Cảnh “ân ái" trong phim kinh điển lại có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý tình dục của phái nữ

Quỳnh Đào, Theo Helino 00:00 02/07/2019

Chúng ta cần phải có cách nhìn nhận đúng đắn hơn với những thước phim mang nhiều tính điện ảnh và thiếu thực tế, để không tự làm tổn thương về mặt tâm lý cũng như sức khoẻ tình dục của bản thân.

Một dịch vụ y tế online Zava ở Anh Quốc đã phân tích hơn 50 bộ phim Hollywood nổi tiếng với những cảnh nóng kinh điển, bao gồm những cái tên như "Fifty Shades Of Grey", "Ghost" và "Pretty Woman"… Tổ chức này sau đó đã thu thập ý kiến của hơn 2000 phụ nữ về chuyện này. Kết quả mang lại cho thấy nhiều sự khát biệt đáng kể giữa tình dục trên màn ảnh lớn và trong thực tế. Gần 66% những người tham gia khảo sát đều cho rằng họ cảm thấy những cảnh nói trên đều thiếu thực tế ở nhiều mức độ, và điều này có thể gây nên các hệ quả.

Những cách mà cảnh nóng phim bom tấn gây bất lợi đến sức khoẻ tình dục của phái nữ - Ảnh 1.

Phim Pretty Woman có những cảnh nóng kinh điển nhất nằm trong những bộ phim được đưa vào phân tích.

"Hào quang phim ảnh trong các cảnh nóng là một trong số những yếu tố khả thi dẫn đến sự thiếu tự tin ở phụ nữ khi nói đến ngoại hình" Bác sĩ Kathryn Basford, người dẫn đầu nghiên cứu này cho hay. Hình ảnh phụ nữ trong những bộ phim này thiếu sự đa dạng ở tạng người và tuổi tác, khiến người ta lầm tưởng rằng bạn phải thuộc một dạng người nhất định mới có thể có được niềm vui từ quan hệ tình dục.

Bác sĩ Basford cũng nói thêm rằng những bộ phim này chỉ chọn các diễn viên nữ trẻ trung và xinh đẹp để thể hiện trong các cảnh nóng: "Tóc, lớp trang điểm của họ đều hoàn hảo và quần áo họ mặc cũng thế. Tuy nhiên trong thực tế, hầu hết phái nữ đều đồng tình rằng chẳng ai trông ‘hoàn hảo’ như vậy khi quan hệ tình dục cả. Điều này dẫn đến cảm xúc tiêu cực cho một số người, khiến họ có áp lực rằng mình cần phải thể hiện tốt".

Sau đây là một số bất lợi với sức khoẻ tình dục của phái nữ mà nghiên cứu đã chỉ ra:

Lầm tưởng về cực khoái ở phụ nữ

Những cách mà cảnh nóng phim bom tấn gây bất lợi đến sức khoẻ tình dục của phái nữ - Ảnh 2.

Trên màn ảnh, các diễn viên nữ thường đóng những vai mà có thể dễ dàng đạt được cực khoái trong khi thực tế, chỉ có 1 trong mỗi năm người phụ nữ là có khả năng này. Thậm chí, gần 1/4 người tham gia khảo sát cho hay rằng họ chưa bao giờ đạt cực khoái khi quan hệ.

Tiến sĩ Jess O’Reilly, người dẫn chương trình phát thanh về sức khoẻ tình dục "SexWithDrJess Podcast" đã nói rằng phụ nữ không nên cảm thấy tự ti nếu họ không thể hoặc gặp khó khăn trong việc đạt cực khoái.

"Cực khoái không phải là thước đo giá trị hay năng lực tính dục của bạn. Bạn vẫn có thể hưởng thụ hoạt động này mà không cần cực khoái, cũng như không cần cảm thấy áp lực phải đạt cực khoái để khiến đối tác của mình thoả mãn "tự tôn"," O’Reilly đã nói với tờ Healthline.

Mặt khác, có khoảng 30% bộ phim cho thấy hiện tượng các cặp đôi đạt cực khoái cùng một lúc, song dữ liệu từ thực tế cho thấy việc này không hề thực tế. "Có đến 77% phái nam nói rằng họ hầu như đều đạt cực khoái mỗi lần quan hệ, trong khi chỉ có khoảng 19% phái nữ là đạt được điều đó. Điều này gây hiểu nhầm nghiêm trọng về cực khoái ở phụ nữ, khiến người xem tin rằng phái nữ đạt cực khoái dễ dàng trong khi sự thật không phải thế," Basford nói.

Cô cũng chú ý rằng 68% phái nữ tham gia khảo sát đã thừa nhận rằng đã từng giả vờ đạt cực khoái để làm đối tác vui.

Không thể thể hiện khái niệm tình dục an toàn

Những cách mà cảnh nóng phim bom tấn gây bất lợi đến sức khoẻ tình dục của phái nữ - Ảnh 3.

Hầu như các bộ phim thường xuyên bỏ qua khái niệm quan hệ tình dục an toàn, các biện pháp bảo vệ, phòng tránh. Trong tất cả những bộ phim được phân tích, chỉ có khoange 2% có nhắc đến việc nhân vật sử dụng bao cao su.

"Việc các bộ phim bỏ qua hoặc không nhắc đến việc quan hệ tình dục an toàn dễ khiến người xem có cảm giác rằng việc quan hệ không biện pháp bảo vệ là bình thường, trong khi đó là điều nguy hiểm. Thông thường, những hệ quả trên màn ảnh lớn chỉ là mang thai ngoài ý muốn, và các bệnh lây nhiễm đường tình dục thường xuyên được xem như trò đùa cợt giữa các nhân vật," O’Reilly nói.

Basford cho rằng cả Hollywood cũng như ngành công nghiệp phim người lớn nên có trách nhiệm hơn trong việc truyền bá quan hệ tình dục an toàn. Các đạo diễn và nhà sản xuất nên ít nhất thể hiện dấu hiệu sử dụng biện pháp an toàn để những người xem không bị ảnh hưởng thụ động.

Sự quan trọng của "khúc dạo đầu" bị giảm đi

Những cách mà cảnh nóng phim bom tấn gây bất lợi đến sức khoẻ tình dục của phái nữ - Ảnh 4.

Các bộ phim hiếm khi thể hiện sự quan trọng của khúc dạo đầu, và khiến người ta nghĩ rằng khúc dạo đầu không phải là một phần của quan hệ tình dục. Bác dĩ O’Reilly cho rằng dạo đầu rất quan trọng, vì nó giúp cơ thể bạn có thời gian chuẩn bị sẵn sàng cho việc quan hệ. Đối với phái nữ, nó có thể giảm cảm giác căng thẳng, đau đớn và khiến quá trình diễn ra dễ chịu hơn.

Trong thực tế, có nghiên cứu cho thấy phái nam thường muốn khúc dạo đầu kéo dài trung bình 18 phút, và phái nữ thì 14 phút. Ngược lại, trong các bộ phim, nhân vật thường đốt cháy giai đoạn, khiến nhiều người nghĩ rằng ai cũng có thể quan hệ tình dục ngay mà không cần quá trình chuẩn bị, khơi gợi. Ở một số phụ nữ, việc dạo đầu không đủ có thể dẫn đến việc căng thẳng, khiến việc thâm nhập trở nên đau đớn.

Tạm kết:

Bác sĩ O’Reilly cho rằng tình dục thực ra không luôn luôn suôn sẻ như những gì ta thấy trên màn ảnh. Trong thực tế, có nhiều vấn đề có thể xảy ra như khó khăn trong việc khơi gợi cảm hứng, sự "lệch pha" giữa đối tác, sự mệt mỏi, sự đau đớn… Các bộ phim cũng đặt nặng vấn đề thẩm mỹ, nên các diễn viên sẽ luôn trông hoàn hảo, góc độ quay cũng được tính toán, ánh sáng được điều chỉnh rất nhiều. Việc bạn trông không giống như một nữ diễn viên nào đó không có nghĩa là bạn xấu xí hoặc "sai sai". Thậm chí, bạn cũng không có nghĩa vụ phải có phản ứng giống các diễn viên và làm những điều mình không thích/không thể làm được để thoả mãn đối tác. Cơ thể của mỗi người là khác nhau và có những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.

Vì vậy, chúng ta nên có sự nhìn nhận đúng đắn rằng những bộ phim khác rất xa với thực tế, và không nên lấy những văn hoá phẩm ấy làm tiêu chuẩn cho thực tế.

Source (Nguồn): Healthline