Tìm ra "thủ phạm" khiến nam thanh niên lên nóc nhà lúc nửa đêm

BBT, Theo Trí Thức Trẻ 07:55 05/05/2014

Cư dân mạng đã nhanh chóng tìm ra facebook của nhân vật chính trong clip quay lén cảnh “phê pha” của thanh niên có biểu hiện “ngáo đá” đang xôn xao giới trẻ mấy ngày gần đây, đồng thời cũng tìm được “thủ phạm” gây ra những hành động bất bình thường ấy.

Mới đây, clip về một nam thanh niên có những động tác nhảy múa không bình thường trên sân thượng lúc nửa đêm được cộng đồng mạng lan truyền với tốc độ chóng mặt. Không giống những vụ liên quan đến thanh niên “ngáo đá” khác, clip này được các bạn trẻ quan tâm hơn bởi ngoài nghi án “ngáo” do “đá”, nhiều người còn cho rằng thanh niên này còn bị ảo giác do kết hợp nhạc idosing – loại nhạc được mệnh danh là “ma túy số”.


Idosing là trào lưu nghe nhạc quái đản của giới trẻ từ năm 2010, vẫn âm thầm tồn tại đến nay. Tuy được quảng cáo là “phê hơn đập đá, rít cỏ”, “có thể mang cảm giác hân hoan, bồng bềnh” nhưng có lẽ ngoài inh tai, nhức óc, chưa mấy ai thấy được độ “phê” khi chỉ sử dụng loại nhạc này. Vậy nên, đứng trước nghi án một thanh niên “phê” do nhạc idosing đã khiến không ít người tò mò.

Ngay sau khi đăng tải, cư dân mạng đã nhanh chóng truy lùng ra facebook của nhân vật chính. Người có tên là T.C tự nhận mình là nam thanh niên “ngáo đá” trong clip và khẳng định mình không hề “ngáo đá” như dân mạng đồn đoán. T.C cũng cho biết, anh gặp khá nhiều rắc rối, nhất là việc “giải trình” với gia đình khi bị đổ oan rằng sử dụng ma túy đá.
 


T.C giải thích nguyên nhân lên tầng thượng nhảy điên cuồng giữa đêm khuya - Ảnh chụp màn hình facebook.


Ý kiến của cộng đồng mạng - Ảnh chụp màn hình facebook.

Tuy nhiên, T.C cũng thừa nhận thủ phạm khiến mình “quẩy” tưng bừng, bất chấp nguy hiểm như thế đúng là idosing như nhiều người dự đoán. “Có lẽ do em nghe nhạc từ chiều đến tận nửa đêm nên đã hành động không ý thức. Nhưng em chỉ nghe nhạc, chứ không phải nghe khi dùng ma túy. Mọi người cứ thấy ai có hành động bất thường là lại cho là “ngáo đá”, oan em quá”, T.C chia sẻ thêm.
 
Như vậy, đây là một minh chứng có thực về tác hại của nhạc ma túy idosing. Loại nhạc này tuy không phải là một dạng ma túy, nhưng luôn ẩn chứa những hiểm họa không kém gì ma túy, trong đó tác hại gây ảo giác, hành động quá khích khi nghe nhiều là có thật. Rất may là thanh niên trong clip chưa để xảy ra hậu quả gì đáng tiếc, nhưng cũng không ai dám chắc một ngày nào đó không có những điều đáng tiếc xảy ra.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày