Ngôi làng "hủi" biệt lập ở Trung Quốc

Trang Đỗ (Theo DailyMail), Theo Trí Thức Trẻ 12:06 13/06/2013

Ngôi làng Luduo xa xôi hẻo lánh chỉ có 7 bệnh nhân từng mắc bệnh phong sinh sống. Trước đây, nó từng là nơi cư trú của hơn 80 bệnh nhân khác. Tuy nhiên, đa phần họ đều đã chết mà không một lần được gặp lại người thân.

Làng Luduo, một trong gần 200 làng hủi ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc được thành lập để trở thành nơi sinh sống cho khoảng 80 người mắc bệnh phong. Họ cùng nhau chung sống thành một cộng đồng, tránh xa ánh mắt kỳ thị, dè bỉu của cộng đồng. 

Ngôi làng "hủi" biệt lập ở Trung Quốc 1
Ngôi làng xa xôi, biệt lập với xã hội hiện đại.

Trong số 80 bệnh nhân mắc bệnh phong tại tỉnh Vân Nam trước kia, phần lớn đã qua đời mà không kịp nhìn mặt người thân. Ngay cả đối với 7 người còn sống sót, họ vẫn phải chịu sự kỳ thị, khinh miệt. Có những người đã phải gắn bó gần như cả cuộc đời với ngôi làng biệt lập này. Cuộc sống của họ cứ thế lặng lẽ trôi đi, cách xa với thế giới hiện đại bên ngoài.

Ngôi làng "hủi" biệt lập ở Trung Quốc 2
Những thành viên cuối cùng của ngôi làng "hủi" Luduo, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

5 trong số 7 người dân tại khu vực này được gửi đến làng này khi họ mắc bệnh phong, còn 2 người trong số đó được sinh ra khi mẹ họ mang thai và bị cách ly.

Bệnh phong còn có tên gọi khác là bệnh Hansen. Đây là một bệnh nhiễm trùng, được ghi nhận từ rất lâu trong lịch sử loài người, gây hủy hoại bề ngoài, tổn thương các dây thần kinh ngoại biên, và làm suy kiệt cơ thể bệnh nhân dần dần.

Ngôi làng "hủi" biệt lập ở Trung Quốc 3
Ông Tian Xing Fa bị cách ly vào năm 1968.

Ngôi làng "hủi" biệt lập ở Trung Quốc 4
 Ông He Feng Xing cởi giày để cho thấy ảnh hưởng của căn bệnh đáng sợ đối với bàn chân mình.

Ngôi làng "hủi" biệt lập ở Trung Quốc 5
Cụ ông He Feng Xing, 73 tuổi đang hút thuốc tại trạm y tế. Lần cuối cùng ông được gặp mặt gia đình là khi ông 13 tuổi. Lúc đó, ông bị chính cha mình gửi vào ngôi làng này.

Trong nhiều thế kỷ, nhiều người dân trên các quốc gia cho rằng đây là hình phạt của các vị thần dành cho kẻ có tội. Bởi vậy, những người không may mắc phải căn bệnh này sẽ phải sống cách ly, biệt lập tại những vùng sâu vùng xa.

Ở Trung Quốc, những người mắc bệnh phong thường bị tẩy chay, xa lánh và hắt hủi. Lý do là, nhiều người cho rằng, bệnh hủi dễ lây và không thể chữa khỏi.

Ngôi làng "hủi" biệt lập ở Trung Quốc 6
Cụ bà Zhao Jin Feng đang đứng bên ngoài trạm xá của làng. Ngôi làng ban đầu được thành lập làm nơi cư trú cho khoảng 80 bệnh nhân mắc bệnh phong.

Ngôi làng "hủi" biệt lập ở Trung Quốc 7
Ông Tian Xing Fa và ông He Feng Xing, 73 tuổi, đang ngồi nghỉ. Ông Tian bị cách ly vào năm 1968 còn ông He vào năm 1953.

Ngôi làng "hủi" biệt lập ở Trung Quốc 8
Cuộc sống tạm bợ của những bệnh nhân đáng thương.

Tuy nhiên, với sự phát triển của y học, vào năm 1941, căn bệnh này lần đầu tiên được chữa khỏi. Các bệnh nhân sẽ có thể được điều trị khỏi bệnh trong vòng từ 6 đến 12 tháng. 

Ngôi làng "hủi" biệt lập ở Trung Quốc 9
Ông Zhao Jin Feng, 76 tuổi, đã cùng mẹ tới ngôi làng này khi còn đang trong bụng mẹ. Bà mắc bệnh phong và đã được chồng gửi tới ngôi làng hẻo lánh này.
 
Ngôi làng "hủi" biệt lập ở Trung Quốc 10
Những con người già cả, cô độc giữa núi rừng.

Ngôi làng "hủi" biệt lập ở Trung Quốc 11
Ông He Feng Xing trước ống kính. Bà Zhao Jin Feng đang ăn trưa.

Dẫu vậy, cho đến ngày nay, những bệnh nhân từng mắc bệnh phong trong quá khứ vẫn bị khá nhiều người xa lánh, kỳ thị. Chính thái độ của những người xung quanh đã gây ra những ảnh hưởng tâm lý nặng nề cho họ.