Yếu tố tâm lý đằng sau thành công của cặp tai nghe không dây Apple AirPod

Nguyễn Hải, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 17/06/2018

Dù bị cả thế giới Internet cười nhạo khi ra mắt, nhưng giờ AirPod đã trở thành chiếc tai nghe không dây bán chạy hàng đầu thế giới. Khoa học về tâm lý con người có thể giải thích cho điều này.

Nếu có câu nói nào đó có thể dậy cho chúng ta nhiều điều về lịch sử, thì đó là “cười người hôm trước, hôm sau người cười.”

Năm 1897, chiếc ô tô đầu tiên đã được bán. Không ai tin được rằng, những chiếc xe đó sẽ thay thế ngựa – đến nỗi vì thế, tốc độ cả chiếc ô tô được gọi là “sức ngựa” để so sánh. Ngày nay có hơn 1 tỷ chiếc ô tô đang lưu thông trên đường.

Tương tự như vậy, khi tai nghe bluetooth xuất hiện dưới dạng nguyên mẫu trên thị trường vào cuối những năm 1990, chúng đã gặp phải sự nghi ngờ. Tự nói chuyện một mình trên phố với một ngón tay đặt ở tai ư? Nó làm bạn trông giống như thành viên của một hội bí mật nào đó – hoặc đang bị điên. Tuy nhiên, chỉ bốn năm sau khi ra mắt, nó được xem là sáng chế tốt nhất của Time Inc. trong năm 2002. Tua nhanh đến 15 năm sau, khi chiếc AirPod ra mắt, nó đã trở thành tai nghe không dây thực sự bán chạy hàng đầu thế giới.

Yếu tố tâm lý đằng sau thành công của cặp tai nghe không dây Apple AirPod - Ảnh 1.

Và khi Amazon ra mắt chiếc loa thông minh Echo bốn năm trước, ý tưởng về việc đặt mua giấy toilet qua một trợ lý ảo có tên Alexa hoàn toàn có thể là điều đưa bạn vào viện tâm thần. Giờ đây có khoảng 50 triệu thiết bị điều khiển bằng âm thanh này đã được bán ra.

Điều gì khiến cho các công nghệ này được sự chấp nhận của số đông? Trong khi đó, tại sao chiếc kính thông minh Google Glass lại thất bại, dù người tiêu dùng đã háo hức mua đến hơn 1 triệu thiết bị đeo thực tế ảo này? Điều gì khiến bạn chuyển từ người không quan tâm đến trở thành người hâm mộ cuồng nhiệt?

Mọi tiến bộ công nghệ và sản phẩm phổ biến ngày nay đều từng bị xem như những phiên bản kỳ cục của điều gì đó mà bạn không bao giờ định sử dụng. Đã từng có thời mọi người không bao giờ bước vào trong xe của một người nào đó (giờ ta có Uber), cũng như ngủ ở trong nhà họ (nhờ có Airbnb). Tương tự như vậy, tin tưởng vào các hệ thống thanh toán trên thiết bị di động từng là điều gì đó quá xa vời trong trí tưởng tượng của mỗi người.

Vậy điều gì đã thay đổi họ? Sự chấp nhận của xã hội.

Yếu tố tâm lý đằng sau thành công của cặp tai nghe không dây Apple AirPod - Ảnh 2.

Tâm lý về sự chấp nhận công nghệ

Các nghiên cứu tâm lý học đã cho thấy, các động lực có thể có quyền lực để tác động đến cách chúng ta cảm nhận thế giới. Năm 1935, nhà tâm lý học xã hội người Mỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ, Muzafer Sherif thực hiện một thử nghiệm để kiểm tra giả thuyết của mình về việc các nhân tố xã hội tác động đến nhận thức.

Để kiểm tra lý thuyết của ông, các cá nhân trong phòng tối được hiển thị một chấm sáng nhỏ dường như đang di chuyển, nhưng thực ra vị trí của nó vẫn giữ nguyên. Khi những người tham gia được hỏi rằng chấm sáng đó di chuyển như thế nào, nhận định của các nhóm đều tập trung dựa trên “tiêu chuẩn xã hội” từ đồng nghiệp của họ.

Nói cách khác, ông chứng minh rằng, khi đối mặt với ảnh hưởng và áp lực của việc ra quyết định theo nhóm, các cá nhân sẽ liên kết câu trả lời của mình với của người khác – ngay cả khi đốm sáng đó không bao giờ di chuyển. Từ những điều tầm thường trở thành điều thông thường.

Yếu tố tâm lý đằng sau thành công của cặp tai nghe không dây Apple AirPod - Ảnh 3.

Nhiều nhà tiếp thị đã sử dụng hiện tượng xã hội này. Ví dụ, Apple đã tạo ra một nhận thức về sản phẩm bằng cách đặt những chiếc AirPod vào tay những người có ảnh hưởng. Bằng cách này, khi bạn thấy một đoạn video mới của YouTuber mà mình yêu thích, với cặp AirPod trong tai họ, nó như đại diện cho một phong cách sống mới mà bạn mong mỏi được học theo. Đổi lại, nó cũng trở thành một nhận thức thông thường để bạn muốn mua chúng.

Khả năng biến các khách hàng thụ động – hay các nhà phê bình – thành những người cuồng tín có liên quan đến một nghiên cứu của Henri Taifel 50 năm trước. Lý thuyết của ông cho rằng, ông có thể tạo nên lòng trung thành “nhân tạo” cho một nhóm người, đủ để họ sẽ phân biệt đối xử với một nhóm khác.

Đây được gọi là “Thí nghiệm gieo mầm” (Seminal Experiment). Trong đó, Taifel lựa chọn ra các cá nhân của nhóm dựa trên câu trả lời của họ đối với các bài tập tầm thường (như số lượng các chấm hiện ra trên tường). Khi nhóm được tập hợp với nhau, các cá nhân đột nhiên trở nên ràng buộc lẫn nhau bằng lòng trung thành mới được tìm thấy này, chỉ đơn giản dựa trên các câu trả lời ban đầu họ đưa ra.

Yếu tố tâm lý đằng sau thành công của cặp tai nghe không dây Apple AirPod - Ảnh 4.

Thí nghiệm này được sử dụng để tham chiếu cho lượng fan Apple trong những năm Steve Jobs còn điều hành. Làm thế nào những người này trở nên trung thành với nhau và với Apple, cũng như quá thù địch với những người khác như vậy?

Chủ thể của danh tính xã hội gắn chặt với cách bộ não của chúng ta vận hành, vốn luôn muốn trở thành một phần của nhóm. Được nổi lên nhờ các quyết định của những người chấp nhận sớm, xã hội có thể nhanh chóng cảm thấy nó như đang bị bỏ rơi, bất kể công nghệ hay tiến bộ đó kỳ quặc như thế nào. Từ chiếc Pebble Watch cho đến Bitcoin, những người chấp nhận sớm đang dự đoán điều vĩ đại tiếp theo sẽ trở nên to lớn hơn. Một trăm năm sáng tạo tiếp theo sẽ đưa chúng ta đến với những điều tưởng chừng kỳ quặc.

Tham khảo Quartz