Quá khứ học sinh, sinh viên của chúng ta có lẽ ít nhiều gắn liền với cái thú đi xem chiếu bóng, để rồi mải mê hâm mộ những siêu anh hùng, thán phục các quái vật to lớn hay trầm ngâm, cảm động trước bao chuyện tình phim ảnh. Vậy bạn có nhớ, chuyện ra rạp xem phim đã thay đổi tới mức nào chỉ trong 10 năm qua?

Quá khứ học sinh, sinh viên của chúng ta có lẽ ít nhiều gắn liền với cái thú đi xem chiếu bóng, để rồi mải mê hâm mộ những siêu anh hùng, thán phục các quái vật to lớn hay trầm ngâm, cảm động trước bao chuyện tình phim ảnh. Vậy bạn có nhớ, chuyện ra rạp xem phim đã thay đổi tới mức nào chỉ trong 10 năm qua?

Chuyện 10 năm ra rạp xem phim: Từ thời đắn đo cả tháng cho tới những tấm vé giá 1000 đồng - Ảnh 1.

Đợt nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2019 vừa qua chứng kiến sự bùng nổ tại rạp chiếu phim mà trong vòng hơn 10 năm qua và có lẽ là trong cả 10 năm tới, người ta cũng sẽ hiếm khi được bắt gặp. Sự kiện ra mắt bộ phim bom tấn Avengers: Endgame là một cú nổ thực sự tại rạp khi toàn bộ các suất chiếu ngay lập tức bị mua sạch sẽ, người ta đổ dồn ra rạp, đứng đông kịt mọi ngõ ngách để chờ tới lượt mình được thưởng thức kết đoạn của hành trình Avengers, để rồi sự chờ đợi ấy đã bùng nổ thành cảm xúc ngây ngất, phấn khích suốt thời lượng 2 tiếng 30 phút phim.

Chuyện 10 năm ra rạp xem phim: Từ thời đắn đo cả tháng cho tới những tấm vé giá 1000 đồng - Ảnh 2.

Thời điểm Mjolnir chạm tay Đội trưởng Mỹ quốc, tiếng nhạc vang lên không thể át đi tiếng vỗ tay, kêu gào phấn khích trong sung sướng của cụm rạp ngày công chiếu phim Avengers: Endgame. Ngày hôm ấy, mọi rạp chiếu đều được lấp đầy bởi những hồi hộp kìm nén, những tiếng hò reo và cảm xúc vỡ òa khi chiếc búa Mjolnir được Captain America nhấc lên, Biệt đội siêu anh hùng trở về hay phân đoạn "I am Iron Man" bởi tỷ phú thiên tài Tony Stark. Nội quy nghiêm túc tại các rạp chiếu phim đành nhường bước cho thứ cảm xúc chung mãnh liệt của người yêu điện ảnh Việt Nam khi được sống trong siêu phẩm để đời từ nhà Marvel, và cũng chẳng ai lấy làm phiền lòng khi chính họ cũng đang bận đắm mình trong không gian cuồng nhiệt ngất ngây. Đó là một trong những thời khắc lịch sử mà lực lượng fan hâm mộ vũ trụ Marvel nói riêng và người yêu các tác phẩm điện ảnh nói chung chỉ được trải nghiệm một lần trong 10, thậm chí 20, 30 năm có lẻ.

Chuyện 10 năm ra rạp xem phim: Từ thời đắn đo cả tháng cho tới những tấm vé giá 1000 đồng - Ảnh 3.

Không chỉ ở Avengers: Endgame, cảm xúc chung ấy cũng đã xuất hiện nhiều lần trong vài năm vừa qua, khi mà văn hóa "ra rạp xem phim" dần trở thành một thứ phổ cập thường thấy, và rạp chiếu bóng cũng không còn là thứ gì quá sức đắt đỏ. Nếu ra rạp đều đặn, một bạn trẻ Việt yêu văn hóa đại chúng bất kỳ chỉ cần nhắm mắt cũng sẽ tưởng tượng được ra những khoảnh khắc hoành tráng trên màn ảnh rộng xuyên suốt 10 năm qua: Superman và chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ (Man of Steel - 2013), Wonder Woman bước đi kiêu hãnh trên chiến trường No Man’s Land (Wonder Woman - 2017), Aquaman giương cao cây đinh ba và trở thành vua biển cả (Aquaman - 2018) hay robot khổng lồ Gundam RX-78 - biểu tượng 40 năm tuổi của văn hóa Nhật Bản - lần đầu xuất hiện trên màn ảnh rộng trong Ready Player One (2018) v.v… Sự tận hưởng văn hóa đại chúng sẽ được ghi nhớ bằng những mốc cảm xúc tuyệt vời mà bất cứ người yêu điện ảnh nào cũng sẽ mãi ghi nhớ trong lòng, bởi mỗi bộ phim chính là một cột mốc văn hóa xây dựng nên cái tôi và gu thưởng thức của một khán giả xem phim.

Đồng thời, nếu hồi tưởng về những mốc "kỷ niệm rạp chiếu bóng", bạn sẽ nhanh chóng rơi vào một dòng hồi tưởng đẹp đẽ để rồi giật mình nhận ra nhà Marvel đã kỷ niệm 10 năm vũ trụ điện ảnh của họ; 3 phần siêu phẩm The Dark Knight bắt đầu có tuổi; Jurassic Park và King Kong được làm lại còn Star Wars thì bước sang một trilogy hoàn toàn mới - hay nói cách khác, bạn đã có một thời thanh xuân sôi nổi gắn liền với không ít kỷ niệm vui - buồn khó quên nơi rạp chiếu bóng. Tới thời khắc này, chẳng mấy người trẻ nhớ hết được những bộ phim từng kéo mình ra rạp, thói quen giữ những cuống vé trong ví đã dần biến mất trong thời đại thương mại điện tử lên ngôi, vậy nhưng ký ức và cảm xúc tươi mới trong mỗi lần hồi tưởng sẽ là thứ chẳng thể xóa nhòa.

Chuyện 10 năm ra rạp xem phim: Từ thời đắn đo cả tháng cho tới những tấm vé giá 1000 đồng - Ảnh 4.

Người trẻ chúng ta sống chưa đủ lâu, sinh sau đẻ muộn hơn so với hầu hết các thương hiệu phim ảnh lớn trên thế giới, vậy nhưng chỉ trong non chục năm ra rạp xem phim, giờ đây, Việt Nam đã trở thành một phần cộng đồng không thể thiếu đối với tập khách hàng tiềm năng của điện ảnh thế giới. Hay nói cách khác, ở Việt Nam, "đi xem phim" đã trở thành một thói quen, một nét văn hóa hàng tuần, vừa bình dân lại ngập tràn cảm xúc.

Thế nhưng 10 năm trước, đi xem phim thật ra chẳng bình dân lắm đâu!

Chuyện 10 năm ra rạp xem phim: Từ thời đắn đo cả tháng cho tới những tấm vé giá 1000 đồng - Ảnh 5.
Chuyện 10 năm ra rạp xem phim: Từ thời đắn đo cả tháng cho tới những tấm vé giá 1000 đồng - Ảnh 6.

10 năm về trước, khi một cuộc hẹn hò kiểu sinh viên vẫn thường là đi ăn vặt, ăn chè, ngồi đâu đó nói chuyện thì mỗi rạp chiếu phim dường như là của riêng cho những dịp vô cùng đặc biệt. Thời ấy, rạp Quốc Gia có lẽ là điểm đến đắt đỏ bậc nhất mà nhiều bạn sinh viên, học sinh phải dè xẻn trong một thời gian dài mới dám xuống ví cho một combo hai vé, hai nước, bỏng ngô ăn chung có giá mấy trăm nghìn đồng. Nhiều gia đình coi buổi đi xem phim là quà tặng sinh nhật quý giá cho những đứa con, còn ngày thường thì chẳng mấy ai bỗng dưng bỏ tiền túi ra rạp mà thường mua băng, đĩa về nhà xem với thuyết minh lệch lạc và phụ đề chạy loạn.

Dường như, thói quen xem phim bị coi là xa xỉ khi mà một bộ phim đã ra rạp thì sớm muộn cũng sẽ có trên mạng, và hộp bỏng ngô nếu mua bên ngoài thì chỉ có giá non chục nghìn đồng bị đội giá lên gấp 2-3 lần là một con số quá vô lý, đủ nhiều để người ta không muốn "chi tiền" cho rạp chiếu bóng.

Vào thời ấy, sự lựa chọn về rạp chiếu và phim ảnh thực ra cũng không có nhiều, đồng thời những sảnh chiếu phim nhốn nháo lẫn lộn giữa người xem cùng phe vé vẫn còn là ác mộng khiến nhiều người yêu phim ảnh phải thật sự cân nhắc trước mối cuối tuần "xuống ví", đồng thời làm rạp chiếu bóng vắng như chùa Bà Đanh vào các tối trong tuần. Nếu phải tưởng tượng về buổi chiếu siêu phẩm "The Dark Knight" vào năm 2008 và đem so sánh với ngày ra mắt "Avengers: Infinity War" vào năm 2018 - tròn 10 năm sau đó - bạn chắc chắn sẽ cảm thấy một sự thay đổi lớn lao đã diễn ra đối với người yêu điện ảnh Việt Nam.

