“Vạn tử ngàn hồng”: màn biểu diễn này nguy hiểm như thế nào mà bức hại tức tưởi Cao Quý phi?

Đạt Lê, Theo Helino 22:10 10/08/2018

Cao Quý phi đã chào thua trước một thứ còn rực rỡ, nguy hiểm hơn chính nàng ta!

* Bài viết có tiết lộ một phần nội dung phim

Ngoài những chi tiết mà bất kì bộ phim cung đấu nào cũng có, Diên Hi Công Lược (2018) còn cài cắm nhiều nét văn hóa, lịch sử đặc sắc của Trung Quốc. 

Chúng ta đã biết về "quan phòng" của hoàng thượng, về chiếc quạt tròn trân quý của hậu cung... Trong tập 32, lại có một hình ảnh đặc sắc khác mà khán giả không thể bỏ qua: màn biểu diễn "Vạn tử ngàn hồng".

“Vạn tử ngàn hồng”: màn biểu diễn này nguy hiểm như thế nào mà bức hại tức tưởi Cao Quý phi? - Ảnh 1.

5 giây trước tai nạn...

Không biết vô tình hay hữu ý mà loại hình biểu diễn này có nhiều đặc điểm rất giống với nhân vật Cao Quý phi: đều rực rỡ, nóng bỏng, nguy hiểm nhưng... đang huy hoàng thì chợt tắt!

Thực ra, "Vạn tử ngàn hồng" là cách nói hoa mĩ trên phim. Còn thông thường, nó được biết với tên "Hoa sắt" (Datiehua).

“Vạn tử ngàn hồng”: màn biểu diễn này nguy hiểm như thế nào mà bức hại tức tưởi Cao Quý phi? - Ảnh 2.

Ảnh từ Diên Hi Công Lược

Tại sao gọi là Hoa sắt? Là vì nghệ nhân biểu diễn sẽ nung nóng sắt đến nóng chảy, sau đó tung thứ chất lỏng nóng như thiêu đốt ấy lên không trung, tạo thành hàng ngàn đốm sắt bung tỏa như những đóa hoa rực rỡ.

“Vạn tử ngàn hồng”: màn biểu diễn này nguy hiểm như thế nào mà bức hại tức tưởi Cao Quý phi? - Ảnh 3.

Hoa sắt nhiều khi còn được biểu diễn cùng với múa rồng, múa lân

Hoa sắt thường chỉ được biểu diễn vào dịp năm mới. Về nguồn gốc của nó, có hai ý kiến khác nhau. Một số tài liệu cho rằng Hoa sắt bắt nguồn từ tỉnh Sơn Tây vào 2.000 năm trước. Số khác lại nói nó bắt nguồn từ tỉnh Hà Nam vào thời nhà Tống, tức cách đây khoảng 1.000 năm. (Hai tỉnh này tiếp giáp nhau).

Đến thời nhà Minh, nhà Thanh, "Hoa sắt" đạt đến độ phổ biến cao nhất và thường do các thợ rèn biểu diễn. Nó đặc biệt phát triển ở vùng núi - nơi có văn hóa địa phương độc đáo, địa thế hiểm trở càng tăng sự choáng ngợp, và nhiều hộ nghèo nên người dân không đủ tiền bắn pháo hoa.

“Vạn tử ngàn hồng”: màn biểu diễn này nguy hiểm như thế nào mà bức hại tức tưởi Cao Quý phi? - Ảnh 5.

Mục đích của Hoa sắt là để chào đón ngày lễ quan trọng nhất năm, làm nóng bầu không khí lạnh giá đầu xuân, xua đuổi tà ma, cầu mùa màng bội thu, buôn bán thuận lợi. 

Ngoài ra, Hoa sắt với phiên âm Datiehua, chữ "hua" (nghĩa là bông hoa) trong tiếng Trung phát âm hơi giống chữ "fa" (nghĩa là may mắn).

Như bạn đã biết qua phim "Diên Hi", khi thực hiện màn Hoa sắt, nghệ nhân sẽ nung sắt trong lò luyện, sau đó dùng tấm ván hất tung vụn sắt kèm vụn gỗ bay lên.

“Vạn tử ngàn hồng”: màn biểu diễn này nguy hiểm như thế nào mà bức hại tức tưởi Cao Quý phi? - Ảnh 6.

Bốn bước biểu diễn Hoa sắt

Ngày nay, người ta thay tấm ván bằng một dụng cụ có cán dài bằng kim loại, hình dáng giống như cái vợt. 

Và nghệ nhân sẽ đổ sắt nóng chảy vào một vật giống như súng cối để nó tự bắn lên chứ không tự mình "ném" ra nữa, quá nguy hiểm! 

Các tia sắt được bắn ra liên tục trên nền trời, sau đó rơi xuống đồng loạt tạo nên cảnh tượng sáng lòa kinh ngạc.

Một lần biểu diễn Hoa sắt thời nay, với đồ bảo hộ

Điều có thể bạn chưa biết - đó là nhiệt độ nung sắt cần chạm tới mốc 1.600 - 1.700 độ C (bằng độ nóng của thuốc súng và gấp đôi độ nóng của trận hỏa hoạn).

Một người trong nghề - ông Wang De (51 tuổi) cho biết mỗi lần biểu diễn Hoa sắt trong khoảng 30 phút cần tốn đến gần 3.000kg sắt. 

Khi biểu diễn, ông phải mặc áo lông cừu dày, đội mũ rơm kín để bảo vệ cơ thể. Nhưng đến nay đã có rất nhiều áo lông bị phá huỷ, thân mình cũng dính phải vụn sắt vài lần vô cùng đau đớn.

“Vạn tử ngàn hồng”: màn biểu diễn này nguy hiểm như thế nào mà bức hại tức tưởi Cao Quý phi? - Ảnh 8.

Ông Wang De biểu diễn Hoa sắt với dụng cụ thô sơ truyền thống, không có đồ bảo hộ

Vậy nên không ngạc nhiên khi vừa "trúng đòn" từ xa văng tới, Cao Quý phi đã lập tức hét lên quãng âm cao nhất của nghệ thuật hát kinh kịch!

Thế nhưng bấy nhiêu đó chưa đủ hạ gục Cao Quý phi mà còn phải thêm sự nhúng tay của Nhàn Phi. Vết bỏng của Cao Quý phi bị "hãm hại" làm nhiễm trùng - điều đáng sợ bậc nhất của bất kì vết thương hở nào.

“Vạn tử ngàn hồng”: màn biểu diễn này nguy hiểm như thế nào mà bức hại tức tưởi Cao Quý phi? - Ảnh 9.

Còn nhớ vết thương của Cao Quý phi liên tục chảy máu, đoán chừng cấp độ bỏng không hề nhẹ lại thêm nhiễm trùng

Khi vi khuẩn đã xâm nhập vào vết thương, nó sẽ gây loét, khó lành, đau đớn, bốc mùi. Trong một số ít trường hợp, vết bỏng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc hội chứng sốc nhiễm độc (với biểu hiện thân nhiệt cao, choáng váng, ói mửa) rất nghiêm trọng, dẫn đến tử vong.

Nguy hiểm là thế nên ngày nay biểu diễn Hoa sắt không còn phổ biến nữa, nhiều người ở Trung Quốc còn chưa nghe đến loại hình này. 

Nó đã được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp quốc gia vào tháng 11/2014, trong nỗ lực giúp nghệ thuật độc đáo này khỏi thất truyền.

“Vạn tử ngàn hồng”: màn biểu diễn này nguy hiểm như thế nào mà bức hại tức tưởi Cao Quý phi? - Ảnh 10.

Lên!

“Vạn tử ngàn hồng”: màn biểu diễn này nguy hiểm như thế nào mà bức hại tức tưởi Cao Quý phi? - Ảnh 11.

Bung tỏa mãn nhãn...

“Vạn tử ngàn hồng”: màn biểu diễn này nguy hiểm như thế nào mà bức hại tức tưởi Cao Quý phi? - Ảnh 12.

Những tia lửa cuối...

“Vạn tử ngàn hồng”: màn biểu diễn này nguy hiểm như thế nào mà bức hại tức tưởi Cao Quý phi? - Ảnh 13.

Rồi tàn!

Nhớ đón xem Diên Hi Công Lược và cùng chúng mình nhặt lấy những nét thú vị về văn hóa, lịch sử, hiện tượng lạ... được lồng ghép trong bộ phim.

Nguồn: China Daily, Global Times...