Cập

Diễn biến dịch ngày 28/3: Trên 3.400 tỉ mua vắc xin COVID-19 cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi đã có 2 nhà tài trợ; 70% người bị hậu Covid-19 gặp 2 triệu chứng này

Được biết, ngân sách tính toán nếu mua 21,9 triệu liều vắc xin cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi khoảng 3.400 tỉ đồng, hiện đã có 2 nhà tài trợ, trong đó lô vắc xin đầu tiên sẽ về Việt Nam trong tuần này.

  diễn biến
  • 13:31:00 28-03-2022

    Mới: Không nhất thiết phải test COVID-19 thường xuyên cho mọi trẻ sơ sinh

    Ngày 28/3, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn Chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19.

    Theo đó, tiêu chí đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 được chăm sóc tại nhà được áp dụng các tiêu chí theo quy định tại Mục 2 của "Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19", và một số yêu cầu đặc thù.

    Người mắc COVID-19 là phụ nữ có thai để được điều trị tại nhà phải là người chưa có chỉ định chấm dứt thai kỳ, chưa có dấu hiệu chuyển dạ; Không có một trong các dấu hiệu cấp cứu hoặc bất thường sản khoa như:

    - Đau bụng liên tục và/hoặc tăng dần;

    - Ra máu âm đạo;

    - Ra nước ối;

    - Ngất hoặc co giật;

    - Phù mặt, chân, tay;

    - Đau đầu, nhìn mờ;

    - Không có cử động thai (đối với thai > 20 tuần) hoặc cử động thai yếu hơn bình thường;

    - Hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường khác.

    Đối với trẻ sơ sinh, để điều trị tại nhà, trẻ không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ; Không có một trong các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh:

    - Bú ít hoặc bỏ bú;

    - Ngủ li bì khó đánh thức;

    - Các dấu hiệu suy hô hấp: tần số thở > 60 lần/phút ở 2 lần đếm khác nhau, thở rên, thở khò khè, thở rít, phập phồng cánh mũi, rút lõm lồng ngực, có cơn ngưng thở trên 20 giây, SpO2<>

    - Co giật hoặc co cứng; cử động bất thường;

    - Thân nhiệt: Sốt >38°C, không giảm sau khi dùng thuốc hạ sốt, hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ; hạ thân nhiệt dưới 36°C sau khi đã ủ ấm;

    - Mắt sưng đỏ hoặc có mủ; rốn sưng đỏ hoặc chảy mủ;

    - Dấu hiệu mất nước: mắt trũng, môi khô, da nhăn nheo, tiểu ít;

    - Vàng da xuất hiện trước 3 ngày tuổi, đặc biệt là vàng da xuất hiện trong 24 giờ sau sinh; Vàng da kéo dài trên 14 ngày; Vàng da lan nhanh đến bụng, đùi, chân trong những ngày đầu sau sinh; Vàng lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân; Vàng da tăng nhanh; Vàng da kèm phân bạc màu;

    - Tiêu hóa: Nôn liên tục, bụng chướng, tiêu chảy, phân có máu;

    - Tình trạng bất thường khác của trẻ.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://suckhoedoisong.vn/moi-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:13:00 28-03-2022

    Hà Nội thêm 9.328 ca COVID-19 mới, tổng ca mắc vượt 1,63 triệu

    Sở Y tế Hà Nội tối 28/3 thông báo vừa ghi nhận thêm 9.328 ca COVID-19 mới, giảm thêm gần 300 ca so với hôm qua.

    Bệnh nhân phân bố tại 421 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (1.244); Hoàng Mai (649), Long Biên (527), Thanh Trì (500), Sóc Sơn (402).

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) đến nay là 1.450.118 ca. Thủ đô cũng vừa báo cáo bổ sung thêm 180.000 ca COVID-19, nâng tổng số ca COVID-19 lên hơn 1,63 triệu người.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://vtv.vn/suc-khoe/ha-noi...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:12:00 28-03-2022

    Ngày 28/3: Số mắc COVID-19 tiếp tục giảm xuống còn 83.376 ca; Hà Nội bổ sung 180.000 F0

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:57:00 28-03-2022

    Dịch Covid-19 giảm mạnh, "màu" cấp độ dịch của các địa phương thế nào?

    Cập nhật đánh giá cấp độ dịch Covid-19 tại địa phương theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ trên Cổng thông tin Bộ Y tế đến 12h ngày 28/3 cho thấy, 5 tỉnh thuộc vùng cam (tương đương cấp độ dịch 3) là Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Định, Phú Thọ và Yên Bái;

    21 tỉnh, thành thuộc vùng vàng (tương đương cấp độ dịch 2) là: Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Bến Tre, Hoà Bình, Hà Tĩnh, TP Hải Phòng, Hưng Yên, Lâm Đồng, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, TP Đà Nẵng, Đăk Lăk, Đăk Nông và Đồng Nai.

    37 tỉnh, thành còn lại là vùng xanh (cấp độ dịch 1), trong đó có 2 đô thị lớn nhất cả nước là TP Hà Nội và TP.HCM.

    Về chi tiết cấp độ dịch theo quy mô xã, phường, đến trưa ngày 28/3 cho thấy, cả nước hiện có 4.482 xã, phường thuộc vùng xanh, chiếm 42,3% trong tổng số xã, phường đánh giá; 2.709 xã, phường thuộc vùng vàng, chiếm 25,5%; số xã, phường thuộc vùng cam là 3.135 chiếm 29,6%; số xã, phường thuộc vùng đỏ là 257 chiếm khoảng 2,4%.

    Như vậy, so với đánh giá cấp độ dịch cách đây 10 ngày, số xã, phường thuộc vùng xanh đã tăng 145 xã, phường; số đơn vị thuộc vùng đỏ giảm 146 xã, phường; số đơn vị thuộc vùng vàng và vùng cam không có sự thay đổi nhiều.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://danviet.vn/dich-covid-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:06:00 28-03-2022

    Chuyên gia: Đã đến lúc Hà Nội nên cho karaoke hoạt động trở lại

    Từ 15/3, Việt Nam mở cửa lại du lịch đón khách quốc tế, hàng loạt các dịch vụ khác theo đó cũng được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, hiện các chủ quán karaoke ở Hà Nội vẫn đang mong ngóng từng ngày để được mở cửa.

    Lấy dẫn chứng việc TP.HCM cũng như nhiều địa phương khác đã cho phép karaoke, vũ trường hoạt động từ vài tháng nay, PGS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nêu quan điểm, thời điểm hiện tại, Hà Nội cũng nên cho dịch vụ karaoke mở cửa.

    “Tại Hà Nội, số ca COVID-19 tuy đang cao nhưng chúng ta đã xác định sống chung với dịch rồi thì vẫn nên cho các dịch vụ hoạt động trở lại. Cùng với đó là khuyến cáo người dân nếu ai đang có vấn đề về sức khỏe, đang là F0 hoặc mới tiếp xúc với ca bệnh thì cần tự giác phòng dịch lây lan”, ông Nga nói.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vtc.vn/chuyen-gia-da-d...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:19:00 28-03-2022

    BS Trương Hữu Khanh: Đang F0 gặp triệu chứng khác lạ, đừng chờ hết COVID mới làm điều này

    Hiện nay, những bệnh nhân mắc Covid-19 nhẹ nhưng phải nhập viện vì bệnh nền chiếm tỉ lệ lớn. Vì vậy, kiểm soát tốt bệnh nền trong làn sóng Omicron này rất quan trọng để có thể vượt qua giai đoạn F0.

    Lời khuyên dành cho người có bệnh nền, dù cao tuổi hay còn trẻ, là khi phát hiện mình mắc Covid-19 thì nên báo với y tế địa phương và bình tĩnh. Bởi lẽ, người bệnh nền hay không thì đến nay, hầu hết đã được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 đủ mũi rồi.

    Sau khi bác sĩ đánh giá sức khỏe, người bệnh nền thường được cấp thuốc kháng virus Molnupiravir. Thuốc được cấp thì nên uống, không nên sợ ảnh hưởng đến bệnh nền. Thậm chí, người càng có bệnh nền càng nên uống thuốc này để giảm nguy cơ phải nhập viện.

    Thường thì người uống Molnupiravir sẽ "bị hành" khoảng 3 liều đầu (1,5 ngày đầu) vì thuốc kháng virus là vậy, ai cũng gặp chứ không riêng gì người bệnh nền. Sau đó, khi cơ thể quen thuốc, dung nạp tốt là hết tình trạng này. "Bị hành" cũng chỉ là cảm giác đầy bụng, hơi biếng ăn.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://soha.vn/bs-truong-huu-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:17:00 28-03-2022

    Hậu Covid-19, bé trai 10 tuổi ở Hà Tĩnh bị viêm đa hệ nguy kịch

    Trước đó, ngày 22/2, em Trần Trung Q. bị nhiễm Covid-19 . Sau 10 ngày điều trị, Q. có kết quả âm tính, trở lại đi học cùng các bạn. Tuy nhiên sau đó, bé Q. xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, ho, nóng sốt, đau bụng ….

    Gia đình đưa Q. đi khám ở bệnh viện tuyến huyện không đỡ nên chuyển tuyến trên để điều trị. Đến ngày 27/3, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã có các chỉ định cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán cháu Q. bị viêm đa hệ (MIS-C) do hậu Covid-19 .

    Chị Lê Thị Len, mẹ cháu Q. cho biết: "Các thành viên trong gia đình đều mắc Covid-19, tuy nhiên chỉ có Q. là chuyển biến nặng hậu Covid-19. Thuốc điều trị để cứu tính mạng cho con trai cũng rất tốn kém”.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vietnamnet.vn/vn/suc-k...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:50:00 28-03-2022

    Covid-19 hạ cấp độ, chống dịch thay đổi như thế nào?

    Bệnh viện hồi sức bệnh nhân COVID-19 lớn nhất cả nước đã hoàn thành sứ mệnh sau hơn 8 tháng hoạt động và đang làm thủ tục để đóng cửa vào cuối tháng 3 này. Một đơn nguyên hồi sức bệnh nhân COVID-19 nguy kịch tại Bệnh viện Hoàng Mai - cơ sở y tế có nhiệm vụ điều trị bệnh nhân nặng nguy kịch với quy mô 500 giường cũng vừa dừng hoạt động. Hiện sức ép điều trị ca nặng ở các bệnh viện khác trên toàn quốc cũng đã giảm rõ rệt so với tuần đầu tháng 3.

    Việc hoạt động trở lại của các khu vui chơi ở thành phố Hồ Chí Minh, các sự kiện văn hóa ở nhiều tỉnh thành hay sự tấp nập của phố đi bộ Hồ Gươm sau hơn 1 năm phải dừng hoạt động do dịch bệnh là những minh chứng cho thấy sự thay đổi cả về nhận thức và hành động trước diễn biến dịch bệnh.

    Bao quát về tình hình dịch ở thởi điểm này, PGS.TS Trần Đắc Phu - cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết: trong thời gian qua số ca nhiễm Covid -19 cao nhưng chúng ta không bị quá tải hệ thống y tế, số chuyển nặng cũng không nhiều, số nhập viện cũng như số tử vong không cao do chúng ta đã tiêm vaccine trên toàn quốc đạt tỷ lệ cao, năng lực hệ thống y tế được nâng lên, công tác chống dịch cũng đã có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt hiểu biết phòng bệnh của người dân cũng được nâng lên.

    Đã đến lúc cần có cách tiếp cận khác với Covid -19 là quan điểm của PGS Trần Đắc Phu.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:01:00 28-03-2022

    Dự kiến tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi trong tháng 4: Tại sao trẻ bệnh nhẹ vẫn nên tiêm?

    Theo Bộ Y tế, dự kiến tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi trong tháng 4, ngay sau khi có vaccine do Australia viện trợ được chuyển đến Việt Nam.

    Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Bộ Y tế đã phối hợp rất chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương để lấy ý kiến cộng đồng, đặc biệt là phụ huynh học sinh từ 5 - 11 tuổi. Theo đó, tỷ lệ "đồng tình cao" khoảng 78%. Tỷ lệ "đồng tình" khoảng 18%, tổng cộng đạt 95 - 96%.

    Tuy nhiên, cũng không ít người cho rằng, trẻ em mắc Covid-19 có phản ứng nhẹ, không cần tiêm vaccine.

    Về điều này, GS.TS Phan Trọng Lân – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) lý giải, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu trẻ nhiễm Covid-19 thì ít triệu chứng và triệu chứng nhẹ hơn so với người lớn. Tuy nhiên, dù mắc Covid-19 dù ở lứa tuổi nào thì cũng có các biểu hiện từ không triệu chứng, có triệu chứng nhẹ, nặng và tử vong.

    Hơn nữa, khi mắc Covid-19, một số em có các triệu chứng kéo dài, có tình trạng sau Covid-19, một số em có di chứng cấp tính của Covid-19, có trường hợp viêm đa hệ nghiêm trọng. Dù rằng các ca nặng hiếm khi xảy ra ở trẻ em hơn so với người lớn nhưng nó vẫn là mối đe dọa với sức khỏe của trẻ.

    Còn khi tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, không chỉ bảo vệ sức khỏe cho trẻ mà còn giảm sự lây nhiễm. Đặc biệt hiện qua theo dõi, với biến chủng Omicron thì lây nhiễm nhiều hơn ở trẻ em, nhất là các em nhỏ chưa được tiêm chủng.

    "Như vậy, việc tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi có ý nghĩa rất quan trọng làm giảm nguy cơ bệnh nặng, giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người trong gia đình, đặc biệt người có nguy cơ cao, những người chống chỉ định tiêm chủng và chưa đến tuổi tiêm chủng", GS Lân nhận định.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://danviet.vn/du-kien-tie...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 01:08:00 28-03-2022

    Tái nhiễm thì hậu Covid-19 có nặng hơn?

    Trong báo cáo về công tác chống dịch tuần qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết người khỏi bệnh vẫn có khả năng tái nhiễm, do vậy cần tiếp tục hoàn thành tiêm vắc xin mũi 3.

