Up ảnh lên "phây", ai cũng chụp theo cách này, nhưng sao có người nghìn likes, người "ế"?

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 19:30 16/04/2019

Muốn ảnh hút likes không phải đơn giản đâu nhé, phải thật khéo léo và đầu tư nhiều công sức. Quan trọng hơn, chọn được chiếc smartphone sinh ra để chụp ảnh thì bạn sẽ đỡ vất vả hơn nhiều.

Trong thời đại truyền thông xã hội bùng nổ, việc đăng ảnh lên Facebook hay mạng xã hội nói chung không dừng lại ở mức độ "chia sẻ".

Việc đầu tiên bạn làm khi "stalk" Facebook của ai đó là gì? Có lẽ, phải đến 99% số người được hỏi sẽ trả lời: Xem album ảnh chứ gì nữa! Khi internet mang chúng ta lại gần nhau hơn, mạng xã hội giống như khuôn mặt thứ 2 và mỗi tấm ảnh có thể nói lên nhiều điều về khổ chủ.

Công nghệ phát triển, người trẻ chính là đối tượng được hưởng vô số tiện ích mà đáng kể nhất, chính là chiếc smartphone trong tay bạn.

Cách đây 15 - 20 năm, phải khó khăn lắm mới tự chụp được 1 tấm ảnh làm hình đại diện trên Yahoo! Phổ biến nhất là chụp bằng webcam, xịn hơn là máy ảnh compact… Điểm chung là hình ảnh nhòe nhoẹt, vỡ hạt. Thanh niên thời ấy chắc khó mà tin được, smartphone ngày nay chụp ảnh sao mà đẹp thế.

Tuy nhiên, có một điều mà hội mê sống ảo "amatuer" luôn thắc mắc: Đều là đăng ảnh lên Facebook, cũng mấy kiểu chụp như nhau mà sao có người nghìn likes, người "ế"?

Có lý do cả đấy.

Up ảnh lên phây, ai cũng chụp theo cách này, nhưng sao có người nghìn likes, người ế? - Ảnh 1.

2 kiểu chụp ảnh mà giới trẻ sử dụng nhiều nhất để đăng Facebook: Selfie và chân dung.

Như đã nói ở trên, khả năng chụp ảnh của smartphone ngày một vượt trội, thậm chí có thể tiệm cận với máy ảnh chuyên nghiệp. Do đó, chỉ cần giơ máy lên và bấm chụp là đã có ngay tấm ảnh để đăng lên Facebook. Ngoài chụp cảnh vật (du lịch), hầu như ai ai cũng selfie hoặc nhờ người khác chụp ảnh chân dung.

Nhưng cần phải làm rõ, selfie không phải ảnh chân dung.

Selfie (self - portrait photo), còn được gọi là ảnh tự sướng, chủ thể chính là người cầm smartphone để chụp ảnh mình hoặc nhiều người bằng camera trước. Đây là cách chụp ảnh phổ biến để đăng lên mạng xã hội.

Chân dung (portrait mode), vốn là tên một cách chụp của giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp, sau đó phát triển thành tính năng riêng trên các smartphone đời mới. Cụ thể, chủ thể trong ảnh chân dung sẽ được xóa phông như ảnh chụp bằng máy ảnh xịn - cảnh vật mờ đi, nhường sự chú ý cho chủ thể được lấy nét sắc cạnh, rõ ràng.

Để so sánh, selfie quả thật là tính năng chụp ảnh tiện nhất trên đời nhưng, chỉ nhanh thôi chứ khó mà "deep" được. Bạn nghĩ mà xem - quanh đi quẩn lại chỉ có vài dáng selfie, tuy phô diễn được góc mặt đẹp nhất nhưng khó mà thể hiện được toàn bộ thần thái của chủ thể. Rõ ràng, selfie chỉ nhanh và tiện là chính chứ chưa thực sự nghệ thuật, giống với mì ăn liền thì đúng hơn.

Nếu thực sự coi sống ảo là chân ái, bạn nên biết rằng 2019 là năm của ảnh chân dung chứ không phải selfie nữa. Vì sao lại nói như vậy? Selfie quả thật chỉ vui là chính, còn để hút được nghìn likes ư? Là cả sự sắp đặt có tổ chức chứ không đơn giản như vậy.

