "Khi con người đánh mất những gì họ có, họ sẽ trân trọng những gì còn lại hơn."

Nguồn: Health