Từ vụ nữ sinh bị tát sấp mặt khi đi lấy tiền làm thêm, sinh viên phải làm gì để không bị lừa ở thành phố?

Công Hiếu, Theo Helino 18:27 21/09/2019

Không phải ai cũng có thể kiếm được cho mình những công việc làm thêm đúng như tiêu chí mình đặt ra, thậm chí nhiều người còn mắc bẫy mô giới, lừa đảo và những cạm bẫy luôn chờ đón.

Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại hình ảnh nữ sinh bị chủ cửa hàng giày mắng nhiếc, vung tay tát vào mặt khi tìm đến cửa hàng xin lại tiền lương sau khi nghỉ việc khiến nhiều người xôn xao. Đi làm thêm vốn là câu chuyện chẳng còn gì xa lạ với sinh viên nữa, bởi không chỉ dừng lại ở việc tích lũy kinh nghiệm mà một bộ phận lớn đi làm còn để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống và phục vụ cho những sở thích hay ước mơ của mình.

Từ vụ nữ sinh bị tát sấp mặt khi đi lấy tiền làm thêm, sinh viên phải làm gì để không bị lừa ở thành phố? - Ảnh 1.

Sự việc cô nữ sinh bị chủ cửa hàng giày tát và mắng chửi được chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc.

Từ vụ nữ sinh bị tát sấp mặt khi đi lấy tiền làm thêm, sinh viên phải làm gì để không bị lừa ở thành phố? - Ảnh 2.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể kiếm được cho mình những công việc làm thêm đúng như tiêu chí mình đặt ra, thậm chí nhiều người còn mắc bẫy mô giới, lừa đảo và những cạm bẫy luôn chờ đón điển hình là việc nữ sinh kể trên bị chính chủ cửa hàng nơi mình từng làm việc tát và chửi bới. Thậm chí, chuyện sinh viên bị bùng tiền lương, ăn chặn tiền lương bằng nhiều cách như bị trì hoãn việc trả lương, bị khấu trừ lương vào những khoản vô lý không đáng có không phải là chuyện hiếm thấy. 

Thực tế tổng số tiền lương mà các bạn sinh viên nhận được sẽ bị trừ ít nhất từ 10-30% bởi rất nhiều lý do khác nhau như tiền đồng phục, đi muộn 5 phút, trả thừa tiền cho khách,... cùng vô vàn các quy định oái oăm khác từ người chủ đặt ra cho nhân viên của mình. Thậm chí gần đây trên các trang mạng xã hội, hình ảnh, thông tin về sinh viên làm thêm quần quật cả tháng nhưng tới cuối tháng chỉ nhận được một khoản lương là một, hai trăm vì bị trừ những khoản như: làm rơi đồ, bảo quản đồ không cẩn thận, đi làm trễ,… đã gây bức xúc cho cư dân mạng.

Từ vụ nữ sinh bị tát sấp mặt khi đi lấy tiền làm thêm, sinh viên phải làm gì để không bị lừa ở thành phố? - Ảnh 3.

Đi làm thêm vốn là câu chuyện chẳng còn gì xa lạ với sinh viên nữa, bởi không chỉ dừng lại ở việc tích lũy kinh nghiệm mà một bộ phận lớn đi làm còn để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống và phục vụ cho những sở thích hay ước mơ của mình.

10 cảnh báo dưới đây cho một công việc không nên tin tưởng, sẽ giúp các bạn sinh viên không bị "dính" bẫy khi đi làm thêm

1. Tiếp nhận nguồn thông tin: Nếu bạn nhìn thấy tờ rơi quảng cáo trước cổng trường, dán ở trụ điện hay nhặt được trong siêu thị, quán ăn. Hãy cảnh giác những thông tin đó vì chúng là những công việc "trôi nổi" và kém chất lượng. Hãy kiếm công việc phù hợp cho mình tại những nơi uy tín như Trung tâm hỗ trợ sinh viên, trên các trang tìm việc khác…

2. Tiền lương cực kỳ hấp dẫn: Nếu bạn thấy những quảng cáo như 80.000 đồng/1 giờ hoặc 150.000 đồng /1 ca làm việc. Hãy tránh xa những công việc như vậy vì nó có thể là đứng phát tờ rơi dưới nắng, nhặt bóng ở sân tennis hoặc những công việc nặng nhọc. Tập thói quen đặt dấu hỏi nghi vấn cho những điều bất thường ở mức lương.

3. Trung tâm môi giới việc làm: Tránh xa những trung tâm nằm trong ngóc ngách khó tìm, những nơi xa thành phố hoặc trung tâm không có địa điểm cố định, tạm bợ. Thường những nơi này chỉ có 1 hoặc 2 nhân viên, một vài bộ bàn ghế xộc xệch. Tốt nhất bạn hãy tìm một trung tâm giới thiệu việc làm thật chắc chắn hoặc tự mình nộp hồ sơ xin việc tại các nơi tuyển dụng khỏi cần qua trung tâm.

4. Những khoản phí "trời ơi": Khi đọc thông báo, sẽ ghi rất rõ là "Không thu phí tuyển dụng" tuy nhiên đến nơi họ lại yêu cầu bạn đóng những khoản tiền rất vô lý như: phí hồ sơ, phí đặt cọc hàng khuyến mãi, phí chuyển xét hồ sơ… Thay vào đó bạn có thể nghiên cứu lại trung tâm hoặc yêu cầu họ giải trình về những loại phí vừa nêu vì không có gì làm bảo đảm sẽ hoàn lại tiền khi bạn không trúng tuyển.

5. Công việc không cụ thể: Bạn đến nhận việc nhưng không biết rõ công ty tuyển dụng như thế nào? Tuyển dụng mình vị trí nào, làm công việc cụ thể ra sao? Cũng có nhiều trường hợp trung tâm môi giới đem công ty có danh tiếng để giới thiệu cho bạn. Hãy nghĩ xem một công ty tầm cỡ nhưng lại nhờ trung tâm môi giới nhỏ bé để tuyển dụng có hợp lý không? Luôn chuẩn bị những hiểu biết của bản thân ở một công ty trước khi bạn nộp đơn vào đó xin việc.

6. Những yêu cầu và kiến thức: Họ không có yêu cầu kiến thức, không kinh nghiệm, ngoại hình. Khi đến nơi thúc giục bạn làm hồ sơ và nộp lệ phí. Hãy cảnh giác vì không nơi nào tuyển dụng một người mà họ không biết chắc nhân viên của mình đem lại được lợi ích gì cho công ty. Tốt hơn hết, bạn hãy nên rút lui và cân nhắc xem mình có đến lộn công ty hay không?

7. Luôn thúc giục và yêu cầu vô lý: Những yêu cầu như "Ngày nộp hồ sơ gần hết rồi, em nhanh chóng nộp phí và giấy tờ để giữ chỗ làm việc!". Đây là hình thức lừa đảo rõ ràng bằng khoản tiền phí cũng như đang muốn kéo bạn vào trong công việc đó. Hãy cương quyết trả lời không với những công ty thúc giục và yêu cầu bạn những khoản phí giấy tờ bất hợp lý.

8. Không được xem bất kỳ giấy tờ nào: Khi bạn yêu cầu xem hợp đồng lao động hay những cam kết lao động, bên phía công ty đó không đưa ra được. Hãy cảnh giác vì đó là một biểu hiện lừa đảo rõ ràng. Không nên dễ dàng chấp nhận lời thuyết phục "Đó là công việc ngắn ngày" hoặc "Chỉ là làm thêm bán thời gian thôi!". Phải có cam kết hoặc hợp đồng để tránh bị trốn tiền lương và bảo đảm quyền lợi hợp pháp.

9. Đã nộp đầy đủ hồ sơ - giấy tờ nhưng không tuyển dụng: Dù đã hoàn thành yêu cầu nhưng bạn vẫn chưa nhận được công việc thì đây là lừa đảo rồi. Bạn đã trong tình trạng bị động và công ty đó chủ động liên hệ. Đảm bảo rằng, trong một thời gian ngắn, công ty này sẽ nhanh chóng ra đi với số tiền bạn nộp, bộ hồ sơ và lòng tin của bạn cho công việc này.

10. Luôn cảnh giác với truyền miệng: Tránh xa những công việc không chắc chắn như nghe bạn bè nói, người thân kể lại và những "hợp đồng bằng miệng". Bạn nên tập làm bất kỳ loại hồ sơ giấy tờ và được kí tên pháp lý rõ ràng, ràng buộc giữa bên thuê nhân công và bên làm việc.

Từ vụ nữ sinh bị tát sấp mặt khi đi lấy tiền làm thêm, sinh viên phải làm gì để không bị lừa ở thành phố? - Ảnh 4.