Video: Cận cảnh 2 vụ điện thoại nổ bên tai khi vừa dùng vừa sạc

Cẩm Mai, Theo Trí thức trẻ 22:30 13/11/2017

Ngày nay, nhiều người luôn cầm trên tay điện thoại mọi lúc - lúc đi đường, lúc ăn hoặc nằm trên giường, thậm chí cả lúc trong nhà vệ sinh.

Smartphone nhiều chức năng và màn hình lớn nên dùng nhanh hết pin, người ta buộc phải dùng đến sạc dự phòng hay vừa sạc điện vừa dùng điện thoại. Các vụ nổ điện thoại, pin và sạc dự phòng phát sinh từ đó.

Tại tỉnh Hà Nam ở Trung Quốc, hồi tháng 12/2015, điện thoại của một cô gái 15 tuổi đã bùng nổ sát khuôn mặt vì trong khi cô đang sử dụng thì cô sực nhớ ra đã quên dây sạc ở nhà. Do vậy, cô ấy đã mua dây sạc rẻ tiền trên đường đến bệnh viện thăm mẹ.

Dựng lại cảnh tượng cô gái bị nổ điện thoại (nguồn vdeo: Tomo Newss US).

Trong khi vừa cắm sạc vừa gọi điện thoại thì đột nhiên pin điện thoại bùng nổ khiến cô bị bất tỉnh tại chỗ.

Clip này cũng ghi lại cảnh một phụ nữ đang dùng điện thoại thì hết pin nên chị ta đã vừa cắm sạc vừa dùng điện thoại tiếp. Hậu quả là điện thoại đã phát nổ làm chị ta bị chấn thương vùng mặt nghiêm trọng.

Người phụ nữ bị nổ điện thoại khi vừa dùng vừa sạc (nguồn video: Unknown Indian)).

Vậy điều gì làm điện thoại di động phát nổ trong khi sạc?

Các chuyên gia trích dẫn ba lý do gây nổ pin điện thoại.

1. Pin có thể bị hư hỏng và mặc dù vẫn báo kết nối sạc mà không phải thực sự sạc.

2. Cắm sạc không đúng cách. Pin Lithium thường hỏng nếu sử dụng điện thoại trong khi sạc, có thể dẫn đến pin quá nóng.

3. Điện thoại quá nóng và tiếp xúc kém có thể dẫn đến xả điện đột ngột gây nổ.

Các bạn hay ghi nhớ quy tắc sạc điện thoại:

Video: Cận cảnh 2 vụ điện thoại nổ bên tai khi vừa dùng vừa sạc - Ảnh 1.

Pin trong điện thoại (nguồn ảnh; internet)

- Chỉ nên dùng bộ phụ kiện sạc đi kèm theo máy, không mua dây sạc không rõ nguồn gốc hoặc không phải sản phẩm của các hãng điện tử uy tín.

- Điện thoại mới mua về, bạn nên dùng hết lượng pin còn lại. Khi pin báo yếu thì bạn cắm sạc và không nên để điện thoại sập nguồn ở lần sạc đầu tiên.

- Không nên cắm sạc điện thoại để qua đêm.

- Không nên sử dụng điện thoại lâu trong khi cắm sạc.

- Sau khi điện thoại đầy pin, bạn nên giữ sạc trong 5 - 10 phút rồi mới rút ra.

Đối với pin Lithium, không cần sạc 3 lần đầu tiên 8 giờ bởi không thực sự cần thiết và chẳng có tác dụng gì cả (trích: "Lời khuyên từ nhà sản xuất Sony").

Khi mới mua điện thoại về, bạn nên sạc đầy 5 lần đầu và chỉ cắm sạc khi điện thoại báo pin yếu, sạc đến khi pin đầy 100%.

Khi dùng sạc dự phòng, bạn hãy áp dụng những quy tắc sau đây:

Video: Cận cảnh 2 vụ điện thoại nổ bên tai khi vừa dùng vừa sạc - Ảnh 2.

Sạc dự phòng (nguồn ảnh; internet)

- Lần đầu tiên: Sử dụng hết dung lượng có sẵn của pin sau đó sạc liên tục trong khoảng từ 6 – 8 giờ tùy vào dung lượng cao hay thấp của mỗi loại pin sạc dự phòng.

- Lần sạc thứ 2: Chỉ sạc khi đã sử dụng hết dung lượng của lần sạc thứ nhất và tiếp tục sạc trong 6 - 8 giờ.

- Lần sạc thứ 3: Sạc tiếp sau khi sử dụng hết dung lượng của lần sạc thứ 2. Cắm sạc đến khi đầy pin thì ngưng.

- Từ lần thứ 4 trở đi: Không nên để cạn kiệt pin mới sạc và không sạc khi pin còn đầy. Tốt nhất là nên sạc khi pin báo còn 1 vạch hoặc khi thiết bị báo cần sạc pin.

- Không nên cắm sạc thời gian quá lâu, hoặc để pin cạn mới sạc sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin.

- Sử dụng đúng dây sạc cho các loại thiết bị khác nhau.

- Chọn lựa và sử dụng pin chính hãng, đáng tin cậy. Tránh sử dụng các sản phẩm pin kém chất lượng, không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường.

Tham khảo nhiều nguồn

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày