4 thói quen chăm sóc cơ thể tưởng sạch sẽ và an toàn nhưng lại âm thầm đánh cắp sức khỏe

Chang, Theo Tổ quốc 21:30 19/11/2021

Trong 4 thói quen dưới đây, chắc hẳn bạn sẽ phạm phải ít nhất 1 cái, nên thay đổi ngay.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường có những thói quen chăm sóc cơ thể quen thuộc như cắt móng tay hay ngậm vào ngón tay đang bị chảy máu... Tuy nhiên, ít ai biết rằng đôi khi những hành động tưởng chừng sạch sẽ và an toàn này lại đang âm thầm phá vỡ sức khỏe của chúng ta.

Dưới đây là 4 thói quen như thế và hướng dẫn thay đổi đúng cách để bạn có thể bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.

1. Ngậm ngón tay đang bị chảy máu

Không biết xuất phát từ đâu nhưng trong tiềm thức của nhiều người, chúng ta thường có thói quen ngậm ngón tay đang chảy máu khi bị thương, có thể do đứt tay vì dao cắt vào chẳng hạn. Cảnh này bạn có thể thấy rất nhiều trong các bộ phim.

Tuy nhiên, hành vi này thực ra lại là phản khoa học! Hành vi liếm hoặc ngậm vết thương thường xuất hiện trên động vật, đối với chúng là cách tốt nhất để làm sạch vết thương, tuy nhiên phương pháp này không phù hợp với con người do chức năng miễn dịch của người và động vật là khác nhau.

Chỉ 1% nước bọt là lysozyme, các yếu tố đông máu… có thể tiêu diệt một số vi khuẩn trên vết thương và cầm máu mà thôi. Hơn nữa, miệng của chúng ta có rất nhiều vi khuẩn, khi chúng ta ngậm vết thương, những vi khuẩn này sẽ được đưa đến vết thương và dễ xảy ra nhiễm trùng.

Cách đúng:

- Vết cắt và trầy xước thông thường, chỉ chảy máu nhẹ thì cần khử trùng bằng cồn hoặc iodophor.

- Vết cắt do vật sắc nhọn: Rửa sạch vết thương bằng nước ấm, sau đó lau cẩn thận bằng nước oxy già, tốt nhất là dùng gạc.

- Nếu vết thương nghiêm trọng, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

2. Móng tay cắt ngắn cụt và tròn

Móng tay quá dài, chất bẩn dễ tích tụ thì cần cắt là chuyện chăm sóc cơ thể đương nhiên ai cũng làm. Tuy nhiên, nhiều người quen với việc cắt móng tay cụt lủn, cắt sát tận thịt, vết cắt ngắn và tròn, đây thực sự là cách cắt móng tay cực kì sai.

Nếu cắt móng tay quá ngắn, da quanh móng dễ đàn hồi, dễ bong và quấn lấy đầu móng, lâu ngày mép cuối móng sẽ ăn sâu vào da dẫn đến hiện tượng "móng mọc ngược".

Lúc này, vi khuẩn còn sót lại sẽ khiến móng bị rụng và phát triển thành bệnh nấm móng, trường hợp nặng có thể bị nhiễm trùng, chảy mủ thậm chí có thể gây nhiễm trùng huyết.

Cách đúng:

- Rửa tay bằng nước ấm trước khi cắt móng tay.

- Cắt phần móng ở chính giữa ngón tay trước, sau đó mới cắt sang 2 bên, cắt thành hình bầu dục phẳng và nhớ đừng cắt quá ngắn, hãy để lại một đoạn ngắn móng chừa da ngoài phần thịt.

- Dùng dụng cụ để làm giảm độ sắc nhọn của các đầu móng vừa cắt.

- Cuối cùng, rửa sạch tay lại bằng nước ấm.

3. Thích gội đầu bằng nước quá nóng

Nếu bạn thường gội đầu với nhiệt độ nước trên 40 độ C, nó sẽ gây ra một số hư tổn cho tóc của bạn. Gội đầu bằng nước quá nóng không những không làm tóc sạch hơn mà còn làm tổn thương các nang tóc, kích thích tuyến bã nhờn của da đầu, khiến tóc tiết nhiều dầu hơn.

Về lâu dài có thể xuất hiện các dấu hiệu rụng tóc, kèm theo đó là đau đầu, chóng mặt và các cảm giác khó chịu khác.

Cách đúng:

- Nhiệt độ nước thích hợp để gội đầu là từ 38 ~ 40 độ C. Tốt nhất nên làm ướt tóc trước khi gội đầu, nếu không, lỗ chân lông chưa mở hết, không có lợi cho việc làm sạch sâu.

4. Ngoáy rốn quá kĩ

Rốn là phần còn lại của dây rốn, qua đó thai nhi có thể hấp thụ chất dinh dưỡng và chuyển hóa chất thải. Sau khi bào thai được sinh ra, dây rốn sẽ được thắt lại và cắt, ẩn trong khoang bụng và trở thành rốn của chúng ta.

Đối với chúng ta, rốn là vật vô dụng, rất dễ chứa mồ hôi, bụi bẩn rơi ra ngoài da. Nhìn thấy rốn bẩn, một số người luôn muốn ngoáy ngón tay vào rốn để lấy ra chất bẩn.

4 thói quen chăm sóc cơ thể tưởng sạch sẽ và an toàn nhưng lại âm thầm đánh cắp sức khỏe - Ảnh 2.

Tuy nhiên, không thể làm như vậy một cách tùy tiện, nếu không sẽ dễ làm tổn thương da, dễ gây viêm nhiễm, hậu quả nghiêm trọng hơn là vi khuẩn kích thích phản xạ thần kinh nội tạng và gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.

Cách đúng:

Nếu bạn thấy rốn của bạn bị bẩn và cần được làm sạch, chỉ cần lau nhẹ bằng tăm bông nhúng nước.

Nguồn và ảnh: Kknews, Healthline