Bé trai 1 tuổi bỗng bị nôn mửa và sốt cao, đi khám thì phát hiện ''cả bụng'' ký sinh trùng, nguyên nhân xuất phát từ vật dụng trong bếp mà nhà nào cũng có

Golf, Theo Trí Thức Trẻ 15:30 04/06/2022

Sau khi bị sốt và nôn mửa suốt 1 tuần, bé trai 1 tuổi ở Quảng Đông (Trung Quốc) được phát hiện cả cơ thể nhiễm ký sinh trùng, nhiều nhất là sán lá gan, sán lá phổi...

Theo thông tin từ tờ The Paper của Trung Quốc, một cậu bé 1 tuổi ở Trung Sơn, Quảng Đông (Trung Quốc) được đưa đến bệnh viện sau một tuần sốt và nôn mửa. Dựa trên kinh nghiệm, các bác sĩ điều trị kết luận rằng đây không phải là một ca bệnh đơn giản.

Quả đúng thực như vậy, kết quả xét nghiệm cho thấy cậu bé không chỉ bị nhiễm sán lá gan có thể gây suy gan mà còn nhiễm cả giun hút máu Nhật Bản và sán lá phổi, có thể nói cơ thể cậu đầy ký sinh trùng. Nhưng làm thế nào mà trẻ 1 tuổi bị nhiễm ký sinh trùng nặng đến như vậy?

Sau khi tìm hiểu về thói quen sinh hoạt của gia đình, bí ẩn cũng được giải đáp. Hóa ra gia đình đã sử dụng chung một chiếc thớt để thái thức ăn sống và chín trong một thời gian dài nên mới dẫn đến kết quả này.

Bé trai 1 tuổi bỗng bị nôn mửa và sốt cao, đi khám thì phát hiện cả bụng ký sinh trùng, nguyên nhân xuất phát từ vật dụng trong bếp mà nhà nào cũng có - Ảnh 1.

Cơ thể bé trai 1 tuổi chứa đầy ký sinh trùng

Thật trùng hợp, trước đó, một người đàn ông 82 tuổi ở Hàng Châu (Trung Quốc) cũng bị sốt cao trong nhiều ngày và thậm chí xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng huyết. Sau đó, bác sĩ tìm ra nguyên nhân trong máu của bệnh nhân là vi khuẩn Streptococcus suis (liên cầu lợn).

Nguyên nhân khiến người này bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus suis cũng là do chỉ dùng một chiếc thớt để nấu ăn, không tách riêng thớt thái đồ sống và chín.

Là vật dụng mà chúng ta nhất định phải dùng để thái rau, thái thịt hãy tưởng tượng dùng chiếc thớt sau khi thái thịt sống để thái trái cây thì khó mà không bị nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng!

Thớt bẩn, ''sát thủ'' luôn hiện hữu trong mỗi gia đình

Có thể bạn không tin rằng chiếc thớt chúng ta thường dùng để thái rau, thái thịt đôi khi còn bẩn hơn cả bồn cầu.

Một số tổ chức sức khỏe đã làm thống kê và kết quả là hơn 40% các vụ ngộ độc thực phẩm là do vệ sinh gia đình. Một dữ liệu nghiên cứu của Harvard cho thấy chiếc thớt mà chúng ta thường sử dụng có hàm lượng vi khuẩn lên đến 26.000/cm2.

Bé trai 1 tuổi bỗng bị nôn mửa và sốt cao, đi khám thì phát hiện cả bụng ký sinh trùng, nguyên nhân xuất phát từ vật dụng trong bếp mà nhà nào cũng có - Ảnh 2.

Thớt được cho là vật dụng bẩn nhất, với lượng vi khuẩn ẩn náu nhiều gấp 200 lần so với bồn cầu!

Kênh truyền hình Trung Quốc CCTV từng tiến hành một cuộc thí nghiệm, kết quả cho thấy một chiếc thớt đã sử dụng hơn 3 tháng thực sự chứa tới 200 triệu con vi khuẩn/cm2.