Trong khi bạn tự đưa smartphone lên selfie ngang dọc và chỉ lèo tèo vài ba chục likes, dân sống ảo "hạng nặng" đã có cạ cứng bấm chụp hộ từ bao giờ. Dưới đây là vài bí quyết đơn giản giúp ảnh chân dung của bạn đem về nghìn likes:

Up ảnh lên phây, ai cũng chụp theo cách này, nhưng sao có người nghìn likes, người ế? - Ảnh 2.

Tìm nguồn sáng phù hợp

Trong quá khứ, chế độ chân dung (portrait mode) của hầu hết các smartphone đời cũ với camera đơn - thường tỏ bất lực trong điều kiện ánh sáng yếu vì cảm biến hoặc AI không đủ mạnh để bóc tách chủ thể khỏi hậu cảnh, tạo chiều sâu. Do đó khiến ảnh chân dung bị bệt màu, tóc và những chi tiết nhỏ biến mất khiến chủ thể trông kém tự nhiên.

Up ảnh lên phây, ai cũng chụp theo cách này, nhưng sao có người nghìn likes, người ế? - Ảnh 3.

AI kết hợp cùng camera 48MP và công nghệ 4 trong 1 (gộp 4 điểm ảnh vào làm 1), ảnh chân dung trong nhà với ánh sáng yếu được OPPO F11 Pro xử lý hài hòa, làn da của chủ thể vẫn láng mịn, rõ nét nhưng không bị vỡ hạt.

Camera kép như OPPO F11 Pro chính là đáp án cho chế độ chân dung trên smartphone, đặc biệt là nơi có điều kiện ánh sáng không lý tưởng. Số chấm của bộ đôi cảm biến mặt sau lên đến 48 MP và 5 MP, khẩu độ f/1.79 và kích thước cảm biến 1/2.25 lớn hơn, giúp camera của F11 Pro tái hiện chi tiết tốt, chân thực khi bật chế độ chân dung.

Up ảnh lên phây, ai cũng chụp theo cách này, nhưng sao có người nghìn likes, người ế? - Ảnh 4.

Tiếp tục là ảnh chân dung xóa phông trong nhà, ánh sáng rất yếu nhưng camera kép của F11 Pro đã xử lý rất tốt. AI phân biệt được bối cảnh, từ đó điều chỉnh độ mờ ảo cụ thể cho từng vùng hậu cảnh xa-gần.

Ngoài ra, công nghệ Tetracell trên F11 Pro có khả năng phân tích và kết hợp 4 điểm ảnh thành 1. Nhờ đó, cải thiện được đáng kể độ nhạy sáng, giúp ảnh chân dung rõ nét hơn trong nhiều điều kiện ánh sáng, thậm chí là cả ngược sáng.

Up ảnh lên phây, ai cũng chụp theo cách này, nhưng sao có người nghìn likes, người ế? - Ảnh 5.

Chân dung xóa phông ngược sáng nhưng giữ chi tiết tốt, có thể tùy ý chỉnh sửa.

Tạo bố cục hài hòa với quy tắc 1/3

Up ảnh lên phây, ai cũng chụp theo cách này, nhưng sao có người nghìn likes, người ế? - Ảnh 6.

Quy tắc 1/3 có thể áp dụng cho cả selfie lẫn chân dung. Trong đó, hãy chú ý những đường kẻ chia khung hình làm 9 phần - bạn cần phải đặt chủ thể vào 1 trong 4 điểm trung tâm. Không nhất thiết nằm ở trung tâm, người xem vẫn bị thu hút ánh mắt vào chủ thể một cách dễ chịu, tự nhiên nhất.

Rõ ràng, để có được tấm ảnh chân dung nghìn likes trên Facebook tốn kha khá công sức. Tuy nhiên, với khả năng nhiếp ảnh được tối ưu hóa như OPPO F11 Pro, bạn sẽ đỡ vất vả hơn nhiều trong việc thể hiện sự sáng tạo cũng như thể hiện cái tôi trong từng khung hình.

Cập nhật thêm bí quyết chụp ảnh chân dung chuẩn thần thái và tham khảo thông tin về OPPO F11 Pro và F11 tại đây.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày