Vì sao "Green Book" chiến thắng Oscar 2019 mà nhìn đâu cũng toàn gạch đá?

Paul, Theo Helino 21:03 25/02/2019

Chiến thắng ở hạng mục "Phim Hay Nhất" tại lễ trao giải thường niên Oscar của phim "Green Book" đã gặp phải rất nhiều sự mỉa mai, phản đối cũng có từ phía cư dân mạng Mỹ. Phần lớn đều cho rằng đây là một chiến thắng kiểu "gà nhà thắng giải nhà" mà viện Hàn Lâm đã đưa ra.

Chiến thắng cho hạng mục "Phim Hay Nhất" của tác phẩm điện ảnh Green Book đã không nhận được sự đồng lòng từ phía khán giả, ngược lại còn nhận được khá nhiều gạch đá. Người ta cho rằng động thái trao giải "Phim Hay Nhất" cho Green Book là một hành động trao "một giải thưởng của Mỹ cho phim Mỹ". Lý do hiển nhiên nhất được người xem chỉ ra đó là Green Book đã biến một tác phẩm thuần chất da màu thành một "quảng cáo trắng phau" (sản phẩm của người da trắng). Vậy mà phim vẫn được giải.

Vì sao Green Book chiến thắng Oscar 2019 mà nhìn đâu cũng toàn gạch đá? - Ảnh 1.

Green Book đạt giải "Phim Hay Nhất" tại Oscar 2019.

Quyết định này của hội đồng thẩm định đã bị người xem phản ứng mạnh mẽ. Nhiều người chỉ ra rằng việc Green Book đạt giải là thành quả của trò tự sướng của người da trắng. Họ biến một trong những nhân vật chính từ người da màu thành người da trắng rồi sau đó được một hội đồng thẩm định bao gồm phần lớn là những gã đàn ông da trắng bầu chọn cho giải "Phim hay nhất".

Một số người chỉ ra rằng, phiên bản gốc của phim, là quyển sách mang tên The Negro Motorist Green Book (Tạm dịch: Sách Xanh Của Một Gã Du Hành Da Đen, trong đó "Sách Xanh" là một loại sách hướng dẫn cách ngoại giao), nói về câu chuyến du hành của một nhóm bốn người da màu: ba nam, một nữ được viết bởi tác giả Victor Hugo Green. Quyển sách của ông ban đầu được viết ra để kể về cách sinh tồn, đối xử khéo léo của một nhóm những người da màu trong một cộng đồng đầy rẫy sự phân biệt, áp bức trong bối cảnh xã hội những năm 1936 ở Mỹ. Quyển sách sau đó đã trở thành một "sách hướng dẫn" cho những thành viên thuộc cộng đồng người da màu sinh sống tại Mỹ, và phiên bản phim tài liệu của quyển sách này, ra đời vào khoảng năm 1966-1967 với tên gọi The Green Book: Guide to Freedom (tạm dịch: Sách Xanh: Hướng Dẫn Đến Tự Do) cũng giữ nguyên tinh thần của quyển sách gốc.

Vì sao Green Book chiến thắng Oscar 2019 mà nhìn đâu cũng toàn gạch đá? - Ảnh 2.

Một tài khoản twitter chỉ ra "Green Book" đã sai so với bản gốc như thế nào: "Có một phim tài liệu đã miêu tả 'thực sự' chân thực cuộc sống của người da màu thay vì biến nó thành câu chuyện của người da trắng".

Chỉ khi bị chuyển thể thành phim điện ảnh, phiên bản Green Book bị cho là đã "da trắng hóa" bản gốc khi thay hẳn đội hình diễn viên chính, từ bốn người da màu thành một nhạc công người Mỹ-lai-Ý, Tony Lip Vallelonga (Viggo Mortensen,da trắng) và một người da màu Don Shirley (Mahershala Ali). Khán giả cho rằng đây là một sự xoay chuyển góc nhìn trắng trợn. Xã hội Mỹ những năm 60, nạn phân biệt chủng tộc, kỷ thị màu da dưới góc nhìn của một nhân vật da trắng chắc chắn (nhấn mạnh) sẽ khác rất xa so với góc nhìn của những người da màu. Chưa kể sự kì thị mà hai người ĐÀN ÔNG, một da trắng một da màu gặp phải chắc chắn cũng sẽ khác với những gì mà cả nhóm bốn người da màu, bao gồm cả phụ nữ phải trải qua. Nói cách khác, bằng cách thay thế một diễn viên da trắng, các nhà làm phim Green Book đã coi nhẹ và nhìn sự phân biệt chủng tộc bằng một cái nhìn rất chủ quan.

