Người đàn bà 20 năm làm nghề bốc xác có một không hai

Hoàng Dương, Theo Trí Thức Trẻ 00:01 01/12/2012

“Nghề nào cũng là nghề, mỗi người một nghề miễn là chính đáng mà chú” đó là tâm sự của chị Phạm Thi Bình khi nói về nghề bốc mộ, nhặt xác của mình.

Không chỉ riêng thôn Đại Cầu, xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, Hà Nam mới biết đến chị Bình, mà những vùng lân cận, ai cũng biết rõ khi hỏi thăm về chị. Chị Bình nổi tiếng với nghề bốc mộ, nhặt xác tử thi khắp một vùng. Cũng bởi vì cái nghề có một không hai này, mà người dân quen gọi chị là Bình "hài cốt", Bình "bốc mộ".

Chị Phạm Thị Bình, sinh năm 1973, tại thông Đại Cầu, xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, Hà Nam. Hiện chị Bình đang sống cùng mẹ già và em trai. Cô con gái duy nhất của chị sinh năm 1993 đã lấy chồng về Hải Phòng.

Rợn người nghề bốc mộ trong đêm

Nghề bốc mộ đến với bà Bình như một định mệnh. Năm 14 tuổi chị Bình đã đã đi bốc mộ kiếm cơm. Trong hơn 20 năm gắn bó với nghề, đã không ít lần bà cảm thấy lạnh gáy, rợn người khi gặp những sự cố mà nếu như người yếu bóng vía thì dễ ngất ngay tại chỗ. Chị cho rằng, có vô số nghề làm ban đêm, nhưng nghề ... đục phá quan tài thực sự là nghề đáng sợ.

Người đàn bà 20 năm làm nghề bốc xác có một không hai 1
Chị Phạm Thị Bình gắn bó với nghề bốc mộ hơn 20 năm nay

Một mình đào bới mộ ở bãi tha ma, sau đó tỉ mỉ nhặt tìm những mảnh xương, những bộ phận của cơ thể người chết đã phân hủy, rửa sạch và xếp gọn thành một thi hài nguyên vẹn. Khi tiếp xúc với hài cốt, một thứ mùi rất lạ, không xộc lên mà len sâu vào khứu giác, rợn người. Chị Bình cho biết, làm được nghề này phải có thần kinh thép. Mỗi người có một cái chết khác nhau, từ bệnh tật, tai nạn… 

Nhưng đáng sợ nhất là lại bốc phải mà xác người chết không phân hủy được. Khi gặp những mộ mà thi thể chưa phân hủy, người bốc mộ phải róc thịt từ xương ra, sau đó rửa sạch xương, xếp lại cho chuẩn một bộ thi hài. Càng không được làm sót và làm ẩu. Với chị Bình, làm ẩu là có lỗi với người cõi âm. 

Chi Bình kể: “Những hôm gặp xác người chưa phân hủy, chị cũng cảm thấy lạnh sống lưng. Xung quanh thì người nhà kêu khóc thảm thiết, càng thôi thúc chị làm trọn vẹn công việc của mình, vừa giúp đỡ người nhà họ, vừa yên lòng người cõi âm”.

Người đàn bà 20 năm làm nghề bốc xác có một không hai 2
Thời gian gần đây, anh trai chị Bình giúp chị trong công việc bốc xác hằng ngày

Đấy là bốc mộ người đẫ chết, còn những lần chị đi vớt xác người chết trôi sông hoặc tai nạn mà thi thể không còn nguyên vẹn. Nhặt nhạnh từng phần thi thể của người đã chết, chị tâm niệm một điều: “Người thân của gia đình nhà người ta cũng như của nhà mình, chỉ mong tìm được nguyên vẹn thi thể” 

Có lần chị đi bốc mộ ở Nam Định, gia chủ định giờ vào lúc nửa đêm. Chị cùng gia đình họ ra bãi tha ma ở ngoài đồng, cung quanh tối om, chỉ có ánh sáng chiếc đèn pin leo lắt chiếu để chị đào mộ. Lúc đào đến quan tài, mở nắp và thấy thi thể còn nguyên vẹn, gia đình sợ bỏ chạy tán loạn. Bất giác chị cũng giật mình, nhưng sau đó từ từ lấy dao và nứa róc thịt từ xương, rửa sạch và xếp ngay ngắn thành bộ hài cốt cho gia chủ. Cũng chính vì thế mà gia chủ rất cảm kích việc làm của chị. “Có nhiều chuyến đi bốc mộ ở xa, gặp nhiều việc nếu người thường chứng kiến chắc sẽ ngất lịm tại chỗ” chị Bình cười nói.

Công việc đặc biệt này hầu như diễn ra vào lúc nửa đêm, phải mất gần 3 giờ đồng hồ mới bốc xong một ngôi mộ. Vào độ cuối năm, chị Bình nhận Vậy mà bốc 3 - 4 ngôi mộ một ngày. “Nhiều hôm tôi phải từ chối gia đình người ta vì trùng lịch, nên thấy áy náy với họ lắm” chị Bình trăn trở về công việc của mình.

Gắn bó với nghề để làm phúc

Trong căn nhà nhỏ, hằng ngày chị Bình vẫn cần mẫn với công việc của mình. Câu hỏi đầu tiên khi chị gặp tôi là: “Đến nhờ bốc mộ à? Gia đình đã định ngày nào chưa? Dường nhu đó là câu hỏi quen thuộc của chị đối với công việc này. Khắp nơi gần xa, đâu thuê chị đều đi hết. Chị vẫn phải bươn chải mỗi ngày vì mẹ già và gia đình em trai sống gần đó. Mấy người hàng xóm tâm sự ngày còn bé, chị Bình thường theo chân cha mẹ đi bốc mộ, sau này, chính chị cũng là người theo luôn cái nghề “rợn người’ này.

Người đàn bà 20 năm làm nghề bốc xác có một không hai 3
Chị Bình ghi danh sách những gia đình đến nhờ chị bốc mộ

“Cũng vì nghèo, vì đói, muốn kiếm miếng cơm manh áo, nên ái duyên đến với nghề từ lúc nào không hay” chị Bình tâm sự. Thân đàn bà con gái, làm nghề bốc mộ, lại toàn đi vào giữa đêm cũng lắm phen khiến bà tưởng mình sẽ phải bỏ cuộc. Nhưng “đói đầu gối phải bò”, cơn sợ hãi không lớn bằng nỗi sợ đói, dần dần bà cũng quen với việc nhặt từng mảnh xương người, đặt ngay ngắn trong cái tiểu sành. Thế nhưng, cũng có những lần mà đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại bà vẫn chưa hết ớn lạnh.

 “Làm nghề gì cũng có cái đạo riêng. Tôi bốc mộ nhưng chỉ lấy tiền của những gia đình có điều kiện. Những người nghèo khó tôi không lấy. Đấy anh xem, hàng nghìn ngôi mộ ở cái xã này đều một tay tôi làm cả” chị Bình chia sẻ về nghề đặc biệt của mình. Với chị, nghề bốc mộ vừa để kiếm sống, nhưng cũng là nghề để mình làm việc thiện, làm phúc cho người khác và tích đức cho con cháu sau này. “Ấy thế mà đứa con gái tôi bây giờ sống hạnh phúc lắm, tuy điề kiện không khá giả nhưng được chồng nó yêu thương, tôi nghĩ đó cũng là cái phúc cho gia đình mình” chị Bình mỉm cười khi nói về gia đình của con gái chị.

Người đàn bà 20 năm làm nghề bốc xác có một không hai 4
Căn nhà nhở nơi chị Bình sống

Vớt xác, bốc mộ hơn 20 năm nay, chị Bình nuôi một mẹ già và sống trong căn nhà tuềnh toàng, bởi công việc này với chị trước tiên là để làm phúc. Thu nhập từ công việc chỉ đủ sống. Chị nói: "Mình làm phúc là chính, gia đình họ trả tiền cũng chỉ để cảm ơn công sức của mình". Vào độ cuối năm là công việc bốc mộ rộn ràng nhất. Lúc tôi đến nhà, đang có hai người khách ở Phủ Lý tới nhờ chị bốc mộ. Chị vội giở quyển sổ ra xem có trùng ngày với ai không để nhận. Chị Bình cho biết: “Làm cái nghề này, mình nên tôn trọng ý gia đình họ, vì họ định ngày định giờ nên nếu không trùng thì tôi nhận, giúp đỡ gia đình họ. Có tin tưởng mình thì họ mới bỏ công đi từ xa tới đây tìm gặp và nhờ cậy”

Chị Bình làm nghề với một cái tâm thực sự, nhiều hôm sức khỏe không tốt nhưng vì người ta cần, chị vẫn sẵn sàng khăn gói, ôm đồ nghề lên đường. Cứ như vậy, chị vẫn âm thầm làm cái nghề không mấy người dám làm ấy một cách có tâm nhất. 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày