Chiếc hồ xinh như cổ tích tại Úc mà chẳng ai dám bơi, và đây là sự thật đằng sau nó

Đặng Nghiêm, Theo Helino 08:06 01/02/2019

Đoán xem, điều gì khiến hồ nước này lại có màu sắc đáng yêu đến thế này.

Đất nước Úc xinh đẹp có lẽ không chỉ đầy lý thú bởi những sinh vật được xem là độc nhất trên Trái đất, mà còn ở loạt địa danh hết sức lạ kỳ. Trong số đó, hồ Hiller (dài 600 và rộng 200m) tại vùng vịnh phía Tây.

Hồ Hiller đã luôn khiến mọi người phải ngạc nhiên đến trầm trồ, đơn giản là vì nó có màu... hồng.

Chiếc hồ xinh như cổ tích tại Úc mà chẳng ai dám bơi, và đây là sự thật đằng sau nó - Ảnh 1.

Thế, do đâu chiếc hồ độc nhất này lại có màu sắc bắt mắt đến thế cơ nhỉ? Đáp án khá là bất ngờ đấy nhé.

Khi màu hồng của nước được tạo nên từ vi khuẩn

Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1802 bởi nhà thám hiểm kiêm họa đồ Matthew Finders. Thế nhưng, mãi cho đến năm 2015, một nhóm nghiên cứu thuộc dự án Extreme Microbiome Project (XMP) mới tìm ra được câu trả lời chính xác nhất, về màu hồng đặc biệt của hồ Hillers

Theo những giả thiết trước đó về màu sắc của nước, một số nhà khoa học cho rằng đó là do hàm lượng muối tại hồ ở ngưỡng cao hơn bình thường, hoặc do tảo. Thế nhưng khi thu thập mẫu nước tại hồ và đem phân tích DNA, kết quả lại hoàn toàn khác.

Chiếc hồ xinh như cổ tích tại Úc mà chẳng ai dám bơi, và đây là sự thật đằng sau nó - Ảnh 2.

Dựa trên phân tích, có khoảng 10 loại vi khuẩn ưa muối và một lượng lớn chủng loại tảo dơn bào Dunaliella – đều mang sắc tố đỏ và hồng – có trong nước hồ.

Trong số đó, 33% số lượng ADN được xác định thuộc về loài vi khuẩn chứa carrotene - mang sắc tố của màu cà rốt - có tên Salinibacter ruber. Điều này cho thấy chính vi khuẩn mới là yếu tố then chốt để tạo ra màu sắc đặc trưng của hồ Hiller, chứ không phải loài tảo như đã phỏng đoán.

Không chỉ đẹp ngất ngây, mà còn bơi được không sợ...chìm

Tương tự như Biển Chết, nồng độ muối của nước hồ Hiller rất cao so với nồng độ ở các hồ chứa nước thông thường. Vì vậy, độ đặc của nước hồ là cao hơn so với trọng lượng của cơ thể con người, và nếu chẳng may chúng ta có rơi xuống mặt hồ, cơ thể của chúng ta cũng sẽ được "nâng" lên bề mặt mà không có chút hiểm nguy nào.

Chiếc hồ xinh như cổ tích tại Úc mà chẳng ai dám bơi, và đây là sự thật đằng sau nó - Ảnh 3.

Việc di chuyển hạn chế (chỉ bằng thuyền hay trực thăng) đã khiến không ít người bỏ lỡ cơ hội để khám phá chiếc hồ lý thú này. Nhưng nếu có cơ may đặt chân được đến Hillers một lần trong đời, thì ngại gì không thử nhỉ? Cứ bơi tự nhiên nhé.

Tham khảo: Curiosity, Hiller Lake.