Vì sao Green Book chiến thắng Oscar 2019 mà nhìn đâu cũng toàn gạch đá? - Ảnh 3.

Một bức ảnh trong quyển "The Negro Motorist Green Book" của Victor Hugo Green.

Vì sao Green Book chiến thắng Oscar 2019 mà nhìn đâu cũng toàn gạch đá? - Ảnh 4.

Poster của bộ phim tài liệu "The Green Book: Guide To Freedom" có thể thấy các nhân vật vẫn là bốn người da màu nhưng đã được chuyển thành một gia đình.

Một người dùng twitter khác chỉ ra rằng tác phẩm Green Book còn bị "tẩy" tới mức, cả một đoàn làm phim thậm chí chỉ có 3 người da màu lên nhận giải đêm Oscar, trong đó có nữ diễn viên, nhà sản xuất Octavia Spencer, còn lại toàn là những gã đàn ông da trắng. Quan điểm này có lý ở chỗ, một đoàn làm phim gồm toàn những người da trắng, chắc chắn sẽ không có đủ góc nhìn, độ thấu hiểu để tái hiện một tác phẩm nói về nạn phân biệt chủng tộc, vì những người da trắng ấy chưa bao giờ thực sự bị phân biệt về màu da của mình.

Vì sao Green Book chiến thắng Oscar 2019 mà nhìn đâu cũng toàn gạch đá? - Ảnh 5.

Tạm dịch: "Chỉ có khoảng ba người da màu trong đoàn làm phim lấy chủ đề "Phân biệt chủng tộc ở Mỹ". Không đáng ngạc nhiên chút nào!"

Vì sao Green Book chiến thắng Oscar 2019 mà nhìn đâu cũng toàn gạch đá? - Ảnh 6.

Đây là toàn bộ dàn nhân sự nhận giải của "Green Book", một phim nói về sự phân biệt chủng tộc. Có đúng ba người da màu lên nhận giải.

Ngoài ra, yếu tố góc nhìn chủ quan của hội đồng bầu chọn cho Oscar có lẽ cũng đã ảnh hưởng đến kết quả chiến thắng của Green Book. Theo trang Digital Spy đã công bố, thì số liệu khảo sát các thành viên trong ban bầu chọn cho Oscar năm 2018, thì số lượng nữ giới chỉ chiếm 31% trên tổng số lượng người bầu chọn, nhóm thiểu số da màu còn ít hơn với chỉ có 16%. Còn lại thì vẫn là hai nhóm chiếm đa số là nhóm đàn ông và nhóm người da trắng. Góc nhìn chủ quan của hai nhóm người bầu chọn này, cho dù có thiện chí tới mấy, cũng vẫn sẽ nghĩ rằng Green Book là một nỗ lực tuyệt vời của người da trắng khi dám đối diện với nạn phân biệt chủng tộc, chứ chưa chắc họ đã nhìn ra được tác phẩm này đã bị lệch đi bao nhiêu so với bản gốc.

Vì sao Green Book chiến thắng Oscar 2019 mà nhìn đâu cũng toàn gạch đá? - Ảnh 7.

Một cư dân mạng chỉ ra là số lượng đàn ông da trắng đang chiếm đa số trong số lượng những người bầu chọn cho giải Oscar (Số liệu không rõ nguồn).

Với những lí do kể trên, thì dĩ nhiên phần đông cư dân toàn cầu, những người vẫn dõi theo Oscar và sự thay đổi của điện ảnh hằng năm, sẽ bất bình khi giải thưởng quan trọng nhất, từng được cho là "uy tín" nhất này lại thực hiện một quyết định đậm tính cá nhân đến như vậy. Đối với một tác phẩm có độ sai lệch với bản gốc và bị "white wash" (da trắng hóa) dù chỉ là một phần nhỏ, thì ý nghĩa mà phim mang lại sẽ không còn chính xác nữa, mà nó chỉ thể hiện một góc nhìn chủ quan của một nhóm những người hợm hĩnh. Chính vì lí do đó mà Green Book đã vấp phải nhiều phản đối từ phía người xem và Oscar càng ngày càng trở thành một cuộc thi mang tính chất ao làng.

(Tổng hợp, tham khảo)