Xa nguyên tác cả cây số, bộ phim chuyển thể Hoa Ngữ nào được lòng khán giả hơn? (P. 2)

Búp, Theo Trí Thức Trẻ 16:00 18/03/2018

Cùng thay đổi nội dung so với nguyên tác gốc, nhưng số phận của 10 bộ phim chuyển thể Hoa Ngữ này lại chẳng hề giống nhau.

Tiếp nối phần trước, dưới đây là 5 tác phẩm chuyển thể tiếp theo khiến khán giả phải đau đầu với công cuộc "truy tìm nguyên tác". Hẳn nhiên, có những bộ phim nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt sau khi cải biên, nhưng có những bộ phim lại bị người xem "ném đá" thậm tệ.

6. Hà Thần

Web drama Hà Thần là tác phẩm được chuyển thể từ tiểu thuyết Hà Thần – Qủy Thủy Quái Đàm của tác giả chuyên viết tiểu thuyết về đề tài phiêu lưu mạo hiểm, kinh dị - Thiên Hạ Bá Xướng. Tuy bộ phim được đánh giá 8,3 điểm trên trang mạng Douban, những độc giả trung thành của Hà Thần, đều đặt chung câu hỏi: "Nguyên tác đi đâu rồi?"

Xa nguyên tác cả cây số, bộ phim chuyển thể Hoa Ngữ nào được lòng khán giả hơn? (P. 2) - Ảnh 1.

Khán giả hoang mang khi không biết nguyên tác của "Hà Thần" đã "lạc trôi" đến nơi đâu?

Trong thời kỳ dân quốc, Thiên Tân thường xuyên phải đối mặt với lũ lụt, những chuyện kỳ lạ quái dị liên tục xảy ra. Đội trưởng đội cảnh sát Năm Sông - Quách Đắc Hữu (Lý Hiện) - được sư phụ "Lão Hà Thần" truyền dạy tài nghệ thắp khói biện oan, an ủi được vô số oan hồn.

Xa nguyên tác cả cây số, bộ phim chuyển thể Hoa Ngữ nào được lòng khán giả hơn? (P. 2) - Ảnh 2.

Tuy Quách Đắc Hữu và Đinh Mão là hai nhân vật trong nguyên tác "Hà Thần", nhưng vẫn có sự thay đổi so với hình tượng gốc

Hội trưởng thương hội vận chuyển đường thủy chết đuối một cách khó hiểu, Quách Đắc Hữu bị hiềm nghi. Anh cùng với con trai hội trưởng là Đinh Mão (Trương Minh Ân), thanh mai trúc mã Cố Ảnh và con gái thư ký trưởng ủy ban thành phố Thiên Tân - Tiêu Lan Lan - cùng điều tra vụ án, phát hiện tất cả những chuyện kì lạ đều liên quan đến "Ma Cổ Đạo", một tổ chức tà giáo từng hoành hành 20 năm trước. Vì ngăn chặn sự khôi phục của Ma Cổ Đạo mà cả bốn người họ bị cuốn vào những vụ án ly kỳ.

Xa nguyên tác cả cây số, bộ phim chuyển thể Hoa Ngữ nào được lòng khán giả hơn? (P. 2) - Ảnh 3.

Tiểu Thần Bà Cố Ảnh là nhân vật được "vẽ" thêm trong phiên bản phim

Không chỉ nội dung khác đến mức "cha đẻ" cũng không nhận ra, mà đến hai bóng hồng trong phim là Cố Ảnh (Vương Tử Tuyền) và Tiêu Lan Lan cũng là những nhân vật vốn không hề có trong nguyên tác. Web drama Hà Thần chỉ lựa chọn một vài chi tiết cốt lõi trong nguyên tác và phát triển thành một câu chuyện hoàn toàn mới.

7. Nơi Nào Đông Ấm, Nơi Nào Hạ Mát

Thêm một tác phẩm gây thất vọng cho khán giả khi chuyển thể là Nơi Nào Đông Ấm, Nơi Nào Hạ Mát của tác giả Cố Tây Tước. Trên trang mạng Douban, phiên bản truyền hình chỉ được khán giả đánh giá 3,3/10 điểm. Không những thế, Giả Nãi Lượng và Vương Tử Văn còn phải "hứng một rổ gạch đá" từ người xem khi phá vỡ hình tượng Tịch Si Thần, Giản An Kiệt trong nguyên tác.

Xa nguyên tác cả cây số, bộ phim chuyển thể Hoa Ngữ nào được lòng khán giả hơn? (P. 2) - Ảnh 4.

Khán giả không nhìn thấy ở Giả Nãi Lượng một Tịch Si Thần thầm yêu An Kiệt 12 năm, luôn lặng lẽ che chở cô

Dù những thay đổi trong kịch bản có sự can thiệp của cả Cố Tây Tước, thế nhưng, các fan "ruột" của phiên bản truyện vẫn không thể chấp nhận được màn cải biên này. Điều đáng thất vọng nhất đó là hình tượng trầm ổn thuở ban đầu của Tịch Si Thần đã bị biến tấu không thương tiếc. Ngay từ những tập đầu tiên, Giả Nãi Lượng đã mang đến một Tịch "Boss" không những kém sắc, vô duyên mà còn vồn vã, gượng ép nữ chính trong chuyện tình cảm. Vương Tử Văn cũng chẳng kém cạnh bạn diễn khi biến Giản An Kiệt thành cô gái u sầu, suốt ngày tìm kiếm bóng hình của Elvis - người đã chăm sóc cô những ngày ốm đau tại Nga.

Xa nguyên tác cả cây số, bộ phim chuyển thể Hoa Ngữ nào được lòng khán giả hơn? (P. 2) - Ảnh 5.

Khán giả cũng không nhìn thấy ở Vương Tử Văn một Giản An Kiệt lạnh lùng, lý trí

Mang danh "tình cũ tái hợp trên màn ảnh", ấy vậy mà cặp đôi chính cũng chẳng thể cứu vãn nổi thành tích đáng thất vọng của Nơi Nào Đông Ấm, Nơi Nào Hạ Mát bản truyền hình. Còn Cố Tây Tước được liệt vào danh sách những tác giả ngôn tình "số nhọ" bởi tác phẩm được chuyển thể thành phim tiếp theo của cô - Em Đứng Trên Cầu Ngắm Phong Cảnh, Người Đứng Trên Lầu Ngắm Lại Em - cũng không thành công.

8. Người Phiên Dịch

Người Phiên Dịch là tác phẩm truyền hình được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Mậu Quyên. Bộ phim mở đầu đầy ấn tượng với rating cán mốc 1,4%, còn rating trung bình sau 42 tập trình chiếu vượt 2%. Tuy gây sốt là thế, nhưng Người Phiên Dịch vẫn phải đối mặt với những ý kiến trái chiều bởi nội dung phim chẳng liên quan gì đến nguyên tác.

Xa nguyên tác cả cây số, bộ phim chuyển thể Hoa Ngữ nào được lòng khán giả hơn? (P. 2) - Ảnh 6.

"Người Phiên Dịch" gây sốt màn ảnh nhỏ, nhưng vẫn nhận nhiều ý kiến trái chiều do khác xa nguyên tác

Xa nguyên tác cả cây số, bộ phim chuyển thể Hoa Ngữ nào được lòng khán giả hơn? (P. 2) - Ảnh 7.

Các fan của "Người Phiên Dịch" ngơ ngác khi phiên bản phim mở đầu bằng mô-típ "oan gia ngõ hẹp" quen thuộc

Theo đánh giá của những khán giả từng đọc nguyên tác, sự thay đổi trong tính cách của Trình Gia Dương (Hoàng Hiên) là nguyên nhân khiến họ cộng điểm cho Người Phiên Dịch. Tuy nhiên, những sự thay đổi "nửa mùa" khác hoàn toàn khiến khán giả phải nhíu mày. Mối tình của hai nhân vật chính được đổi thành quan hệ "oan gia", anh trai của Trình Gia Dương bỗng dưng hóa bạn trai cũ của Kiều Phi (Dương Mịch).

Xa nguyên tác cả cây số, bộ phim chuyển thể Hoa Ngữ nào được lòng khán giả hơn? (P. 2) - Ảnh 8.

Kiều Phi khiến khán giả phát nản với tính cách mâu thuẫn

Bên cạnh đó, Kiều Phi trong nguyên tác gốc là người con gái mạnh mẽ, quật cường. Nhưng đối diện trước tình yêu với Trình Gia Dương, cô lại luôn tự ti, mặc cảm về xuất thân cùng địa vị của mình. Đến khi chuyển thể thành phim thì sao? Từ khi nào, Kiều Phi lại luôn đối đầu với Trình Gia Dương – người mà cô dùng cả thanh xuân để âm thầm mến mộ? Cũng từ khi nào, Kiều Phi chia tay với Trình Gia Dương chỉ vì lý do lãng nhách rất "mỳ ăn liền Hàn Quốc" là mắc bệnh hiểm nghèo?

9. Không Phụ Như Lai, Không Phụ Nàng

Với nội dung có phần nhạy cảm, nhà sản xuất web drama Không Phụ Như Lai, Không Phụ Nàng quyết định mời chính tác giả Chương Xuân Di (Tiểu Xuân) đảm nhận vị trí biên kịch để chấp bút kịch bản. Đến khi lên màn ảnh, fan "ruột" của nguyên tác phần nào nhận thấy, phiên bản phim có nội dung khác đến 80%. Tuy cách xa nguyên tác "một vạn tám nghìn dặm", nhưng web drama này vẫn nhận về phản hồi tương đối tích cực từ người xem.

Xa nguyên tác cả cây số, bộ phim chuyển thể Hoa Ngữ nào được lòng khán giả hơn? (P. 2) - Ảnh 9.

"Không Phụ Như Lai, Không Phụ Nàng" gần như là một tác phẩm hoàn toàn mới do chính tác giả Chương Xuân Di sáng tác lại

Xa nguyên tác cả cây số, bộ phim chuyển thể Hoa Ngữ nào được lòng khán giả hơn? (P. 2) - Ảnh 10.

Pháp sư La Trì với lý tưởng truyền bá đạo Phật được khán giả yêu mến bởi… đẹp trai

Trong thế giới tương lai, con người có thể quay trở về quá khứ bằng các thiết bị hiện đại và thu thập thông tin từ những thời đại đó. Ngải Tình (Dung Trác) xuyên không, đến Khâu Từ (Tây Vực) của mấy ngàn năm trước. Trong lúc chiến loạn nguy nan, Ngải Tình đã gặp gỡ tăng nhân La Trì - khi này chỉ mới 15 tuổi.

Xa nguyên tác cả cây số, bộ phim chuyển thể Hoa Ngữ nào được lòng khán giả hơn? (P. 2) - Ảnh 11.

Ngải Tình trong phiên bản web drama là cô gái sống ở năm 2317, không nhớ bản thân là ai và có phần "bánh bèo", khác xa Ngải Tình thông minh, am hiểu Phật Pháp trong nguyên tác

Từ nhỏ, La Trì (Ngưu Tử Phiên) đã từ bỏ cuộc sống hoàng tộc, khổ tu Phật pháp, bôn ba khắp nơi, hy vọng giúp con người biết yêu thương và khoan dung hơn, không còn phân tranh. Qua những lần trải nghiệm, Ngải Tình cảm nhận được sự khác biệt giữa hai thế giới, cổ vũ La Trì kiên định hơn với lý tưởng của mình.

10. Phiêu Hương Kiếm Vũ

Web drama kiếm hiệp đang trình chiếu - Phiêu Hương Kiếm Vũ - cũng là một trong những tác phẩm chuyển thể đến "cha đẻ" cũng không nhận ra nguyên tác. Được cải biên từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả kiếm hiệp nổi tiếng - Cổ Long, Phiêu Hương Kiếm Vũ đang nhận về nhiều ý kiến tiêu cực lẫn tích cực từ phía người xem. Trên Douban, có nhiều nhận xét cùng đánh giá một sao của cư dân mạng cho rằng: "Cổ Long chắc bị làm cho tức chết mất!", "Thành thật mà nói, tôi đã thất vọng với phim võ hiệp remake bây giờ lắm rồi"...

Xa nguyên tác cả cây số, bộ phim chuyển thể Hoa Ngữ nào được lòng khán giả hơn? (P. 2) - Ảnh 12.

Tác giả Cổ Long có lẽ phải "khóc ròng" khi xem web drama chuyển thể từ nguyên tác "Phiêu Hương Kiếm Vũ" của mình mất!

Không chỉ nội dung bị thay đổi đến mức chẳng người hâm mộ nào nhận ra nổi, mà dàn nhân vật trong nguyên tác của Phiêu Hương Kiếm Vũ cũng bị cắt phăng hoặc thay đổi không thương tiếc. Đơn cử như nhân vật Tôn Mẫn do Ngô Ưu đảm nhận. Trong nguyên tác, Tôn Mẫn vốn là thê tử của Tam Tương đại hiệp Lăng Bắc Tu, bà còn có một đứa con gái tên Lăng Tâm khoảng 14-15 tuổi. Vậy mà khi lên phim, Tôn Mẫn lại trở thành một cô nàng đanh đá, có thân phận và sức mạnh thần bí, thậm chí có tình cảm cùng Y Phong/ Lữ Nam Nhân (Nhậm Ngôn Khải).

Xa nguyên tác cả cây số, bộ phim chuyển thể Hoa Ngữ nào được lòng khán giả hơn? (P. 2) - Ảnh 13.

Tôn Mẫn khác xa với hình tượng trong nguyên tác một trời một vực

Ở thời điểm khán giả Trung Quốc đang vô cùng thất vọng bởi các tác phẩm remake kiếm hiệp đều cải biên quá đà, làm mất cái "chất" vốn có của truyện gốc, thì việc Phiêu Hương Kiếm Vũ được trình chiếu quả nhiên đã "đổ thêm dầu vào lửa".