Vệ sinh tai thường xuyên nên hay không nên?

Xuân Xù, Theo Trí Thức Trẻ 08:23 20/12/2016

Thói quen vệ sinh tai và lấy ráy tai cũng cần thực hiện đúng cách để không gây hại và giúp giữ gìn sức khỏe đôi tai.

Việc vệ sinh các bộ phận trên cơ thể là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, không phải vị trí nào cũng cần vệ sinh thường xuyên đâu nhé!

Ráy tai được cấu tạo như thế nào?

Ráy tai là một chất tự nhiên được tiết ra từ lớp da phủ trên phần sụn của ống tai. Chúng được hình thành từ những tế bào sừng và chứa một lượng dầu sáp có từ tuyến bã nhờn. Phần còn lại có tên gọi là Cerumen có chứa các enzyme kháng khuẩn.

Ráy tai thường ở dạng khô hoặc ẩm và có mùi gây đặc trưng từ lượng dầu tiết ra. Đặc biệt, chúng còn có cơ chế tự rơi ra ngoài vành tai khi hoạt động nhai và hoạt động của cơ hàm diễn ra.

Vệ sinh tai thường xuyên nên hay không nên? - Ảnh 1.

Có nên thường xuyên vệ sinh tai hay không?

Một số người có thói quen vệ sinh tai thường xuyên bằng cách lấy ráy tai. Tuy nhiên, cách làm này lại dễ gây tổn thương do việc cọ xát ống tai diễn ra liên tục. Loại bỏ ráy tai cũng chính là loại bỏ các chất kháng khuẩn có trong chúng. Những enzyme có lợi lúc này sẽ có tác dụng phá hủy cấu trúc của vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, chúng và những sợi lông trong ống tai còn có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, bạn không nên vệ sinh tai liên tục để tránh gây tổn thương và làm hỏng cấu trúc bảo vệ phía trong tai. Bạn chỉ nên thực hiện làm sạch tai từ khoảng 1-2 tháng/lần tùy theo mức độ của ráy tai.

Vệ sinh tai thường xuyên nên hay không nên? - Ảnh 2.

Chúng ta cần làm gì để vệ sinh tai đúng cách?

Vệ sinh tai sai cách có thể gây ra những tác hại nguy hiểm như: rách màng nhĩ, làm mất cấu trúc màng bảo vệ tai hay gây mất thính giác. Do đó, bạn cần lưu ý thực hiện những việc làm sau để giữ gìn sức khỏe đôi tai nhé!

- Không thực hiện vệ sinh tai quá thường xuyên.

- Không dùng vật cứng để vệ sinh tai vì chúng có thể gây tổn thương thậm chí làm mất thính giác.

Vệ sinh tai thường xuyên nên hay không nên? - Ảnh 3.

- Có thể vệ sinh phía ngoài ống tai để loại bỏ bụi bẩn tích tụ bằng cách: nghiêng tai về một phía và dùng khăn ẩm đã nhúng qua dung dịch nước muối loãng và lau rửa nhẹ nhàng phía ngoài và đầu ống tai.

- Khi nước lọt vào tai cần nghiêng đầu về bên phía tai đó rồi dùng khăn bông lau khô nhẹ nhàng, tránh để nước vào tai sẽ gây tạo mủ.

- Nếu xuất hiện các tình trạng như: tắc nghẽn ráy tai, ống tai chảy nước, mủ, đau nhức hay các dấu hiệu bất thường khác cần đến ngay các trung tâm y tế chuyên khoa để khám chữa.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày