“Vật dụng cũ mòn đã tôi tôi thế đấy!” và câu chuyện luyện tập không biết mệt mỏi của các nhà vô địch

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 13:30 08/06/2019

Cô gái Taekwondo Châu Tuyết Vân, cầu thủ Lê Công Vinh, tay vợt Lý Hoàng Nam - dù chơi bộ môn thể thao khác nhau nhưng họ đều có điểm chung là đã tôi luyện bản thân không mệt mỏi, với ý chí và niềm đam mê cháy bỏng đến mức mài mòn những vật dụng đồng hành.

Thể thao luôn là một câu chuyện tràn đầy cảm hứng đến tất cả những người xung quanh. Bởi cách các cầu thủ, vận động viên chiến đấu với tinh thần cao độ, mướt mải mồ hôi để giành vinh quang luôn là một hành trình xúc động có thể đánh thức bất kỳ ai hãy noi theo để chiến thắng chính bản thân mình. Châu Tuyết Vân và huy chương vàng Taekwondo thế giới đầy ấn tượng, cầu thủ Lê Công Vinh và ba Quả bóng vàng Việt Nam, tay vợt Lý Hoàng Nam và chức vô địch quốc gia khi chưa tròn 16 tuổi đều là một hành trình tôi luyện bản thân với ý chí kiên định, đáng khâm phục gắn liền với chiếc đai áo sờn vải, đôi giày phai màu và cây vợt hằn những vết xước.

“Vật dụng cũ mòn đã tôi tôi thế đấy!” và câu chuyện luyện tập không biết mệt mỏi của các nhà vô địch - Ảnh 1.

Lê Công Vinh và đôi giày phai màu cùng hành trình khổ luyện bền bỉ, quyết tâm chiến đấu để 3 lần giành Quả bóng Vàng Việt Nam

Lê Công Vinh là một trong những huyền thoại bóng đá nước nhà, là người nắm giữ kỷ lục ghi bàn nhiều nhất cho đội tuyển quốc gia; từng 3 lần đạt danh hiệu Quả bóng Vàng với hơn 100 bàn thắng tại VLeague.

“Vật dụng cũ mòn đã tôi tôi thế đấy!” và câu chuyện luyện tập không biết mệt mỏi của các nhà vô địch - Ảnh 2.

Nhìn những thành tích Lê Công Vinh đạt được, không nhiều người biết cựu cầu thủ này từng có những ngày lên tuyển quốc gia trong sự tự ti bởi anh không có "yếu tố thiên bẩm", kỹ thuật chưa tốt bằng các bạn. Nhưng điều này không khiến Lê Công Vinh lùi bước mà chỉ khiến anh tập luyện nỗ lực hơn.

Gắn bó cùng Lê Công Vinh trong những năm tháng mới vào đội tuyển là đôi giày cũ mòn chứa đựng "không chỉ có mồ hôi mà cả máu của tôi nữa". Đôi giày này đã cùng anh tập luyện đến mức "hai móng chân cái của tôi bật ra và đau nhức nhưng tôi không thể bỏ buổi tập, tôi muốn có cơ bắp và thể lực như đồng đội. Tôi đã phải tự giác chạy bộ và hầu như ngày nào cũng cho mình một "giáo án riêng" để... cày".

“Vật dụng cũ mòn đã tôi tôi thế đấy!” và câu chuyện luyện tập không biết mệt mỏi của các nhà vô địch - Ảnh 3.

Đôi giày cũ mòn dù không thể đi được nữa nhưng vẫn hiên ngang kiêu hãnh đặt cạnh những quả bóng vàng của anh. "Bởi tôi muốn mỗi lần nhìn vào thành công vinh quang của sự nghiệp thì cũng luôn nhớ, trái ngọt đó là do sự rèn luyện, chăm chỉ hết mình mang lại. Tôi hy vọng rằng các tuyển thủ khác nếu đã đam mê với trái bóng tròn hãy nỗ lực hết mình, tin rằng chính sự bền bỉ và quyết tâm rèn luyện mỗi ngày sẽ đem đến thành quả ngọt ngào", cầu thủ gốc Nghệ An chia sẻ.

Cô gái vàng Taekwondo Châu Tuyết Vân - bộ sưu tập huy chương vàng đến từ quyết định gắn bó với đai võ năm 17 tuổi

Bộ sưu tập huy chương của cô gái 9X Châu Tuyết Vân có thể khiến tất cả những đồng nghiệp trong giới thể thao ngưỡng mộ với 6 HCV thế giới; 3 HCV châu Á và 4 HCV SEA Games. Khó ai có thể tin được, cô gái sở hữu bảng vàng thành tích đỉnh cao ban đầu chỉ học võ để khỏe và từng có thời điểm suýt phải bỏ Taekwondo vì bao lời ngăn cản.

“Vật dụng cũ mòn đã tôi tôi thế đấy!” và câu chuyện luyện tập không biết mệt mỏi của các nhà vô địch - Ảnh 4.

Châu Tuyết Vân học võ từ năm lên 7 tuổi. Đến năm lớp 12, khi bạn bè mải mê học tập, cô gái đam mê Taekwondo này lại ngày ôn thi, tối lại mang đai võ đến SVĐ Quân khu 7 tập luyện. Nhiều người có ý ngăn cô hãy bỏ học võ đi để chuyên tâm học hành, còn Tuyết Vân lại chọn cách gắn bó với đai võ, với tập luyện chăm chỉ, với áp lực nặng gấp đôi những bạn bè cùng trang lứa.

“Vật dụng cũ mòn đã tôi tôi thế đấy!” và câu chuyện luyện tập không biết mệt mỏi của các nhà vô địch - Ảnh 5.

Chính nhờ những cố gắng và kiên trì đó, Vân đã được lên tuyển quốc gia năm 19 tuổi, giành Huy chương Vàng thế giới chỉ một năm sau đó và nối dài bằng những chiến thắng đỉnh cao nhiều năm sau. Đến bây giờ, Tuyết Vân vẫn luôn giữ lại chiếc đai tập luyện năm 17 tuổi đó. "Chiếc đai võ giờ thì không dùng nữa vì nó khá cũ rồi, nhưng mỗi lần đi thi đấu tại bất cứ giải nào, tôi cũng mang theo bên mình như một vị thần hộ mệnh. Với tôi, chiếc đai này là người thầy đã giám sát mọi quá trình rèn luyện và phấn đấu giành thành tích của Vân", cô gái vóc dáng nhỏ nhắn nhưng ý chí luyện tập chăm chỉ, kiên định bằng vàng này cho biết.

Lý Hoàng Nam - nhà vô địch quốc gia khi chưa tròn 16 tuổi với khởi đầu là cậu bé nhặt bóng

Với Lý Hoàng Nam - tay vợt xuất sắc nhất lịch sử nước nhà khi lên ngôi vô địch quốc gia khi chỉ mới 15 tuổi 8 tháng, từng giành HCV Á vận hội trẻ 2013, quyền tham dự Gran Slam giải trẻ, hành trình thành công của cậu gắn bó kỷ niệm với chiếc vợt cũ đầy vết xước hiệu Prince giờ chẳng còn sản xuất.

“Vật dụng cũ mòn đã tôi tôi thế đấy!” và câu chuyện luyện tập không biết mệt mỏi của các nhà vô địch - Ảnh 6.

Tay vợt xuất sắc nhất Việt Nam đến với bộ môn từ những ngày được bố mẹ cho chơi quần vợt giải trí, loanh quanh ở sân tennis nhặt bóng rồi vì đam mê mà quyết theo đường chuyên nghiệp. Đấy là những tháng ngày Lý Hoàng Nam có thể ôm vợt lên giường đi ngủ, sẵn sàng ở lỳ ngoài sân hàng tiếng đồng hồ để thắng bằng được người đối diện, thuận tay phải nhưng tập chơi bằng tay trái để hoàn thiện kỹ năng, điên cuồng tập luyện với sự hiếu thắng và niềm say mê không ngừng nghỉ. Chẳng ai có thể tin, cậu bé nhặt bóng tennis năm nào lại vô địch quốc gia khi chưa tròn 16 tuổi, giành HCV giải đấu cấp độ châu Á - tại Á vận hội trẻ 2013 với cây vợt Prince trong tay.

“Vật dụng cũ mòn đã tôi tôi thế đấy!” và câu chuyện luyện tập không biết mệt mỏi của các nhà vô địch - Ảnh 7.

Với các VĐV tennis, mỗi cây vợt chỉ trụ được khoảng 6 tháng là cũ mòn rồi, nhưng Lý Hoàng Nam vẫn luôn giữ cây vợt Prince đã bung mắt lưới vì những tháng ngày tập luyện chưa từng ngơi nghỉ như một kỷ niệm cho những tháng ngày đầu sự nghiệp. Trên sân đấu, chỉ có Nam và cây vợt này cùng nhau chinh chiến. "Tennis rèn cho tôi sự kiên định và tập trung trong rèn luyện sẽ giúp mọi người rút ngắn thời gian hoàn thành bất cứ công việc nào, đồng thời có tư duy sâu để luôn hiểu tình thế và đưa ra quyết định sáng suốt".

Trong hành trình đi từ bậc thang đầu tiên đến lúc chạm đỉnh vinh quang của Lê Công Vinh, Châu Tuyết Vân, Lý Hoàng Nam cũng như các vận động viên chuyên nghiệp khác, khó có thể kể được bao nhiêu đôi giày, đai võ, vợt tennis đã trở nên cũ mòn, hỏng nát vì sự nỗ lực luyện tập với quyết tâm, sự kiên định và tập trung cao độ. Chính những món đồ cũ mòn vô tri tưởng chừng như không còn giá trị ấy đã tôi luyện nên những con người chiến thắng chính mình và trở thành những nhà vô địch hôm nay.

Triển lãm "Vật cũ mòn… chuyện chưa kể" do Nestlé Milo tổ chức đã mang đến một góc nhìn khác và giúp mọi người hiểu hơn về ý nghĩa ẩn chứa đằng sau những món đồ vật vô tri nhưng giá trị vô cùng. Món vật dụng cũ mòn đó đã đi cùng hành trình chinh phục ước mơ của các tài năng Việt Nam, chứng kiến họ buồn vui, vấp ngã thất bại nhưng tự mình đứng lên và gặt hái những chiến thắng đầu tiên trong đời. Những vật đó có thể cũ mòn, xấu xí bên ngoài, nhưng nó chất chứa nhiều bài học quý giá bên trong. Là bài học mà người thầy thể thao đã dạy về sự bền bỉ, quyết tâm, đam mê không chỉ giúp ta trưởng thành ở hiện tại mà còn nâng đỡ ta thành công trong tương lai.