“Văn hoá chỉ trỏ” kỳ lạ của người Nhật hoá ra chẳng bất lịch sự như chúng ta vẫn nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân mới thán phục

Banana, Theo Trí Thức Trẻ 14:35 25/02/2020

Nếu là một du khách lần đầu tiên đi du lịch Nhật Bản, bạn sẽ bất ngờ khi bắt gặp cảnh tượng thú vị này đấy!

"Đất nước ngoài hành tinh" Nhật Bản quả là có vô vàn điều thú vị khiến du khách quốc tế phải ngỡ ngàng khi lần đầu đặt chân đến. Không chỉ sở hữu những công trình, máy móc hiện đại, nét văn hoá lâu đời của người Nhật cũng là thứ du khách ưa thích tìm tòi, học hỏi khi đi du lịch nơi đây.

Nếu từng trải nghiệm loại hình vận tải đường sắt ở Nhật Bản, hẳn bạn từng ít nhất một lần nhìn thấy những nhân viên ở nhà ga liên tục chỉ trỏ những thứ xung quanh họ và nói to điều gì đó. Những cử chỉ có phần kỳ lạ, bất lịch sự theo cách nghĩ của du khách quốc tế hoá ra lại là nét văn hoá có từ lâu đời nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách đi tàu.

“Văn hoá chỉ trỏ” kỳ lạ của người Nhật hoá ra chẳng bất lịch sự như chúng ta vẫn nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân mới thán phục - Ảnh 1.

Nếu từng đặt chân đến các ga tàu ở Nhật Bản, bạn chắc hẳn sẽ nhìn thấy cảnh tượng thú vị này!

Những cử chỉ như trên thường được gọi chung là "Pointing and Calling", giúp người Nhật kiểm soát tốt hơn mọi công việc trong đời sống thường nhật. Người ta thường có câu "sai một li, đi một dặm" và người dân xứ sở mặt trời mọc vốn rất sợ điều đó. Đặc biệt, trong lĩnh vực giao thông công cộng, bất kỳ sai lầm nhỏ nào cũng có thể trở nên nghiêm trọng và khiến tất cả mọi người phải trả giá.

“Văn hoá chỉ trỏ” kỳ lạ của người Nhật hoá ra chẳng bất lịch sự như chúng ta vẫn nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân mới thán phục - Ảnh 2.

Chẳng phải tự dưng người ta hay truyền tai nhau rằng hệ thống đường sắt ở Nhật Bản được coi là an toàn bậc nhất trên thế giới. Để đảm bảo được điều đó, các công nhân đường sắt ở đây thường sử dụng một hệ thống cử chỉ và mệnh lệnh bằng giọng nói gọi là "Shisa Kanko", "Shisa Kakunin Kanko" hoặc "Yubisashi Koshō", đều mang ý nghĩa như "Pointing and Calling".

“Văn hoá chỉ trỏ” kỳ lạ của người Nhật hoá ra chẳng bất lịch sự như chúng ta vẫn nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân mới thán phục - Ảnh 3.

Những hành động này là nét văn hoá có từ lâu của người Nhật, được gọi là "Shisa Kanko" (Pointing and Calling).

“Văn hoá chỉ trỏ” kỳ lạ của người Nhật hoá ra chẳng bất lịch sự như chúng ta vẫn nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân mới thán phục - Ảnh 4.

Khi bắt đầu thực hiện điều gì đó, họ đều xác nhận hành động của mình với người xung quanh bằng các động tác của tay và lời nói. Ví dụ, khi người lái tàu cần xác nhận rằng tốc độ của tàu là 80 dặm/giờ, họ sẽ chỉ vào đồng hồ tốc độ bằng ngón trỏ và nói rằng tốc độ hiện là 80 dặm/giờ. Sau đó, họ sẽ đưa tay lên tai, nhìn vào đồng hồ tốc độ rồi chỉ vào nó một lần nữa và nói rằng: Ok Ok!

“Văn hoá chỉ trỏ” kỳ lạ của người Nhật hoá ra chẳng bất lịch sự như chúng ta vẫn nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân mới thán phục - Ảnh 5.
“Văn hoá chỉ trỏ” kỳ lạ của người Nhật hoá ra chẳng bất lịch sự như chúng ta vẫn nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân mới thán phục - Ảnh 6.

Điều này có vẻ khá kỳ quặc đối với những du khách quốc tế lần đầu nhìn thấy, nhưng lại xuất hiện từ lâu trong văn hoá của người Nhật và còn được khoa học chứng minh hẳn hoi nữa đấy! Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chuyển động vật lý (tay) và mệnh lệnh (lời nói) khi kết hợp với nhau sẽ làm tăng lưu lượng máu ở một số khu vực của não, khiến chúng ta dễ dàng chú ý hơn. Việc chỉ vào một vật thể, nêu rõ hành động của bạn và xác nhận lại một lần nữa bằng cách nghe giọng nói của chính mình hiệu quả hơn nhiều so với việc chỉ nhìn vào vật thể hoặc suy nghĩ đơn thuần về hành động đó.

“Văn hoá chỉ trỏ” kỳ lạ của người Nhật hoá ra chẳng bất lịch sự như chúng ta vẫn nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân mới thán phục - Ảnh 7.

Hệ thống an toàn này hóa ra lại khá hiệu quả và nó có thể giảm tới 85% lỗi trong công việc. Không chỉ ngành đường sắt, nó còn được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác ở Nhật Bản và trên toàn thế giới, đặc biệt là hàng không. Phi công và phi hành đoàn kết hợp các hành động và lời nói trong nhiều việc họ làm. Ví dụ, khi một phi công cần thay đổi độ cao trên chế độ lái tự động, sau khi nhập độ cao mới vào hệ thống, họ giữ tay trên bộ chọn độ cao cho đến khi đồng nghiệp của họ xác nhận hành động đó.

Hiện nay, du khách có thể bắt gặp nét văn hoá thú vị này tại một số tuyến đường sắt hay tàu điện ngầm ở Nhật Bản, Trung Quốc, New York (Mỹ) hay Toronto (Canada).

“Văn hoá chỉ trỏ” kỳ lạ của người Nhật hoá ra chẳng bất lịch sự như chúng ta vẫn nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân mới thán phục - Ảnh 8.
“Văn hoá chỉ trỏ” kỳ lạ của người Nhật hoá ra chẳng bất lịch sự như chúng ta vẫn nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân mới thán phục - Ảnh 9.
“Văn hoá chỉ trỏ” kỳ lạ của người Nhật hoá ra chẳng bất lịch sự như chúng ta vẫn nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân mới thán phục - Ảnh 10.

Đọc xong càng thấy Nhật Bản quả là một quốc gia với nhiều nét văn hoá thú vị, còn người Nhật thì quá cẩn trọng và tỉ mỉ có phải không?

Nguồn: Brightside, Wikipedia