Chẳng cần hoàn hảo, Tết nên là vạn trải nghiệm hay ho cùng gia đình để cười vang, để yêu thương, để gắn kết nhiều hơn là giận dỗi, lo toan, đùn đẩy...
Có ai ăn Tết trọn vẹn mà không qua nhiều trải nghiệm? - Ảnh 1.

Đôi câu thơ gợi nên cả màu sắc và hương vị của ngày Tết, thúc giục chúng ta rằng những ngày đặc biệt của năm đang đến gần có chăng nên nói một chút về câu chuyện của mùa sinh sôi nảy nở này?

Hay rõ hơn là phép ẩn dụ chuyện “ăn Tết” với việc đủ đầy những món ăn, những lắng lo cơm áo gạo tiền, những gánh nặng lễ nghĩa...

Không có củ kiệu, không bánh chưng, mâm ngũ quả thì không phải là tết là quan niệm của nhiều người Việt mỗi độ xuân về. Định nghĩa tết qua những món ăn thôi chưa đủ, ta còn thấy Tết qua muôn kiểu “ăn Tết cầu kỳ” như mua sắm cho đủ đầy, lên danh sách biếu quà cho ai, chúc tết bên nội hay ngoại trước, rồi thì “tất niên” với bạn nhậu liên miên, dọn dẹp nhà cửa từ ngày này qua ngày khác, bị hỏi thăm chuyện kết hôn, sự nghiệp… Tất cả những điều đó tự nhiên trở thành những tiếng “thở dài” không của riêng ai mỗi khi Tết về.

Vậy thì đã bao giờ chúng ta dành thời gian mà nghĩ về những điều mang tết đến ngoài những trăn trở, lo toan?

Có ai ăn Tết trọn vẹn mà không qua nhiều trải nghiệm? - Ảnh 2.
Có ai ăn Tết trọn vẹn mà không qua nhiều trải nghiệm? - Ảnh 3.

Mâm cơm ngày tết có thể thiếu món này món kia nhưng chúng ta ngày tết chẳng bao giờ nên thiếu món “trải-nghiệm-cùng-nhau”. Ai cũng có thể bớt đi những cuộc hẹn với những “mối quan hệ xã giao” nhưng sao nỡ “lắc đầu” với những bữa cơm gia đình, phải không?

Có một thực trạng đáng buồn là người ta càng ngày càng “sợ” Tết. Người trẻ sợ dọn nhà, sợ phải trả lời những câu hỏi “học hành thế nào”, “yêu đương ra sao”, “bao giờ lấy chồng”. Những người đã có gia đình thì gánh nặng dồn lên đôi vai họ là công cuộc đối nội, đối ngoại, bao gồm ti tỉ các khoản phải chi trong khi bản thân đã hết “suất” nhận lì xì. 1001 những nỗi lo khiến người ta gặp nhau vào một buổi chiều cafe cuối năm, nhìn xe chở đào, chở quất rộn ràng qua lại mà thở dài: “Tết giờ chỉ vui với bọn trẻ con”.

Thế nên, Tết mà chỉ chăm chăm vào việc phải có những món ăn mới định nghĩa cho sự sung túc, phải đầy đủ quà cáp đi biếu người này người kia, phải dọn dẹp từng ngóc ngách để đâu cũng sạch sẽ tinh tươm, lúc nào cũng “tay xách nách mang” mua sắm cả núi đồ, phải gật đầu với loạt cuộc hẹn “không thân”  thì đó là một cái Tết cực nhọc lắm thay.

Tết như vậy sẽ là gánh nặng với những người mẹ chỉ quanh quẩn mãi trong gian bếp chẳng nếm được vị xuân. Là áp lực của nàng dâu khi bàn thờ ông bà phải tỉ mỉ, chỉn chu với mâm cỗ đầy. Là chiếc giỏ nặng trịch của chị khi từ chợ về nhà mà chẳng có ai xách cùng.

Đó cũng là áp lực của ba, của anh khi phải tăng ca cho kịp công việc cuối năm. Là những bữa tất niên nhậu nhẹt liên miên mà cơm nhà đếm đầu ngón tay. Là lòng tự trọng còn là gánh nặng của người đàn ông trụ cột gia đình khi tết gần đến mà vợ hỏi lương tháng này thưởng ra sao?…

Đó cùng là nỗi muộn phiền của những người trẻ khi mỗi lần chúc tết họ hàng lại bị so sánh với “con nhà người ta”, là “lương cao không? có người yêu chưa?” mà chẳng ai hỏi câu cần hỏi “Con sống có vui không?”

Vậy thì những kiểu “ăn Tết” cầu kỳ, đầy áp lực ấy có còn làm Tết được trọn vẹn?

Đó là khi “Đừng chỉ ăn Tết, hãy trải nghiệm Tết” nên được lan rộng. Một kiểu ăn Tết trân trọng những phút giây bên nhau, không mưu cầu hoàn hảo, đơn giản mà nghĩa tình. Với những trải nghiệm mà ta không phải đặt chỉ tiêu, không phải áp lực, không theo bất kì chuẩn mực nào chỉ cần thấy vui khi ta cùng nhau.

Đừng ăn Tết theo kiểu bày vẽ, phải có món nọ, phải có món kia, khiến những người trẻ nghe thấy “Tết” là hiện ra hình ảnh của cả chục mâm bát bày kín một góc sân đang chờ mình tới rửa. Những người con xa nhà, cả năm ròng đã ngồi đủ từ những bữa yến tiệc sang trọng cho đến bàn xanh ghế nhựa bên vỉa hè giờ đây được háo hức ngồi bệt trên manh chiếu, cảm thấy mình cuộn tròn và bé lại trong vòng tay cha mẹ, được mẹ gắp những miếng ngon nhất, như thuở ấu thơ. Đó mới là cái Tết mà người trẻ và không chỉ người trẻ, bất kỳ ai trên đời đều ao ước.

artboard 4 copy 3@2x

Và clip tết mới nhất của Huỳnh Lập cũng gởi đến cho các bạn một kiểu trải nghiệm Tết đầy suy ngẫm.

Câu chuyện Tết của Huỳnh Lập mở đầu bằng một bữa cơm gia đình đầm ấm với những món “signature” ngày tết với thịt kho hột vịt, khổ qua xào trứng … Nhưng khi nụ cười của ba cha con hiện lên qua những món ăn mẹ dọn ra, những nét thoáng buồn hiện trên khuôn mặt mẹ vì đã lo toan quá nhiều cho cả nhà để đủ đầy ngày tết.


Qua việc điện ảnh hóa câu chuyện “ăn gì ngày tết” Huỳnh Lập cũng muốn gửi gắm một cái Tết thật nhiều trải nghiệm cho mọi người vượt ngoài chuyện ăn.


Có ai ăn Tết trọn vẹn mà không qua nhiều trải nghiệm? - Ảnh 6.

Nếp “Ăn Tết” của Việt theo Huỳnh Lập nó mang nhiều nghĩa khác nhau. Về nghĩa bóng “Ăn Tết” được hiểu là sự “ăn hành”, là muôn kiểu ăn tết hoàn hảo mà trước giơ ông bà, cha mẹ vẫn muốn như quà cáp, biếu xén, cúng giỗ, dọn dẹp cho thật chỉn chu, hoàn hảo... Về nghĩa đen, “Ăn Tết” lại chính là câu chuyện món ăn ngày Tết, rằng nhà cửa phải đủ đầy món này món kia mới thể hiện được sự sung túc, may mắn cho cả năm. Và đương nhiên Tết mà chỉ “ăn Tết” với nhiều gánh nặng lo toan lại nhồi nhét nhiều món ăn như vậy thì niềm vui sẽ không được trọn vẹn.

Cá nhân Lập không thích ăn tết theo kiểu “ăn hành” như vậy. Vì tết là phải trải nghiệm, hoà mình, thử sức với những điều mà trước đây chúng ta chưa từng làm từ bản thân và kêu gọi cả gia đình. Chắc chắn, có trải nghiệm thì cái Tết mới thật sự trọn vẹn và sung túc!


Có ai ăn Tết trọn vẹn mà không qua nhiều trải nghiệm? - Ảnh 7.

Năm nào cũng vậy, cứ mùng 1 Tết là Lập sẽ mở "Hội" lì xì cho cả xóm tại nhà, kéo hết toàn bộ hàng xóm lại tập trung ngay tại sân nhà Lập và rồi từng người từng người trao lộc chúc Tết nhau. Cái cảnh mọi người tụ tập nhộn nhịp với nhau, vui và "Tết" lắm.

 Tưởng tượng có những bác, những chú mình không gặp gần một năm, họ đến rồi tay bắt mặt mừng kể Lập nghe những câu chuyện của một năm vừa qua; ấy thế mà lại vui. Gia đình Lập rất thích thậm chí rất mong đến những khoảnh khắc những trải nghiệm này: vui, náo nhiệt và thật nghĩa tình! Sau đó cả gia đình Lập cùng quây quần bên nhau có một bữa trưa thật hoành tráng, chuyện trò đông đủ. Chiều là cả đại gia đình kéo nhau đi chúc Tết từng nhà, đến nhà ai hỏi han người nấy, chơi đùa rất vui vẻ. Nhắc làm Lập nôn đến mùng một quá!

Có ai ăn Tết trọn vẹn mà không qua nhiều trải nghiệm? - Ảnh 8.
Có ai ăn Tết trọn vẹn mà không qua nhiều trải nghiệm? - Ảnh 9.

Đó chính là “Đừng chỉ ăn Tết, hãy trải nghiệm Tết” -  Là sự đánh thức khán giả thoát khỏi những thói quen “ăn Tết” dần trở nên tẻ nhạt, mệt mỏi, áp lực. Lúc nào tới Tết, Lập cũng chỉ nghe ăn bánh Tét, bánh chưng, thịt kho, khổ qua… quá trời món nghe là muốn … mập hà! *cười*.

Lại còn gánh nặng dọn dẹp, lễ nghĩa, chi tiêu ngày Tết nữa nghĩ đến là đã đủ “túa” mồ hôi. Tết còn bao nhiêu thứ vui thứ hay để cả gia đình cùng gắn kết và trải nghiệm như nhà Lập đấy. Tết vốn dĩ là thời gian đoàn viên, và đoàn viên mà chỉ có ăn thì hơn tiếc nhỉ?!

Có ai ăn Tết trọn vẹn mà không qua nhiều trải nghiệm? - Ảnh 10.
Có ai ăn Tết trọn vẹn mà không qua nhiều trải nghiệm? - Ảnh 11.

Nhìn đi nhìn lại, cứ nghĩ đến khoảnh khắc - kỉ niệm - trải nghiệm, Lập lại chợt nghĩ ra đến việc ngưng đọng thời gian để khán giả có thể hiểu mỗi trải nghiệm ta làm cùng nhau sẽ trở thành phút giây đọng lại mãi trong ký ức.


Có ai ăn Tết trọn vẹn mà không qua nhiều trải nghiệm? - Ảnh 12.

Tết thật trọn vẹn đối với Huỳnh Lập là một cái Tết được thỏa sức làm nhiều điều cùng với gia đình, bạn bè, người thân và quan trọng hơn là sự chia sẻ cảm xúc trong từng khoảnh khắc ấy. Mình cứ nghĩ đến việc quà cáp, ăn uống, và những thứ vật chất trong Tết, nhưng thật ra, từng khoảnh khắc mới là từng kỉ niệm đáng quý. Phải nắm bắt và nâng niu những khoảnh khắc trải nghiệm đó thì Tết mới thực sự trọn vẹn.

Cho nên để ăn Tết thật trọn vẹn mọi người hãy sống đơn giản, luôn vui vẻ, tích cực để truyền năng lượng này đến những người mình thương. Và nhớ rằng Tết là thời gian để cả gia đình bên nhau, thay vì dành thời gian chỉ để “ăn hành”, hãy tận dụng mọi khoảnh khắc để trải nghiệm cùng gia đình!

Vậy đó, Huỳnh Lập đã mang đến những sắc màu tươi mới cho Tết bớt gánh nặng, lo toan bằng những thước phim vậy thì cũng đã đến lúc bạn nên nghĩ suy sẽ làm gì để tết nay là nhiều trải nghiệm “vàng tươi” ở ngoài đời!

Có ai ăn Tết trọn vẹn mà không qua nhiều trải nghiệm? - Ảnh 13.

Người nước ngoài tự hỏi sao người Việt lại quan trọng chuyện ăn tết nhưng trong ngôn ngữ họ chẳng có từ nào đồng nghĩa với chữ “Thương” để họ có thể hiểu trọn vẹn... trọn vẹn về chữ “Thương” trong ngày Tết là dành cho gia đình - Một nơi chốn thiêng liêng có ý nghĩa cả về không gian lẫn tinh thần. Ba mẹ thương ông bà, con cái thương ba mẹ, anh chị thương em út nên Tết là dịp ta dành thời gian để  “thương” những người quan trọng ấy mà chẳng vướng bận những công việc, gánh nặng, lo toan...

Tết là lúc ta có thể thoải mái cùng mẹ đi chợ chọn vải may áo dài; Là mồng một nhất định phải cùng nhau ngồi trên chuyến xe về quê tảo mộ đến cả con đường về cũng trở nên đáng yêu; Và dù bận thế nào thì 30 Tết cả nhà đều cùng nhau ăn bữa cơm cuối năm xem chương trình thời sự cuối năm rồi lên sân thượng coi pháo hoa khi đồng hồ điểm 12h, đèn nhà nào cũng sáng choang và tiếng cười thì ngập tràn vang xóm...


Có ai ăn Tết trọn vẹn mà không qua nhiều trải nghiệm? - Ảnh 14.
Có ai ăn Tết trọn vẹn mà không qua nhiều trải nghiệm? - Ảnh 15.
Có ai ăn Tết trọn vẹn mà không qua nhiều trải nghiệm? - Ảnh 16.

Mỗi khi tết đến được về nhà ta chẳng còn là sếp của ai, nhân viên của ai. Vẫn cứ mặc quần đùi, tóc tai như tổ quạ nhong nhong ngoài phố, vẫn bị mẹ sai vặt chạy ra chợ mua đồ, vẫn bị ba hối thúc đánh lư đồng đến nhăn nheo cả tay, vẫn tị nạnh với đứa em "sao nó làm ít hơn" khi dọn dẹp nhà cửa, vẫn trẻ con trong cách trang trí Tết theo style riêng. Nhưng chẳng ai không vui vì những trải nghiệm đó cả. Có chăng nếu tết đến không được "ăn hành" như thế ta mới không còn thấy ngon...  

Có ai ăn Tết trọn vẹn mà không qua nhiều trải nghiệm? - Ảnh 17.

Nếu bạn là một người thích dịch chuyển sao không biến Tết thành một hành trình "Come back home" đáng nhớ?

 Một chiếc vé tàu ngồi từ ga Sài Gòn ra Hà Nội để cảm nhận rõ cái tết của "bạn cùng tàu". Một cái Tết mà bạn có thể đi phượt về nhà, đi qua bao cung đường rồi lại được sà vào vòng tay ấm áp, an toàn của bố mẹ. Cảm giác đó không phải rất tuyệt sao?

Có ai ăn Tết trọn vẹn mà không qua nhiều trải nghiệm? - Ảnh 18.

Nếu mùa hè xanh làm nên kỷ niệm đời sinh viên thì những cái tết tình nguyện sẽ làm nên mùa xuân cho những mảnh đời bất hạnh. Chẳng phải là điều gì lớn lao hãy trải nghiệm yêu thương bằng những hành động nhỏ: Là cùng gia đình gom góp quần áo mới đến những quán cơm Nụ Cười để nhận lại những nụ cười. Là xin mẹ nhận nuôi thêm một chú cún, một bé mèo lang thang trong group Cứu trợ động vật. Là dạy trẻ nhỏ cách yêu thương ai đó ngay cả khi chỉ lướt qua đời họ vài giây mà thấy khóe mắt cay…  

Có ai ăn Tết trọn vẹn mà không qua nhiều trải nghiệm? - Ảnh 19.

Tết không phải chỉ có ăn, tết cũng chẳng phải là mùa dọn dẹp, càng không nên là gánh nặng của riêng mình ai, không phải những lo toan, không phải là thước đo hoàn hảo. Tết nên là dịp mẹ có thể ngồi lâu hơn ở tiệm nail để chăm chút cho bộ móng; là việc chị có thể mua nhiều hơn cái váy để ra mắt nhà người yêu; tết cũng là dịp ba có thể ngồi chiến với bác hàng xóm ván cờ tướng lâu hơn mà chẳng sợ mẹ la oai oái; và em cũng có thể ngồi cặm cụi tô vẽ bao lì xì chúc tết tặng ông bà chứ không phải vật lộn với đồng bài tập, phương trình, hàm số. Tết nên là việc cả gia đình cùng nhau trải nghiệm những điều giản đơn nhưng ý nghĩa.  

Có ai ăn Tết trọn vẹn mà không qua nhiều trải nghiệm? - Ảnh 20.
Có ai ăn Tết trọn vẹn mà không qua nhiều trải nghiệm? - Ảnh 21.

Vẫn là câu nói "làm gì cũng được miễn là làm cùng nhau" nhưng ở một dịp đặc biệt như Tết đoàn viên nó lại càng trở thành thông điệp ý nghĩa mà bạn không thể nào làm ngơ, không thể nào ngừng lan tỏa.

Và khi bạn đóng tab cửa sổ này lại, tôi hy vọng những ai đọc đến đây sẽ có lý do nhìn lại chính mình để ăn Tết năm nay thật trọn vẹn bằng thật nhiều trải nghiệm!

Có ai ăn Tết trọn vẹn mà không qua nhiều trải nghiệm? - Ảnh 22.
Ad
Cuongtrinh_
Theo Trí Thức Trẻ7.1.2019