7 "cạm bẫy" từ doanh nghiệp khiến túi tiền của chúng ta hao mòn

J, Theo Trí Thức Trẻ 20:20 06/02/2017

Các doanh nghiệp đều có nghệ thuật quảng cáo rất điêu luyện, khiến cho bạn nhiều lúc chẳng biết làm gì hơn ngoài... trả tiền.

Ngày nay, marketing là một phần không thể thiếu của bất kỳ ngành kinh doanh nào. Và mục đích của marketing là gì? Là đưa sản phẩm đến với khách hàng, và theo một cách nào đó "đặt bẫy", đẩy nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng lên một mức độ mới cao hơn.

Những cạm bẫy đó là gì? Hãy xem một số chiêu trò quảng cáo các doanh nghiệp thường dùng để bòn rút túi tiền của chúng ta nhé.

1. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Đây là một trong những chiêu trò đã quá kinh điển. Để bán được hàng, các doanh nghiệp luôn khiến sản phẩm của họ bắt mắt hơn trên biển quảng cáo.

7 cạm bẫy từ doanh nghiệp khiến túi tiền của chúng ta hao mòn - Ảnh 1.

Đó cũng chính là lý do vì sao ta có câu: "Hình ảnh chỉ mang tính chất quảng cáo". Miếng bánh hamburger mua ở cửa hàng luôn chỉ bằng một nửa so với những gì đăng trên các phương tiện truyền thông, đúng chứ?

2. Giá mồi

Nhìn bức hình dưới đây chắc bạn hiểu được phương pháp này rồi.

7 cạm bẫy từ doanh nghiệp khiến túi tiền của chúng ta hao mòn - Ảnh 2.

Nhìn chung, ý tưởng của phương pháp này là đưa ra các mức giá để chúng ta so sánh, trong đó có một sản phẩm là "mồi". Cái mồi này thường có giá rất cao, và nó sẽ khiến bạn cảm thấy việc bỏ tiền ra mua sản phẩm đắt thứ nhì trở nên thực sự hợp lý.

3. Giảm giá theo phong cách "thổi giá"

Sau này khi đi mua hàng giảm giá, hãy cân nhắc cho thật kỹ nhé. Rất nhiều cửa hàng treo biển giảm giá 20% - 30%, nhưng kỳ thực họ đã thổi mức giá cũ lên vài chục phần trăm trước khi giảm. Và sự thực, ai mà nhớ được mức giá cũ là bao nhiêu cơ chứ...

7 cạm bẫy từ doanh nghiệp khiến túi tiền của chúng ta hao mòn - Ảnh 3.

4. Giữ giá, nhưng giảm số lượng

Nền kinh tế có thể trồi sụt, nhưng có những mặt hàng vẫn luôn giữ giá cực kỳ hấp dẫn, cứ như sinh ra là để được mua vậy.

Nhưng kỳ thực, doanh nghiệp có thể cắt giảm số lượng bên trong nhằm đảm bảo lợi nhuận mà không phải tăng giá.

7 cạm bẫy từ doanh nghiệp khiến túi tiền của chúng ta hao mòn - Ảnh 4.

5. Hiệu ứng Gruen

Sở dĩ có cái tên này là do trung tâm thương mại đầu tiên thiết kế theo phong cách "bòn tiền" được chính kiến trúc sư người Áo Victor Gruen thực hiện vào những năm 1930.

Trước khi Gruen "ra tay", các trung tâm thương mại thường gồm các tòa nhà một tầng, có đường nối với nhau. Nhưng quan điểm của Gruen là tất cả các cửa hàng chỉ nên về chung một mái nhà, tạo cảm giác như một siêu thị thời hiện đại.

7 cạm bẫy từ doanh nghiệp khiến túi tiền của chúng ta hao mòn - Ảnh 5.

Hơn nữa, bên trong các tòa nhà của Gruen có ít cửa sổ, và đặc biệt là không có đồng hồ. Một môi trường như vậy làm người ta không còn nhận thức về thời gian. Kết hợp cùng ánh sáng và mùi hương dễ chịu, khách hàng dễ quên đi mục đích chính mà móc tiền ra thanh toán.

6. Xe đẩy siêu thị ngày càng to

Nếu có thể nhìn lại quá khứ, bạn sẽ nhận ra một điều rằng giỏ xách và xe đẩy có sẵn trong siêu thị ngày nay đã lớn hơn rất nhiều.

7 cạm bẫy từ doanh nghiệp khiến túi tiền của chúng ta hao mòn - Ảnh 6.

Trong khi đó theo như thống kê, các khách hàng sử dụng xe đẩy thường có xu hướng mua sắm nhiều hơn tới 40%. Vậy là đủ hiểu rồi đúng không?

7. Nghệ thuật sắp đặt trong siêu thị

Đầu tiên là thực phẩm. Quầy thực phẩm lúc nào cũng nằm khuất phía sâu bên trong, nhằm đảm bảo khách hàng phải đi qua tất cả các kệ trước khi tiếp cận được đến đó. Mục đích thì tất nhiên, để họ mua thêm hàng hóa thôi!

7 cạm bẫy từ doanh nghiệp khiến túi tiền của chúng ta hao mòn - Ảnh 7.

Nhưng chưa hết. Nhằm "bòn rút" tối đa ví tiền của người tiêu dùng, các kệ hàng cũng được sắp đặt rất nghệ thuật. Các kệ ngang tầm mắt sẽ chứa những nhãn hiệu nổi tiếng, doanh số cao và có giá không rẻ. Nhưng mặt hàng ít tiếng tăm và rẻ hơn sẽ được xếp lên cao, hoặc dưới thấp. Đặc biệt, phía dưới sẽ được đặt các mặt hàng liên quan đến bánh kẹo, đồ chơi, vì đó là tầm mắt của trẻ em.

Nguồn: Bright Side