Vì sao chỉ một lời nói qua mạng cũng có thể trở thành "con dao" làm hại đến tính mạng người khác?

Ngọc Ánh, Thiết kế: Mính, Theo Helino 19:58 30/10/2019

Những câu nói tưởng như vô hại, thậm chí chỉ được gửi qua mạng nhưng lại có thể tác động đến sức khoẻ, tinh thần của một người, dẫn đến rất nhiều hậu quả. Vậy thì nguyên nhân là do đâu?

Trong cuộc sống của thời đại công nghệ và mạng xã hội ngày nay, mỗi ngày chúng ta sẽ phải tiếp xúc với không ít các thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau trên Internet. Không biết từ bao giờ nhưng cuộc sống đời thực chưa bao giờ gắn bó chặt chẽ với mạng xã hội đến thế. Điều này mang đến nhiều lợi ích, nhưng đồng thời cũng gây ra không ít hệ luỵ, mà điển hình nhất và dễ thấy nhất trong thời gian gần đây chính là tình trạng "bắt nạt online".

Nghe thì có vẻ vô lý, nhưng rất nhiều trường hợp thực tế đã cho thấy rằng những lời nói, những câu chửi rủa trên mạng tưởng như vô hại nhưng lại âm thầm trở thành "lưỡi dao" cứa vào tâm hồn người khác, gây nên hàng loạt các vết thương tinh thần, mà nặng nhất là dẫn đến hành vi tự tử của nạn nhân.

Những lời nói miệt thị trên mạng cũng là một dạng áp lực

Chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận nguyên nhân rằng áp lực từ công việc, học hành, cuộc sống dẫn đến stress, ảnh hưởng tâm lý. Thế nhưng bạn có biết, những lời nói miệt thị trên mạng cũng là một dạng áp lực đối với người phải gánh chịu? Nó gây ra các cảm xúc tiêu cực, khiến nạn nhân rơi vào các tình trạng như lo lắng, stress, trầm cảm..., lâu dần sẽ dẫn đến các vấn đề rối loạn tâm lý, rối loạn tinh thần.

Vì sao chỉ một lời nói qua mạng cũng có thể trở thành con dao làm hại đến tính mạng người khác? - Ảnh 1.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ĐH Pittsburgh thực hiện trên 1.787 người trưởng thành (tuổi 19 - 32) - là thành viên của mạng xã hội như Facebook, YouTube, Twitter, Instagram... đã cho thấy rằng: thời gian dành cho mạng xã hội của họ là rất cao. Thời gian họ dành cho mạng xã hội ít nhất 61 phút/ngày và tần suất vào là 30 lần/tuần. Trong số đó, có rất nhiều người do chán nản, buồn bã nên tìm đến mạng xã hội để giải khuây. Thế nhưng thay vì tìm thấy niềm vui, sự cô đơn, thậm chí là bị miệt thị bởi những người khác sẽ khiến tình trạng tồi tệ hơn rất nhiều.

Vì sao chỉ một lời nói qua mạng cũng có thể trở thành con dao làm hại đến tính mạng người khác? - Ảnh 2.

Khi những lời nói trên mạng ngấm ngầm tác động đến tinh thần và dẫn đến hệ luỵ nghiêm trọng: Trầm cảm

Chúng ta thường coi nhẹ vấn đề trầm cảm, thậm chí bản thân một người mắc bệnh cũng chưa chắc đã nhận biết được là mình đang mắc bệnh. Đó chính là mối nguy hiểm khi những lời nói trên mạng bị người phát ngôn coi nhẹ, nhưng với người phải hứng chịu lại đang khó khăn để chịu đựng hoặc tìm cách thoát ra. Theo thời gian, nó gây nên những ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, mà người ta hay gọi là tổn thương/vết thương tinh thần.

Vì sao chỉ một lời nói qua mạng cũng có thể trở thành con dao làm hại đến tính mạng người khác? - Ảnh 3.

Tình trạng trầm cảm nói riêng và các rối loạn tâm lý nói chung là điều có thể xảy ra với bất kì ai, ở bất kì lứa tuổi nào. Theo Tiến sĩ Sudhir Bhave, Giáo sư và Trưởng phòng khoa tâm thần tại Viện Khoa học Y khoa NKP Salve, cuộc đời mỗi người đều có 10% khả năng mắc bệnh trầm cảm ở một thời điểm nào đó. Trong đó, những thời điểm dễ bị trầm cảm nhất thường là:

- Tuổi dậy thì, tâm sinh lý thay đổi thất thường, nếu không có ai để chia sẻ có thể dễ dàng rơi vào buồn chán, tuyệt vọng...

- Sau khi sinh, tâm sinh lý không ổn định, lại gặp phải nhiều thay đổi trong cuộc sống nên tâm lý ảnh hưởng, dễ dẫn đến trầm cảm.

- Giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường mặc cảm về ngoại hình, hay suy nghĩ bi quan, lo lắng, trầm uất và dễ kích động...

- Các giai đoạn trong cuộc sống gặp phải biến cố khiến cho tâm lý bị sốc, rơi vào buồn bã, đau khổ hay bị stress, áp lực kéo dài...

Đứng trước những điều này, bản thân mỗi người đều cần biết cách tự bảo vệ mình, và bảo vệ cả những người xung quanh. Việc đơn giản đầu tiên mà bạn có thể làm chính là bài trừ tình trạng "bắt nạt online".

Nguồn: The times of India, Telegraph...

Bye Bye Bully - Ngừng buông lời ác” là một campaign được thực hiện nhằm nâng cao ý thức của người dùng mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ về vấn nạn bắt nạt online (cyber bully). Cho dù bạn có là nạn nhân hay một kẻ bắt nạt ẩn sau màn hình máy tính đang chật vật tìm cách quay đầu đi chăng nữa thì tại đây, bạn đều sẽ được lắng nghe và nhận được sự giúp đỡ.

Vì sao chỉ một lời nói qua mạng cũng có thể trở thành con dao làm hại đến tính mạng người khác? - Ảnh 5.