    Về câu hỏi hậu Covid-19 lần 2, 3 có nặng hơn lần 1? Theo TS-BS Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cũng chưa thể biết được vì mọi điều là mới, phải có thêm dữ liệu mới có thể phân tích và đánh giá. Có những trường hợp hậu Covid-19 kéo dài, tuần lễ 1 - 2 bệnh nhân không viêm phổi, không thở máy, ECMO , nhưng 14 ngày sau xuất hiện biến chứng rối loạn đông máu , tắc mạch máu…

    BS Nguyễn Thế Hân, Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, chuyên gia khám hậu Covid-19, BV Thống Nhất (TP.HCM), cho biết thêm, với người mắc Covid-19 lần 2, lần 3 và hậu Covid-19 nặng hơn hay nhẹ hơn là không quan trọng. Bởi hậu Covid-19 của chủng Omicron là nhẹ, ít xâm lấn phổi hơn so với Delta. Nhưng chủng Omicron tác động làm viêm xoang nhiều và nhiều trường hợp đông máu.

    Về thắc mắc lần 1 mắc Covid-19 đã uống thuốc kháng vi rút Molnupiravir thì mắc lần 2 có uống tiếp được không? Theo BS Trương Hữu Khanh, chuyên gia bệnh truyền nhiễm, nếu nói mắc lần 2 có triệu chứng và có chỉ định thì cần thiết vẫn được uống Molnupiravir.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://thanhnien.vn/tai-nhiem...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:06:00 27-03-2022

    Trên 3.400 tỉ mua vắc xin COVID-19 cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi đã có 2 nhà tài trợ

    Theo thông tin từ Bộ Y tế, 13,7 triệu liều trong số này do Úc tài trợ. Bộ Y tế đã làm việc với Đại sứ quán Úc từ 22-3 và đã nhận được cam kết.

    Đợt vắc xin đầu tiên trong số này khoảng 9,7 triệu liều, gồm 700.000 liều vắc xin do Pfizer sản xuất và 9 triệu liều do Moderna sản xuất, có hạn sử dụng dài nhất đến tháng 7-2022, đang sẵn có tại Úc và có thể vận chuyển về Việt Nam ngay trong tuần này ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục.

    Đợt 2 có khoảng 4 triệu liều do Pfizer sản xuất, được Chính phủ Úc viện trợ thông qua UNICEF. Bộ Y tế cho hay phía Úc đang hoàn thiện các thủ tục và dự kiến cung cấp trong tháng 4-2022.

    Phía Úc sẽ sớm cung cấp các hồ sơ của vắc xin để Bộ Y tế khẩn trương cấp phép sử dụng theo quy định và vận chuyển về Việt Nam khi được phê duyệt.

    Ngoài 13,7 triệu liều này, dự kiến Mỹ sẽ tài trợ cho Việt Nam 10 triệu liều. 2 nguồn tài trợ này đủ sử dụng cho toàn bộ trẻ em trong độ tuổi 5 đến dưới 12.

    Trong đó, vắc xin Pfizer dành cho trẻ em chứa 10 mcg kháng nguyên, bằng 1/3 so với liều dành cho người lớn, vắc xin Moderna liều dành cho trẻ em chứa lượng kháng nguyên bằng 1/2 so với liều dành cho người lớn.

    Theo tính toán, chi phí nếu mua lô vắc xin cho lứa tuổi này khoảng 3.400 tỉ đồng. Việc tiêm chủng sẽ triển khai ngay từ tuần thứ 2 của tháng 4.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://tuoitre.vn/tin-sang-28...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:05:00 27-03-2022

    70% người bị hậu Covid-19 gặp 2 triệu chứng này

    Chỉ trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng trong vài tuần hoặc có thể cần phải nhập viện. Đó là trường hợp tải lượng virus cao và có bệnh nền.

    Tuy nhiên, nhiều người nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh rồi vẫn chưa yên, mà còn phải trải qua các triệu chứng khác nhau sau khi khỏi bệnh. Hầu hết đều gặp phải các vấn đề như rụng tóc, mệt mỏi, đau cơ.

    Theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge (Anh), 2 triệu chứng phổ biến mà đến 70% các trường hợp Covid kéo dài gặp phải là các vấn đề về trí nhớ và thiếu tập trung.

    Nghiên cứu chi tiết tiết lộ rằng cứ 10 bệnh nhân Covid-19 thì có 1 người gặp một số vấn đề về thần kinh sau nhiều tháng.

    Và có đến 75% những người gặp các vấn đề về thần kinh này gặp khó khăn trong việc tập trung. Những dấu hiệu này kéo dài trong khoảng 6 tháng đến 1 năm sau khi nhiễm bệnh.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://thanhnien.vn/70-nguoi-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