Chuyện 10 năm ra rạp xem phim: Từ thời đắn đo cả tháng cho tới những tấm vé giá 1000 đồng - Ảnh 7.
Chuyện 10 năm ra rạp xem phim: Từ thời đắn đo cả tháng cho tới những tấm vé giá 1000 đồng - Ảnh 8.
Chuyện 10 năm ra rạp xem phim: Từ thời đắn đo cả tháng cho tới những tấm vé giá 1000 đồng - Ảnh 9.

Thời gian thấm thoắt trôi, rạp chiếu phim bỗng ngày một nhiều hơn. Người ta dần đi xem phim cả vào ngày thường, chọn các bom tấn điện ảnh làm cái cớ để hẹn hò. Bây giờ xem phim cũng sướng hơn ngày xưa rất nhiều: Thay vì một khán phòng nhỏ nhắn người này nhìn thấy chỏm đầu người kia, giờ đây phòng chiếu phim thường có quy mô vượt trội, được trang bị âm thanh vòng cực đã, lại cả màn hình iMax tại các cụm rạp CGV v.v… Chỉ hơn 10 năm trước thôi, khi Avatar của đạo diễn James Cameron trở thành siêu phẩm nhờ mác bộ phim đầu tiên trình chiếu dưới định dạng 3D thì giờ đây, tiêu chuẩn 3D thậm chí đã trở thành bắt buộc cho hầu hết mọi phim có kinh phí lớn chiếu rạp. Điện ảnh và người yêu điện ảnh đã song hành cùng nhau tiến nhanh tới như vậy chỉ trong vòng 10 năm ngắn ngủi.

Chuyện 10 năm ra rạp xem phim: Từ thời đắn đo cả tháng cho tới những tấm vé giá 1000 đồng - Ảnh 10.

Hiện đại hơn, phong phú hơn, vậy nhưng giờ đây người ta đi xem phim lại tiết kiệm hơn ngày xưa rất nhiều. Thời đại 4.0 ưu tiên thanh toán không tiền mặt, các bạn trẻ nhanh nhạy giờ đây chủ động xem phim tới mức chẳng cần ra rạp mua vé, họ chỉ cần ngồi nhà lướt điện thoại, chọn địa điểm và suất chiếu phù hợp rồi mua vé online ngay tại hệ thống rạp hoặc qua bên thứ ba để hưởng nhiều ưu đãi tưởng chừng chỉ có trong mơ. 10 năm trước, nếu như một combo vé phim - bỏng nước cho 2 bạn trẻ có thể ngốn tới hàng trăm nghìn đồng tiền ăn sinh viên thì giờ đây, vé xem phim đôi lúc lại có giá… 1.000 đồng (vào mỗi thứ 6 hàng tuần, thông qua chương trình được kết hợp giữa ViettelPay và CGV Việt Nam dành cho các khách hàng thanh toán qua ViettelPay). Rõ ràng, chẳng còn lý do gì để rạp chiếu phim là một thú ăn chơi xa xỉ - nó đã trở thành món tiêu khiển bình dân, một sở thích dễ chi trả cho bất cứ ai, kể cả những bạn học sinh, sinh viên.

Và chính sự phát triển của điện ảnh cũng như hệ thống đặt vé, chi trả kể trên cũng sẽ góp phần thúc đẩy điện ảnh Việt bước những bước phi mã vào các năm tới. Rất nhanh thôi, sau Hai Phượng, chúng ta sẽ có thêm nhiều siêu phẩm điện ảnh chiếu rạp được thế giới biết đến, được Netflix mua bản quyền v.v…. Tất cả đều là thành quả của một nền công nghiệp thưởng thức phim ảnh đang chuyển mình mạnh mẽ từng ngày tại Việt Nam.

Hệ thống rạp chiếu phim được mở rộng từng ngày, các cách thức chi trả thông minh và tiết kiệm như qua các cổng chi trả điện tử hay hệ thống ViettelPay, các hội nhóm hâm mộ điện ảnh thu hút sự tham gia của hàng chục tới cả trăm nghìn thành viên - tất cả khiến văn hóa "ra rạp xem phim" dần tách mình khỏi một thứ trào lưu nhất thời và khẳng định vị thế như một môn nghệ thuật thứ bảy tại Việt Nam.  

Chuyện 10 năm ra rạp xem phim: Từ thời đắn đo cả tháng cho tới những tấm vé giá 1000 đồng - Ảnh 11.