Câu chuyện sau những “cái ngáp dài” trên giảng đường đại học

A.D, Theo Trí Thức Trẻ 20:30 31/08/2016

Chọn nhầm ngành, nhầm nghề, phải chấp nhận phương pháp giảng dạy nặng về lý thuyết là những nguyên nhân dẫn đến ngày càng nhiều những “cái ngáp dài” trên giảng đường đại học.

1.001 kiểu chọn trường, chọn nghề

Việc chọn lựa nghề nghiệp theo lẽ thường sẽ xuất phát từ niềm đam mê, sở thích và năng lực của mỗi người, nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Bạn Phương Trâm - sinh viên năm 2 của một trường đại học Kinh tế tại Hà Nội cho biết: “Sở dĩ mình chọn học ngành Kế toán là do mong muốn của bố mẹ và chị gái chứ thật ra bản thân mình cũng không mặn mà lắm với ngành mình đang học”.

Hay có nhiều trường hợp các bạn trẻ thấy ngành này đang “hot”, bạn bè thi vào nhiều nên cũng chọn theo đám đông mà không nhận thức rõ được bản thân mình có phù hợp với nghề đó không?

Câu chuyện sau những “cái ngáp dài” trên giảng đường đại học - Ảnh 1.

Có nhiều “ngã rẽ” mà các em học sinh phải lựa chọn để tìm ra nghề nghiệp phù hợp

Chính vì việc chọn nghề theo “cảm tính”, đi theo con đường mà gia đình định sẵn hay chỉ là sự “say nắng” nhất thời nên trong quá trình học tập, nhiều người khó có thể tập trung vào việc học để trao dồi và rèn luyện bản thân. Hay có học cũng để đối phó hoặc vì “trách nhiệm” với gia đình.

Kết quả khảo sát mới đây của Trung tâm hỗ trợ và Tư vấn Tâm lí (trường ĐHKHXH & NV Hà Nội) cho biết, trên 50% sinh viên không biết học xong sẽ làm công việc nào, hoặc đến tận thời điểm ra trường mới nhận ra mình không hợp với ngành nghề đã chọn. Đây là một vấn đề rất đáng báo động vì nó trực tiếp góp phần gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ hiện nay.

Đại học hay học… đại

Câu chuyện của Đặng Văn Ngọc - sinh viên của một trường đại học tại Thái Nguyên là một ví dụ khác. Vào được trường mà mình yêu thích nhưng sau một thời gian Ngọc cảm thấy không phù hợp về phương pháp học tập. Do vậy, chỉ sau một năm học, Ngọc quyết định nghỉ học và “rẽ ngang” sang học lập trình để thử tìm hướng đi mới phù hợp hơn cho bản thân.

Qua tìm hiểu trên mạng và tham khảo từ bạn bè, Ngọc quyết định đăng ký học lớp đào tạo lập trình viên tại Trung tâm Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech.

Câu chuyện sau những “cái ngáp dài” trên giảng đường đại học - Ảnh 2.

Sinh viên Aptech thực hành công nghệ

Chỉ sau một thời gian theo lớp, Ngọc đã khẳng định, lập trình là công việc tương lai cậu đang tìm kiếm không chỉ bởi đây đang là ngành “hot”, nhu cầu tuyển dụng nhiều, mà nó đã bắt đầu giúp cậu kiếm thêm thu nhập từ việc làm thêm.

Theo chia sẻ của Ngọc, ở Aptech, người ta khuyến khích phương pháp giảng dạy tương tác giữa người dạy - người học, chú trọng thực hành nhiều hơn lý thuyết và đặc biệt luôn cập nhật những kiến thức công nghệ mới nhất của thế giới như IoT (Internet of everything), Big Data, Cloud, Mobility…

Mới đây, Ngọc đã được tham gia dự án phần mềm từ xa eProject dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Ấn Độ nhằm mục đích làm quen dần với môi trường làm việc quốc tế, chuyên môn hóa cao. Đây là một phần trong chương trình học bắt buộc của Aptech.

Câu chuyện sau những “cái ngáp dài” trên giảng đường đại học - Ảnh 3.

Sinh viên Aptech luôn được cập nhật những kiến thức công nghệ mới nhất

Ngọc chia sẻ: “Tôi cho rằng học ở đâu không quan trọng bằng việc mình học những gì. Trong công việc chỉ có năng lực và kỹ năng thực tế mới giúp người lao động cạnh tranh và phát triển. Tôi không cảm thấy hối tiếc khi rời giảng đường đại học”.

Có thể thấy, bên cạnh những người buộc bản thân phải vào một ngôi trường đại học để thỏa mãn mong muốn của gia đình, không ít các bạn trẻ đã chọn cho mình một hướng đi khác, một “cánh cổng” khác thực sự phù hợp với bản thân.