Về ngôi làng Hà Nội, tưng bừng đi xem những chàng trai giả gái trong Lễ hội "Đĩ đánh bồng" đầu năm

Thục Hạnh - Mai Lân, Theo Trí Thức Trẻ 17:37 24/02/2018

Điều đặc biệt của lễ hội "Đĩ đánh bồng" chính là điệu múa cổ "Con đĩ đánh bồng" do các chàng trai trong làng Triều Khúc giả gái thực hiện. Khoác lên người chiếc váy mớ ba mớ bảy, tô son điểm phấn, chàng trai nào được tham gia điệu múa cũng coi đây là vinh dự, tự hào.

Lễ hội "Đĩ đánh bồng" có lẽ còn xa lạ với nhiều người nhưng với người dân làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội), đây lại là 1 lễ hội truyền thống đã có từ lâu đời, được long trọng tổ chức vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch hàng năm.

Lễ hội "Đĩ đánh bồng" mở đầu bằng nghi lễ rước kiệu long trọng, tiếp đến là những điệu múa lân, múa rồng, và đặc biệt nhất là màn múa "Con đĩ đánh Bồng" của các chàng trai giả gái diễn ra vào buổi chiều.

Hôm nay 24/2 (tức mùng 9 tháng Giêng Âm lịch), Lễ hội "Đĩ đánh bồng" lại được diễn ra, hòa vào không khí tưng bừng của mùa lễ hội trên cả nước. Không ngoài dự đoán, điệu múa "Con đĩ đánh bồng" chính là điểm thu hút nhất của lễ hội.

Về ngôi làng Hà Nội, tưng bừng đi xem những chàng trai giả gái trong Lễ hội Đĩ đánh bồng đầu năm - Ảnh 1.

Mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, Lễ hội "Đĩ đánh bồng" được tổ chức tại làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Lễ hội diễn ra long trọng từ sáng sớm với nhiều nghi thức như rước kiệu, múa lân, múa rồng...

Những tiết mục múa lân, rồng phải được thực hiện bởi những chàng trai có sức khỏe, cùng nhau luyện tập cả tháng trước khi diễn ra lễ hội.

Về ngôi làng Hà Nội, tưng bừng đi xem những chàng trai giả gái trong Lễ hội Đĩ đánh bồng đầu năm - Ảnh 4.
Về ngôi làng Hà Nội, tưng bừng đi xem những chàng trai giả gái trong Lễ hội Đĩ đánh bồng đầu năm - Ảnh 5.

Phần lễ được thực hiện trang nghiêm bởi những người cao tuổi của làng.

Về ngôi làng Hà Nội, tưng bừng đi xem những chàng trai giả gái trong Lễ hội Đĩ đánh bồng đầu năm - Ảnh 7.

Đây là 1 lễ hội truyền thống của làng, người dân ai cũng háo hức tham gia.

Điểm nhấn của lễ hội đó chính là điệu múa "Con đĩ đánh bồng" được thể hiện bởi những chàng trai giả gái.

Về ngôi làng Hà Nội, tưng bừng đi xem những chàng trai giả gái trong Lễ hội Đĩ đánh bồng đầu năm - Ảnh 10.

Điệu múa "Con đĩ đánh bồng" bắt nguồn từ tích là khi Bố Cái đại vương Phùng Hưng khởi nghĩa đánh đuổi giặc Đường, mỗi khi thắng trận để tổ chức ăn mừng chiến thắng và khích lệ tinh thần của nghĩa quân, ông cho trai tráng là binh sĩ đóng giả gái đeo trống nhỏ để múa hát. Điệu múa trống Bồng hay múa "Con đĩ đánh bồng" bắt nguồn từ đó.

Những chàng trai biểu diễn điệu múa "Con đĩ đánh bồng" - Thực hiện: Mai Lân

Về ngôi làng Hà Nội, tưng bừng đi xem những chàng trai giả gái trong Lễ hội Đĩ đánh bồng đầu năm - Ảnh 12.

Những chàng trai múa đánh Bồng được tuyển chọn kỹ lưỡng, và phải là dân của làng, ngoan ngoãn, thành đạt, mặt mũi sáng sủa, khôi ngô, lý lịch trong sạch. Sau đó đội múa được tập luyện cùng ban nhạc tại câu lạc bộ múa Bồng vào những ngày trước hội.

Về ngôi làng Hà Nội, tưng bừng đi xem những chàng trai giả gái trong Lễ hội Đĩ đánh bồng đầu năm - Ảnh 13.

Các chàng trai sẽ được trang điểm sao cho giống con gái trong bộ quần áo mớ ba mớ bảy với má phấn, môi son, khăn đỏ mỏ quạ.

Về ngôi làng Hà Nội, tưng bừng đi xem những chàng trai giả gái trong Lễ hội Đĩ đánh bồng đầu năm - Ảnh 14.

Trong điệu múa, các "con đĩ" sẽ vừa đi vừa nhún nhảy, miệng cười tươi, ánh mắt đong đưa, tay vỗ trống bồng theo âm thanh vang dội, tưng bừng của dàn trống cái, chũm chọe và tù.

Về ngôi làng Hà Nội, tưng bừng đi xem những chàng trai giả gái trong Lễ hội Đĩ đánh bồng đầu năm - Ảnh 15.

Những chàng trai được chọn tham gia điệu múa rất vinh dự và tự hào khi được thể hiện điệu múa cổ truyền của làng.

Về ngôi làng Hà Nội, tưng bừng đi xem những chàng trai giả gái trong Lễ hội Đĩ đánh bồng đầu năm - Ảnh 16.

Sau điệu múa kéo dài, những chàng trai thấm mệt ngồi một góc nghỉ ngơi.

Có người lại kéo váy áo lên lau mồ hôi, tranh thủ uống vội chai nước trước khi tiếp tục tham gia vào lễ hội.