Tưởng toàn là việc đơn giản nhưng với phụ nữ Ả Rập đôi khi vẫn là điều cấm kỵ

Ken, Theo Helino 20:58 24/05/2018

Ít ai ngờ cuộc sống của những phụ nữ Ả rập này lại muôn vẻ nhiều màu đến vậy. Và nó thực sự không hề dễ dàng gì với nữ giới ở các nước khác.

Mỗi quốc gia đều có những quy định, luật lệ riêng. Hôn nhân đa thê, nữ giới chịu nhiều ràng buộc hà khắc, luôn phải mang mạng che mặt... - những điều mà nói thôi là ta nghĩ ngay đến phụ nữ Ả Rập. Thế nhưng sự thật có hoàn toàn như vậy?

1. Không thể đi đến đâu mà không có chồng

Tưởng toàn là việc đơn giản nhưng với phụ nữ Ả Rập đôi khi vẫn là điều cấm kỵ - Ảnh 1.

Những phụ nữ Ả Rập không được phép đi đâu mà không có chồng, người thân, người giám hộ (anh em ruột, con trai) là nam giới bên cạnh. Những người này được gọi là Mahram. 

Ngoài ra, nếu không có sự chấp thuận của những Mahram này, họ sẽ không thể rời khỏi đất nước, kiếm việc làm, lập gia đình hay đi học. Mặc dù hà khắc là thế nhưng nữ giới Ả Rập không hề có cuộc bạo loạn nào chống lại điều lệ này, mà ngược lại họ chủ động bảo vệ quyền được chăm sóc người đàn ông của họ.


2. Bằng lái xe ư - cũng chỉ mới được "mở cửa" thôi

Tưởng toàn là việc đơn giản nhưng với phụ nữ Ả Rập đôi khi vẫn là điều cấm kỵ - Ảnh 3.

Trước kia ở Ả Rập, phụ nữ không được phép lái xe, và đương nhiên họ sẽ không được thi lấy bằng lái xe rồi.

Tuy nhiên, vào ngày 24/6/2018 sắp tới, lệnh cấm phụ nữ lái xe của chính quyền Ả Rập sẽ được gỡ bỏ sau nhiều năm tồn tại. Đây là quyết định được đưa ra bởi Hoàng tử Al-Waleed bin Talal.

Theo đó, phụ nữ từ 18 tuổi trở lên sẽ được đăng ký lấy bằng lái xe. Giảng viên nữ của các trường dạy lái xe này đều sở hữu bằng lái quốc tế. Được biết, chính quyền Ả Rập từng đưa ra rất nhiều lý do cho lệnh cấm vô lý đã tồn tại nhiều năm qua. Họ cho rằng việc phụ nữ lái ôtô không phù hợp với văn hoá Ả Rập, hay dẫn tới sự đảo lộn vai trò, phá vỡ trật tự và luật giám hộ trong các gia đình.


3. Giao thông công cộng bị cấm

Tưởng toàn là việc đơn giản nhưng với phụ nữ Ả Rập đôi khi vẫn là điều cấm kỵ - Ảnh 5.

Nếu bạn không thể tự lái xe thì sẽ sử dụng phương tiện công cộng, phải không? Nhưng với phụ nữ Ả Rập, điều đó không dễ dàng gì. 

Họ sẽ được phép đi tàu, nhưng sẽ phải ngồi ở toa riêng biệt cuối tàu. Hầu hết công ty xe buýt đều từ chối vận chuyển phụ nữ Ả Rập. Do đó, bạn sẽ thấy nữ giới nơi đây đi bộ, đi taxi hoặc được đưa đón bằng xe riêng.


4. Đi học đại học không cấm nhưng bị cho là... không cần thiết

Tưởng toàn là việc đơn giản nhưng với phụ nữ Ả Rập đôi khi vẫn là điều cấm kỵ - Ảnh 7.

Nữ giới Ả Rập có thể đi học đại học nhưng cũng rất hại chế. Điều này có phần kỳ lạ nhưng tỷ lệ nữ giới ở Ả Rập có bằng đại học cao hơn nam giới.

Nếu người giám hộ của nữ giới cho phép thì cô ấy có thể học thêm cao hơn nữa, tuy nhiên họ khó có thể nhận được học bổng ra nước ngoài du học. Bởi nam giới Ả Rập cho rằng, nữ giới chỉ nên ở nhà chăm lo cho gia đình là tốt rồi. 


5. Nữ giới không làm việc quá nhiều

Tưởng toàn là việc đơn giản nhưng với phụ nữ Ả Rập đôi khi vẫn là điều cấm kỵ - Ảnh 9.

Mặc dù so với trước kia, nhiều lệnh cấm đã được dỡ bỏ và cải cách nhiều nhưng tỷ lệ phụ nữ làm việc ở đây chỉ đạt có 17%. Điều này có nghĩa là nữ giới Ả Rập thường ở nhà, chăm sóc con cái, gia đình.

Người Ả Rập không cấm phụ nữ làm việc, miễn là  họ không được bỏ bê trách nhiệm gia đình của mình. Nếu muốn làm việc, chắc chắn họ phải được sự chấp thuận từ chồng, người giám hộ. Cùng với đó, lựa chọn nghề nghiệp mà nữ giới Ả Rập lựa chọn không nhiều, họ có thể làm bác sĩ, y tá, giáo viên... miễn là họ tránh gặp, giao tiếp với nhiều nam giới lạ. Nữ chính trị gia hay nữ luật sư được cho là nghề nghiệp cực hiếm ở đất nước này.


6. Kết hôn từ rất sớm, ly hôn không được nuôi con

Tưởng toàn là việc đơn giản nhưng với phụ nữ Ả Rập đôi khi vẫn là điều cấm kỵ - Ảnh 11.

Ít ai biết rằng, 1/2 số cuộc hôn nhân ở Ả Rập vẫn được sắp xếp theo ý muốn của cha mẹ. Hầu hết mọi người nghĩ rằng, cuộc hôn nhân này đã được định đoạt. Cô gái có thể từ chối đề xuất của cha mẹ mình. 

Dẫu vậy, các cô gái ở đây kết hôn ở độ tuổi rất trẻ, thường trước tuổi dậy thì. Đây là lý do tại sao họ thường không học cao bởi việc mang thai ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của nữ giới.  

Ngoài ra, ở đất nước này, việc ký hợp đồng hôn nhân là bắt buộc. Luật pháp nơi đây coi hôn nhân giữa nam và nữ giới là 1 hợp đồng được công nhận có hiệu lực chỉ khi 2 bên thỏa thuận. Tuy nhiên khi ly hôn, phụ nữ chỉ được phép nuôi con của họ cho đến khi tụi nhỏ lên 7 tuổi (với con trai) và 9 tuổi ( với con gái).

Nguồn: Brightside