Những vết do dao làm bếp để lại trên thớt khi thái rau, thái thịt tưởng như không có gì, nhưng những khe hở nhỏ này đã bám đầy bụi bẩn. Thêm vào đó, sau khi cắt thịt sống, vi khuẩn, ký sinh trùng và vi rút trong thịt sống có thể vẫn còn ''trốn'' trên thớt ở những khe này. Và khi bạn cắt trái cây và rau củ một lần nữa, hơi ẩm trong trái cây và rau quả sẽ nuôi dưỡng các vi khuẩn và ký sinh trùng này.

3 việc cần làm để tránh thớt biến thành ''kẻ đầu độc'' cả gia đình

Trên thực tế, việc sử dụng thớt hợp lý và đúng cách thực sự không quá khó, dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn.

1. Không dùng thớt thái lẫn sống và chín

Dùng chung thớt thì tiện, nhưng đọc xong những tai hại trên, liệu bạn có dám dùng thớt để thái chung đồ sống với đồ chín nữa hay không? 

Tốt nhất, chúng ta nên chuẩn bị ít nhất 2 cái thớt ở nhà, một cái để thái thịt và một cái để đựng rau củ quả. Nếu bạn có nhu cầu đặc biệt, tốt nhất nên chuẩn bị thêm một chiếc thớt nữa.

Bé trai 1 tuổi bỗng bị nôn mửa và sốt cao, đi khám thì phát hiện cả bụng ký sinh trùng, nguyên nhân xuất phát từ vật dụng trong bếp mà nhà nào cũng có - Ảnh 3.

2. Thay thớt 2 năm một lần

Hầu hết các gia đình không có thói quen thay thớt thường xuyên, thậm chí có chiếc thớt đã sử dụng nhiều năm. Nếu bạn cũng nằm trong số đó, hãy xem dữ liệu thử nghiệm từ Báo cáo Người tiêu dùng của Trung Quốc dưới đây.

- Tổng số khuẩn lạc, nấm mốc và coliforms ở thớt hơn hai năm tuổi cao hơn đáng kể so với thớt dưới hai năm tuổi.

Do đó, mọi người nên thay thớt hai năm một lần. Thớt không đắt nhưng sức khỏe thực sự là vô giá.

3. Vệ sinh thớt đúng cách

Có lẽ, các bước để làm sạch thớt đối với nhiều người là rửa sạch với nước, sau đó để khô. Cách làm này không những không đạt được hiệu quả làm sạch mà còn tiếp tay cho vi khuẩn sinh sôi.

Bé trai 1 tuổi bỗng bị nôn mửa và sốt cao, đi khám thì phát hiện cả bụng ký sinh trùng, nguyên nhân xuất phát từ vật dụng trong bếp mà nhà nào cũng có - Ảnh 4.

Phương pháp đúng là rửa sạch bằng nước trước, sau đó rắc muối lên, rửa theo chuyển động tròn, lau nhiều lần bề mặt rồi rửa sạch bằng nước lại lần nữa. Hòa nước và giấm trắng vào bình tưới theo tỷ lệ 2:1, sau đó xịt lên bề mặt thớt. Cuối cùng là đặt ở nơi thoáng gió và để khô tự nhiên.

Ngoài ra, một quan điểm cho rằng bạn không nên dùng nước rửa bát để làm sạch thớt, vì chất tẩy rửa sẽ dễ lưu lại trên thớt!

Nguồn và ảnh: The Paper, Sohu, Asia One

https://kenh14.vn/be-trai-1-tuoi-bong-bi-non-mua-va-sot-cao-di-kham-thi-phat-hien-ca-bung-ky-sinh-trung-nguyen-nhan-xuat-phat-tu-vat-dung-trong-bep-ma-nha-nao-cung-co-20220513110036255.chn