Cập

Diễn biến dịch ngày 9/3: Hà Nội phát hiện thêm 31.365 ca mắc mới; TP.HCM xuất hiện biến chủng "Omicron tàng hình", lây lan nhanh

Sở Y tế Hà Nội tối 9/3 thông báo vừa phát hiện thêm 31.365 ca dương tính SARS-CoV-2 mới (thấp hơn hôm qua khoảng 1.300 ca) trong đó có 12.942 ca cộng đồng.

  diễn biến
  • 12:48:00 09-03-2022

    Tiền Giang: Hơn 1.700 ca mắc Covid-19 mới, 10.000 học sinh không đến trường

    Chiều 9.3, theo tin từ Sở Y tế Tiền Giang, trong ngày hôm nay tỉnh ghi nhận 1.737 ca mắc Covid-19 mới (tăng 700 ca so với ngày liền trước), chủ yếu được phát hiện qua test nhanh.

    Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, tiến sĩ Lê Quang Trí, Giám đốc Sở GD-ĐT Tiền Giang, cho biết thống kê sơ bộ trong ngày 9.3, toàn tỉnh có khoảng 3% học sinh từ bậc mầm non đến THPT không đến trường, tương đương khoảng 10.000 em. Trong đó, có khoảng 50% là học sinh mầm non và tiểu học.

    Theo ông Trí, nguyên nhân chính là các em chưa được tiêm vắc xin ngừa Covid-19 nên phụ huynh chưa an tâm cho con đến lớp và Sở GD-ĐT Tiền Giang tôn trọng các quyết định này của phụ huynh. Số học sinh không đến trường còn lại do bị nhiễm Covid-19 hoặc do nghi nhiễm, một số ít trường hợp ở cấp THCS, THPT không đến lớp học trực tiếp vì phụ huynh chưa đồng ý.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://thanhnien.vn/tien-gian...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 12:40:00 09-03-2022

    Bí thư TPHCM: Một số quy định '5K' không còn phù hợp

    Trưa 9/3, phát biểu chỉ đạo cuộc họp giao ban trực tuyến của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TPHCM với các quận huyện và TP Thủ Đức, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đánh giá, số ca mắc mới trên địa bàn thành phố tăng cao trong những tuần qua nhưng vài ngày gần đây giảm nhẹ. Số ca nặng, tử vong đều ở mức thấp nhất và ổn định.

    Ông Nguyễn Văn Nên đề nghị tiếp tục triển khai chiến dịch bảo vệ nhóm người có nguy cơ cao như người cao tuổi, có bệnh nền, béo phì… và có biện pháp bảo vệ trẻ em chưa tiêm vắc xin. Ông lưu ý, ngành y tế TPHCM cần xem lại hướng dẫn, quy định, các khuyến cáo phòng chống dịch cho phù hợp.

    Theo Bí thư Thành ủy TPHCM, trong giai đoạn "bình thường mới" hiện nay, các cơ quan, doanh nghiệp đã hoạt động trở lại. Các trường học cũng đón học sinh đến học tập trung. Ông bày tỏ lo lắng về việc số ca nhiễm COVID-19 trong trường học tăng cao , trong đó ca nhiễm khối tiểu học (chưa tiêm chủng) cao hơn các cấp học khác.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://tienphong.vn/bi-thu-tp...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:10:00 09-03-2022

    Hà Nội thêm gần 31.400 ca COVID-19 mới; còn gần 900 ca nặng, nguy kịch đang điều trị

    Bệnh nhân phân bố tại 536 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh (1.498); Hoàng Mai (1.433); Sóc Sơn (1.412); Long Biên (1.406); Hoài Đức (1405); Nam Từ Liêm (1.381).

    Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 8/3, thành phố có gần 660.000 ca dương tính đang điều trị, theo dõi (giảm hơn 20.00 ca so với ngày 7/3).

    Trong đó có 654.335 người theo dõi cách ly tại nhà (chiếm 99%, giảm gần 20.000 ca so với hôm 7/3); 710 người cách ly tại cơ sở thu dung, điều trị của thành phố và của các quận, huyện, thị xã (giảm hơn 60 ca).

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://suckhoedoisong.vn/ha-n...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:05:00 09-03-2022

    Ngày 9/3, cả nước ghi nhận 164.596 ca nhiễm mới

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:30:00 09-03-2022

    Cả nước đã tiêm gần 198,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19; trong đó hơn 42,5 triệu mũi 3

    Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 13h30 ngày 9/3 cho biết cả nước đã tiêm gần 198,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 8/3, cả nước tiêm 391.097 liều vaccine.

    Số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên tính đến ngày 8/3 là 181.220.810 liều: Mũi 1 là 70.865.996 liều; Mũi 2 là 67.698.132 liều; Mũi 3 là 1.501.013 liều; Mũi bổ sung là 14.285.241 liều; Mũi nhắc lại là 26.870.428 liều.

    Đến nay đã có 62/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; chỉ còn 01/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.

     Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://suckhoedoisong.vn/chie...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:30:00 09-03-2022

    Công an tỉnh Bắc Ninh rà soát mua kit test của Việt Á

    Ngày 9/3, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, một lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Bắc Ninh giao cơ quan chuyên môn nắm bắt và rà soát việc mua kit test xét nghiệm của Việt Á. Khi nào có kết quả, Công an tỉnh Bắc Ninh sẽ báo cáo Bộ Công an.

    Trước đó, Tiền Phong phản ánh, trong tháng 5 và 6, CDC tỉnh Bắc Ninh có 3 lần mua sinh phẩm phục vụ công tác xét nghiệm phòng chống dịch COVID - 19 của Cty Việt Á. Cụ thể, ngày 28/5, CDC tỉnh Bắc Ninh có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm sinh phẩm, vật tư xét nghiệm SARS-CoV-2 thuộc dự án mua sắm vật tư, hóa chất, sinh phẩm phục vụ hoạt động phòng chống dịch chủ động, dịch COVID - 19 năm 2021 (đợt 3), Cty TNHH thiết bị An Việt và Công ty Cổ phần thiết bị y tế Thành An trúng thầu.

    Theo đó, Cty TNHH thiết bị An Việt trúng thầu bộ sinh phẩm Realtime RT- PCR phát hiện SARS-CoV-2 của hãng Việt Á, đơn giá 470.000 đồng/test, số lượng 7.500 test, với tổng giá trị 3,525 tỷ đồng. Công ty Cổ phần thiết bị y tế Thành An cũng trúng thầu bộ sinh phẩm Realtime RT- PCR phát hiện SARS-CoV-2 của hãng Việt Á, đơn giá 470.000 đồng/test, số lượng 7.500 test, với tổng giá trị 3,525 tỷ đồng. Đồng thời, công ty này còn trúng thầu 25.000 kít tách chiết RNA thủ công của hãng Việt Á, đơn giá 42.000 đồng/kít tách, với tổng giá trị 1,05 tỷ đồng.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://tienphong.vn/cong-an-t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:29:00 09-03-2022

    F0 ho, sốt 39 độ vẫn 'gánh' việc công ty

    Ngày 26/2, sau nhiều ngày có dấu hiệu cảm sốt, anh Minh Phương (biên tập viên ở TP.HCM) xét nghiệm nhanh Covid-19 thì nhận kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

    Sau khi báo cho cơ quan, anh Phương ở nhà theo dõi tình hình sức khỏe và làm việc từ xa.

    Người đàn ông 34 tuổi cho biết anh không lạ lẫm với chuyện làm việc từ xa, bởi trong thời điểm TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội, nhiều tháng liền anh không thể đến cơ quan. Tuy nhiên, làm việc trong tình trạng sức khỏe thiếu ổn định thì không đơn giản.

    Không trực tiếp đi quay tại hiện trường hoặc ở đài, Phương vẫn trực tiếp biên tập tin, bài trên máy tính, đọc các chương trình phát thanh và phỏng vấn người dân qua ứng dụng Zoom.

    Cơn sốt nóng lạnh, ho liên tục trong nhiều ngày liền ảnh hưởng không ít đến quá trình làm việc tại nhà.

    "Ho nhiều khiến giọng tôi khàn, hơi khó để đọc tin, nhưng vẫn cố gắng để thu âm. Thật ra vẫn có thể nhờ đồng nghiệp thu âm giúp, nhưng thời điểm đó hầu như ai cũng đang nhiễm bệnh", anh Phương chia sẻ.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://zingnews.vn/f0-ho-sot-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:28:00 09-03-2022

    Chủng Omicron đang lây lan nhanh ở Hà Nội và TP.HCM là biến thể gì?

    Sáng 9/3, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, thành phố vừa xét nghiệm tầm soát 109 người mắc COVID-19 thì ghi nhận 103 ca nhiễm biến chủng Omicron. Sau khi giải trình tự gen 67 mẫu, người nhiễm biến thể BA.2 là 43, biến thể BA.1 là 24 người.

    Theo báo cáo của TP Hà Nội, biến thể Omicron được ghi nhận ở 20/30 quận, huyện. Trong đó, phiên bản BA.2 chiếm tới 87% tổng số các mẫu phát hiện biến thể Omicron. Đáng chú ý, biến thể phụ BA.2 được đánh giá là có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc BA.1 và khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vaccine hiện tại hơn biến thể gốc BA.1 khoảng 30%. Vì thế BA.2 còn gọi là "Omicron tàng hình".

    Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 với 63 tỉnh, thành phố mới đây, Bộ Y tế cho biết, biến thể Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây, phổ biến ở các tỉnh, thành phố, nhất là Hà Nội và TP.HCM, thay thế dần biến thể Delta.

    BA.2 cũng đang là biến thể lan mạnh ở các nước trên thế giới, dần chiếm ưu thế trong các ca mắc mới.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vtc.vn/chung-omicron-d...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:57:00 09-03-2022

    Long An quy định tạm thời F0, F1 được tham gia làm nhiệm vụ quan trọng và cấp bách

    Theo đó, các trường hợp F0 không triệu chứng, F1 là cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động của các tổ chức, cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An sẽ được đến cơ quan làm việc để thực hiện nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của cơ quan trên tinh thần tự nguyện và phải được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ quan hoặc cấp trên trực tiếp quản lý.

    Đối với doanh nghiệp đang thiếu hụt nguồn lao động để hoàn thành các hợp đồng đúng thời gian giao hàng hoặc các trường hợp cấp thiết khác mà không tuyển dụng kịp thời nguồn lao động thì được phép sử dụng lao động F0 không triệu chứng của công ty đang trong thời gian cách ly.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:19:00 09-03-2022

    Đồng Nai tăng cấp độ dịch, 22 nghìn học sinh trở thành F0

    Ngày 9/3, thông tin từ Trung tâm chỉ huy phòng chống COVID-19 tỉnh Đồng Nai cho biết, số ca nhiễm COVID-19 trên địa bàn tiếp tục tăng cao; toàn tỉnh ghi nhận 4.834 ca mắc mới trong 24 giờ qua.

    Cập nhật đánh giá phân loại cấp độ dịch, tỉnh Đồng Nai ở mức nguy cơ cấp độ 2, nguy cơ trung bình (tăng 1 cấp độ so với tuần trước do mức độ lây nhiễm tăng lên mức độ 3); ở cấp huyện có 7 huyện, thành phố tăng lên cấp độ 2, còn lại 4 huyện, thành phố giữ ở cấp độ 1.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://tienphong.vn/dong-nai-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:24:00 09-03-2022

    "Omicron tàng hình" chiếm ưu thế và lây lan mạnh ở Hà Nội

    Trong cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 sáng 5/3, Bộ Y tế cho biết, biến thể Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây phổ biến ở các tỉnh, thành phố, nhất là TP. Hà Nội và TP.HCM, thay thế dần biến thể Delta.

    Theo báo cáo của TP. Hà Nội, biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện. Trong đó, biến thể phụ BA.2 chiếm tới 87% tổng số các mẫu phát hiện biến thể Omicron.

    Theo Bộ Y tế, biến thể phụ BA.2 còn được gọi là "Omicron tàng hình" đang lây lan trên 82 quốc gia, khi mắc BA.1 vẫn có khả năng tái nhiễm BA.2 ở phần lớn những người trẻ tuổi, chưa được tiêm chủng

    Ngoài ra, BA.2 có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc BA.1 và có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vaccine hiện tại hơn biến thể gốc BA.1 khoảng 30%.

    Trước đó, ngày 26/1, Hà Nội ghi nhận ca nhiễm Omicron cộng đồng đầu tiên. Nữ nhân viên vệ sinh buồng phòng 41 tuổi, trú tại quận Đống Đa, làm việc tại khách sạn cách ly người nhập cảnh. Trong các đoàn khách, có 7 người nhiễm chủng Omicron.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://kenh14.vn/omicron-tang...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:24:00 09-03-2022

    TP HCM: Xuất hiện biến chủng "Omicron tàng hình", lây lan nhanh

    Báo cáo tại buổi họp, bác sĩ Thượng cho biết tuần qua trên thế giới số ca mắc mới Covid-19 và số ca tử vong trên thế giới đã giảm. Tuy nhiên, tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam nổi lên với số ca nhiễm mới cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực.

    Do đó, câu hỏi đặt ra liệu ngoài biến chủng Omicron thì còn làn sóng dịch Covid-19 nào mới hay không? Bác sĩ Thượng thông tin thế giới đã trải qua 3 làn sóng dịch Covid-19, mỗi làn sóng liên quan đến một loại biến chủng mới. Trong đó, làn sóng thứ 2 của dịch Covid-19 liên quan tới biến chủng Delta, làn sóng thứ 3 liên quan đến biến chủng Omicron, chủ yếu là biến chủng BA.1 và mới xuất hiện thêm biến chủng BA.2. Đây là biến chủng mới nhất được ghi nhận đầu tiên tại Châu Phi và Ấn Độ, có khả năng lây lan nhanh hơn biến chủng đầu tiên.

    Bác sĩ Thượng cho hay Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã khẳng định, vắc-xin vẫn có khả năng bảo vệ cơ thể khi nhiễm biến chủng BA.2 nhưng không đủ sức để giúp cơ thể không bị lây nhiễm. Do đó, chiến dịch tiêm chủng vắc-xin vẫn cần được đẩy mạnh, dù biến chủng BA.2 đã chiếm ưu thế.

    Thông tin về số liệu của biến chủng Omicron trên địa bàn, bác sĩ Thượng cho biết TP qua xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên 119 trường hợp mắc Covid-19 ghi nhận 103 người nhiễm biến chủng Omicron, chiếm 86%. Tuy nhiên, để biết chi tiết là BA.1 hay BA.2 thì cần phải giải mã trình tự gien. Qua giải mã trình tự gien 67 mẫu ghi nhận có 24 trường hợp nhiễm biến thể BA.1, và 43 trường hợp nhiễm biến thể BA.2.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://cafebiz.vn/tp-hcm-xuat...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:00:00 09-03-2022

    Hà Nội sẵn sàng phương án tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi ngay khi được cấp phát

    Kết luận Hội nghị Thường trực Thành ủy Hà Nội cho ý kiến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn chiều 7/3, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh phải phát huy sức mạnh lòng dân, tổ chức thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh từ thôn, tổ dân phố với nòng cốt là các tổ Covid-19 cộng đồng. Ông Dũng cũng lưu ý, phải chuẩn bị sẵn sàng để khi được phân bổ vaccine là có thể tiến hành tiêm ngay cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi.

    Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, trong tuần qua, các cấp, các ngành từ thành phố xuống cơ sở đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm và có hiệu quả chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành phố về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 từ cơ sở. Nhờ đó, khi thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và mở cửa hầu như tất cả các dịch vụ trong bối cảnh mùa du lịch, lễ hội, số ca F0 tăng lên là tất yếu, nhưng mục tiêu cốt lõi của công tác phòng, chống dịch vẫn được bảo đảm.

    Ông Dũng gửi lời cảm ơn và đánh giá cao lực lượng y tế các cấp, nhất là với tinh thần "Thầy thuốc như mẹ hiền", vì nhân dân phục vụ, nhiều y, bác sĩ mặc dù thuộc diện F0, F1 vẫn vừa chăm sóc, điều trị cho mình, vừa tham gia tư vấn, hỗ trợ trực tuyến cho người dân...

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:02:00 09-03-2022

    Do chủ quan, nhiều người tái nhiễm COVID-19 sau chỉ 1 tháng

    Rất nhiều người sau khi mắc COVID-19 thì chủ quan cho rằng mình đã có kháng thể, lại đã tiêm 3 mũi vaccine nên không lo bị tái nhiễm trong ít nhất 3-6 tháng. Tuy nhiên, trong thực tế có không ít trường hợp mắc COVID-19 điều trị khỏi, trong vòng hơn 1 tháng lại tiếp tục bị tái nhiễm lần 2.

    Trao đổi với phóng viên, Thạc sĩ – BSCKII Nguyễn Thu Hường, Trưởng khoa bệnh nghề nghiệp, BV Thanh Nhàn cho hay, quan điểm đã mắc COVID-19 rồi không mắc lại là sai lầm, vì mình có thể mắc biến chủng này rồi lại mắc biến chủng khác và tại chính biến chủng Omicron cũng có những thể nên khác nhau hoàn toàn có thể tái nhiễm.

    Việc tái nhiễm COVID-19 của một người có thể mắc nhiều lần và số lần không hạn định tùy thuộc ở mỗi người, sau khi mắc và khỏi vẫn phải tuyệt đối tuân thủ 5K. Những người tâm lý chủ quan khi mắc COVID-19 sẽ có những hệ lụy sau này như rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, hụt hơi, thậm chí nặng hơn ảnh hưởng đến hệ tim mạch và hô hấp.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vtv.vn/xa-hoi/do-chu-q...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:00:00 09-03-2022

    Bác sĩ Trương Hữu Khanh: 4 lưu ý để không lo âu, tốn kém vì 1 vạch, 2 vạch

    Thứ nhất, nếu triệu chứng giống Covid-19 mà test một vạch hoài thì sao? Rồi nghe đâu đó hình như có người nói triệu chứng mấy ngày rồi test mới ra, thì sao? Nhà em nhiều người 2 vạch mà em cứ 1 vạch nhưng có triệu chứng thì sao?

    Vì nó là Omicron. Hiện giờ Omicron có lẽ đã xuất hiện ở hầu hết mọi nơi, và có khi đã lấn át luôn Delta rồi. Test nhanh kém nhạy, người mới bị test chưa ra dù đã có triệu chứng, điều này đã được khoa học ghi nhận ở chủng Omicron.

    Vậy vấn đề quan trọng là gì? Là có triệu chứng nghi là Covid-19 thì 1 vạch, 2 vạch cũng chữa như nhau, và cũng phòng ngừa việc lây cho người khác. Nếu có phải đi đâu vì vẫn 1 vạch, thì 5K, nhất là khẩu trang. Đừng nói khẩu trang không có hiệu quả với Omicron, nhất là trong một cộng đồng đã chích ngừa. Mang khẩu trang đúng cách luôn hiệu quả.

    Làm được vậy thì không cần test tới test lui liên tục, hay PCR chi cho tốn kém. Hết bệnh là được.

    Thứ hai, bớt băn khoăn chừng nào vạch mờ, sao 7 ngày test còn 2 vạch? Nhất là trẻ con, không cần test hoài và không có cách nào để mau về 1 vạch. Covid-19 là một loại sốt siêu vi. Chừng nào hết virus là do cơ địa, không có thuốc nào uống vào giúp mau xuống còn 1 vạch được, lên mạng tìm mua lung tung chỉ tốn tiền.

