Clip, ảnh: Người Hà Nội thích thú với diện mạo mới của đường Trường Chinh "đau khổ"

Minh Nhân - Phương Thảo, Theo Tổ Quốc 00:00 22/07/2020

Sau hơn 2 năm thi công, đường vành đai 2 đoạn qua Trường Chinh - "con đường đau khổ" của Thủ đô cơ bản đã hoàn thành, được kỳ vọng giải quyết tình trạng ùn tắc nhiều năm nay.

Từ "con đường đau khổ" đến hình hài mới đầy kỳ vọng

Đường Trường Chinh (quận Thanh Xuân, Hà Nội) không còn xa lạ với tên gọi "con đường đau khổ", hoặc "điểm đen giao thông" của Thủ đô nhiều năm nay. Mỗi khi di chuyển qua tuyến đường này, người dân không khỏi "ám ảnh" bởi khói bụi, tắc đường và ngột ngạt, bất kể trời mưa hay nắng.

Từ tháng 4/2018, dự án đường vành đai 2 trên cao có điểm đầu tiếp giáp phía Nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở (phía đường Trường Chinh) với chiều dài gần 5,1km, chính thức khởi công. Dự án được kỳ vọng có vai trò kết nối giao thông quan trọng giữa TP Hà Nội với các địa phương lân cận, góp phần hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng hiện nay trên các tuyến đường dự án đi qua.

Việc giải phóng mặt bằng, thi công công trình khiến đường Trường Chinh càng thêm "đau khổ". Chỉ dài 2 km nhưng vào giờ cao điểm thường xảy ra ùn tắc kéo dài, bụi mù mịt tưởng như không nhìn thấy đường. Rào chắn của công trường thi công đường trên cao chiếm nửa diện tích lòng đường, cũng là nguyên nhân khiến cung đường này gây cản trở với bất cứ người tham gia giao thông nào.

Diện mạo mới của đường Trường Chinh "đau khổ". Thực hiện: Minh Nhân - Phương Thảo. 

Clip, ảnh: Người Hà Nội thích thú với diện mạo mới của đường Trường Chinh đau khổ - Ảnh 2.

Dự án đường vành đai 2 trên cao có tổng vốn đầu tư khoảng 9.400 tỷ đồng, trong đó 4.194 tỷ đồng chi cho giải phóng mặt bằng.

Clip, ảnh: Người Hà Nội thích thú với diện mạo mới của đường Trường Chinh đau khổ - Ảnh 3.

Các hạng mục gồm cầu chính (bề mặt 19m), cầu dẫn (bề mặt 7m) và các nhánh dẫn kết nối với đường bên dưới tại 3 vị trí là cầu Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở.

Clip, ảnh: Người Hà Nội thích thú với diện mạo mới của đường Trường Chinh đau khổ - Ảnh 4.

Dự án đã hoàn thiện nhiều đoạn, trong đó đoạn từ Ngã Tư Sở đến Ngã Tư Vọng đạt khoảng 80%.

Hoàn tất việc thảm nhựa đường đoạn giao cắt Ngã Tư Sở đến nút giao đường Giải Phóng.

Tuy nhiên, đến nay, dự án đã hoàn thiện nhiều đoạn, trong đó đoạn từ Ngã Tư Sở đến Ngã Tư Vọng đạt khoảng 80%. Hình hài con đường mới đi qua Trường Chinh khiến người dân thích thú và kỳ vọng giải quyết vấn đề ùn tắc bao lâu nay.

Nhiều vị trí các lô cốt, hàng rào tôn quây công trường đã được tháo dỡ. Hệ thống biển báo giao thông, đèn cao áp, lan can dọc 2 bên đường đang được lắp đặt. Hai bên thành được lắp kính chống ồn trong suốt, đồng thời hoàn tất việc thảm nhựa đường đoạn giao cắt Ngã Tư Sở đến nút giao đường Giải Phóng. Tại lối xuống ở khu vực Ngã Tư Vọng, các xe chỉ được phép chạy với vận tốc dưới 60 km/h. 

Dự kiến, đúng dịp Lễ Quốc khánh 2/9 tới, thành phố sẽ cho thông xe đoạn từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở, kịp thời giảm tải cho đường Trường Chinh.