    Có nhiều người triệu chứng hết mau mà 2 vạch nhiều ngày, không sao, triệu chứng hết là được.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    https://nld.com.vn/suc-khoe/ba...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:31:00 09-03-2022

    F0 triệu chứng nhẹ, khỏi bệnh bị hụt hơi khó thở, chẩn đoán tổn thương phổi

    Các bác sĩ cho biết, phần lớn các bệnh nhân COVID-19 được theo dõi điều trị khỏi bệnh, nhưng sau đó xuất hiện triệu chứng kéo dài vài tuần tới vài tháng, một số trường hợp để lại di chứng nặng nề. Các triệu chứng hay gặp sau nhiễm COVID-19 biểu hiện ở đa cơ quan, trong đó các biểu hiện về hô hấp là phổ biến.

    Hụt hơi, khó thở

    Anh Nguyễn Hải A. (36 tuổi, Hà Nội) nhiễm COVID-19 từ 12/1/2022 và được xác định khỏi bệnh ngày 21/1. Trong giai đoạn nhiễm COVID-19 cấp, anh chỉ có biểu hiện nhẹ là chảy dịch mũi và đau mỏi người. Đến thời điểm sau mắc COVID-19 gần 1 tháng, anh xuất hiện hụt hơi khi nói câu dài và cảm thấy khó thở khi đi lại nhanh. Anh tìm tới phòng khám chuyên khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai.

    Qua thăm khám, chụp phim và đánh giá chức năng hô hấp, anh được chẩn đoán tổn thương phổi kẽ, khả năng liên quan đến COVID-19 rối loạn thông khí hạn chế. Ngoài việc được kê thuốc điều trị, anh được bác sĩ hướng dẫn tập thở và vận động để phục hồi chức năng hô hấp và thể lực. Với người trẻ không triệu chứng khi nhiễm bệnh vẫn có thể mắc hội chứng hậu COVID-19. Vì vậy, việc theo dõi sát các biểu hiện bất thường của bản thân là việc cần thiết, không nên chủ quan.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:01:00 09-03-2022

    TP.HCM: Biến thể "Omicron tàng hình" chiếm ưu thế và lây lan nhanh

    Thông tin được giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM, sáng 9-3.

    Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên và Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng tham dự cuộc họp.

    Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận định một câu hỏi hiện nay được nhiều người quan tâm là sau Omicron sẽ còn làn sóng COVID-19 mới nào không?

    Trao đổi về việc này, ông Thượng cho biết theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chủng Omicron có hai biến thể là BA.1 và BA.2. Hiện nay, biến thể lây nhiễm ở các nước chủ yếu là BA.1, biến thể BA.2 chỉ mới xuất hiện tại một số nước ở châu Phi và dự kiến sẽ xuất hiện tại Ấn Độ thời gian tới.

    "Biến chủng BA.2 lây lan nhanh hơn BA.1. Nếu có làn sóng lây nhiễm mới biến thể BA.2, vắc xin vẫn có hiệu quả bảo vệ cơ thể không bị nặng, nhưng vắc xin không đủ để bảo vệ người không bị nhiễm. Do vậy việc tiêm chủng vắc xin COVID-19 vẫn đang được đẩy mạnh" - ông Thượng thông tin.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://tuoitre.vn/tp-hcm-bien...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 01:10:00 09-03-2022

    Có nên từ bỏ khái niệm F0, F1?

    Theo bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khái niệm F0, F1 nên bỏ. Bởi khái niệm F0, F1 chỉ là phân loại trong trường hợp dịch bệnh còn ít và chúng ta có thể khống chế  theo kiểu Zero Covid. Còn thời điểm này, cùng với việc mở cửa, chấp nhận sống chung, thích ứng an toàn, số lượng F0 tăng lên nhanh chóng thì cũng dần coi bệnh Covid-19 là một bệnh thông thường.

    Điều mà vị bác sĩ chuyên ngành truyền nhiễm lo ngại chính là cách quản lý người bệnh F0 hiện nay sẽ gây ra tình trạng bệnh nhân không biết dựa vào ai. Bởi khi trở thành F0 họ phải cách ly tại nhà và không được thăm khám bởi các chuyên gia y tế, rất khó khăn cho họ trong việc được tư vấn, hướng dẫn và điều trị kịp thời. Theo BS Phúc, có những trường hợp người bệnh quen biết bác sĩ đúng chuyên ngành, họ được hướng dẫn, tư vấn rất tốt. Tuy nhiên, những trường hợp không tiếp cận được các bác sĩ thì dễ dẫn đến điều trị sai và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vov.vn/xa-hoi/co-nen-t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 01:05:00 09-03-2022

    Không phải F0 nào cũng bị hậu COVID

    Cũng theo các chuyên gia, không phải F0 nào cũng phải đi khám và điều trị hậu COVID , thậm chí nếu lo lắng thái quá sẽ dẫn đến di chứng này. Tại Hội nghị khoa học thường niên Medlatec Group "Quản lý chất lượng và phòng, chống COVID-19", PGS.TS.BS Hoàng Thị Phượng, Giảng viên cao cấp, Phó chủ nhiệm bộ môn Nội, Trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng tuy nhiều người gặp phải hội chứng hậu COVID-19, nhưng không có nghĩa là tất cả những người bệnh đều phải đi khám hậu COVID.

    "Những người phải có triệu chứng của hậu COVID-19 thì mới đi khám. Nhóm F0 nằm viện, có viêm phổi, điều trị ICU thì sau khi ra viện, bác sĩ sẽ hẹn tái khám định kỳ 4 tuần, 8 tuần. Còn nhóm F0 nhẹ, không phải nhập viện thì chỉ đi tái khám khi có triệu chứng hậu COVID", bà Hoàng Thị Phượng khuyến cáo.

    Các chuyên gia nhận định, khi số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 càng tăng cao, thì số người có triệu chứng hậu COVID cũng gia tăng. Song, không phải ai cũng bị hậu COVID và tỷ lệ này cũng thấp. Hiện nay, nghiên cứu về hậu COVID còn rất ít và không có nhóm đối chứng và các nghiên cứu chủ yếu ở mức thống kê.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:22:00 08-03-2022

    Điều không nên làm trong vòng 30 phút trước khi test nhanh Covid-19

    Giáo sư Azeem Majeed, người đứng đầu bộ phận chăm sóc ban đầu và sức khỏe cộng đồng tại Đại học Hoàng gia London (Anh), cho biết "Kỹ thuật đúng có ảnh hưởng lớn đến kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2. Mọi người cần xì mũi, rửa tay và không nên ăn trước khi lấy mẫu". Những quy tắc này nhằm đảm bảo có một mẫu sạch.

    Trước khi thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào, bạn nên đọc hướng dẫn trên hộp vì mỗi loại có thể khác nhau. Hầu hết sẽ yêu cầu bạn đợi 30 phút sau khi ăn uống để lấy mẫu.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vietnamnet.vn/vn/suc-k...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:21:00 08-03-2022

    Thời điểm F0 nhiễm Omicron dễ làm lây lan virus

    Reuters đưa tin nghiên cứu do TS Amy Barczak, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston, Mỹ, thực hiện và đăng tải trên medRxiv trước khi được phản biện.

    Nhóm chuyên gia lấy mẫu máu của 56 người mắc Covid-19. Trong đó, 37 người nhiễm biến chủng Delta, 19 người nhiễm Omicron. Tất cả đều bị bệnh nhẹ, triệu chứng giống cúm và không ai phải nhập viện.

    Kết quả cho thấy các F0 bất kể nhiễm biến chủng nào, đã được tiêm chủng hay chưa, trung bình thời gian đào thải virus là khoảng 6 ngày sau khi khởi phát triệu chứng. Khoảng 1/4 người đào thải hết virus sau 8 ngày.

    TS Barczak cho biết không thể xác định chính xác cần bao nhiêu virus sống để F0 truyền bệnh cho người lành, nhưng nghiên cứu của họ vẫn cho thấy người mắc Covid-19 thể nhẹ có thể truyền virus trong khoảng 6 ngày, đôi khi lâu hơn. Các thông tin này là cơ sở để các nhà quản lý, hoạch định chính sách dựa vào đó làm căn cứ ban hành quy định về cách ly, đeo khẩu trang.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://zingnews.vn/thoi-diem-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