Clip, ảnh: Người Hà Nội thích thú với diện mạo mới của đường Trường Chinh đau khổ - Ảnh 6.

Dự án đường vành đai 2 đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở có vai trò kết nối quan trọng của Thủ đô Hà Nội.

Clip, ảnh: Người Hà Nội thích thú với diện mạo mới của đường Trường Chinh đau khổ - Ảnh 7.

Theo kế hoạch, dự án sẽ được hoàn thành trong năm 2020 sau 30 tháng thi công và có thể khai thác trước một đoạn tại trục Trường Chinh trong một vài tháng tới để giảm bớt tình trạng ùn tắc ở khu vực này.

Clip, ảnh: Người Hà Nội thích thú với diện mạo mới của đường Trường Chinh đau khổ - Ảnh 8.

Hệ thống biển báo giao thông, đèn cao áp, lan can dọc 2 bên đường đang được lắp đặt.

Hai bên thành được lắp kính chống ồn trong suốt.

Clip, ảnh: Người Hà Nội thích thú với diện mạo mới của đường Trường Chinh đau khổ - Ảnh 10.

Dự kiến, con đường sẽ được thông xe vào ngày 2/9.

Người dân thích thú với diện mạo mới của đường Trường Chinh

Từ khi hình ảnh đường Trường Chinh dần hoàn thiện được đăng tải lên mạng xã hội, người dân tỏ ra thích thú với diện mạo mới này. Chị Thanh (25 tuổi) hài hước "nhớ Trường Chinh đầy chông gai và thử thách, chứ thông thoáng quá... không quen". Chị cho biết, trước đây mỗi lần nhắc tới Trường Chinh, trong suy nghĩ của chị chỉ toàn "tắc đường" và "bụi bẩn".

"Giờ thì đường đẹp hơn rồi. Con đường từng bị mắc kẹt thanh xuân của bao nhiêu người, thì bây giờ thông rồi nhé. Ngày nào mình cũng đi qua, con đường mỗi ngày dần hoàn thiện", chị nói. 

Clip, ảnh: Người Hà Nội thích thú với diện mạo mới của đường Trường Chinh đau khổ - Ảnh 11.

Người dân thích thú với diện mạo mới của "con đường đau khổ" Trường Chinh.

Clip, ảnh: Người Hà Nội thích thú với diện mạo mới của đường Trường Chinh đau khổ - Ảnh 12.

Mặt đường rộng hơn, góp phần giải quyết phần nào tình trạng tắc đường.

Anh Trung (26 tuổi) nhớ lại "4 năm đại học dữ dội" mỗi lần căng sức đi qua Trường Chinh. "Sau bao năm, cuối cùng con đường cũng thay da đổi thịt, vẫn nhớ như in biển người đứng chôn chân 4 đầu ngã tư. Hy vọng, sắp tới sẽ không còn cảnh ùn tắc "thà chết chứ không muốn đi qua" như trước đây". 

"Dã man, con đường kinh hoàng, suốt bao năm sống và học tập, cứ mỗi lần có việc đi qua là vật vã. Ngày xưa đi qua đoạn này chỉ mong nhanh nhanh, bây giờ cứ chậm rãi để... hưởng thụ cảm giác râm mát", chị Linh (30 tuổi) chia sẻ. 

Clip, ảnh: Người Hà Nội thích thú với diện mạo mới của đường Trường Chinh đau khổ - Ảnh 13.

Phần giữa đường có giải phân cách cứng rộng khoảng 1.5 mét sẽ được trồng hoa.

Clip, ảnh: Người Hà Nội thích thú với diện mạo mới của đường Trường Chinh đau khổ - Ảnh 14.

Đây là dự án đầu tiên ở Hà Nội sử dụng công nghệ thi công cầu bê-tông cốt thép trên đà giáo di động, đổ dầm trực tiếp.

Sau hơn 2 năm thi công, đường vành đai 2 đoạn qua Trường Chinh đã cơ bản hoàn thành, trải thảm nhựa từ nút giao Ngã Tư Sở đến nút giao đường Giải Phóng.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày