Từ khi cầm Galaxy Note9, tôi đã quên mất mình từng có máy ảnh

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 10:00 21/09/2018

Trong lần công tác ở Đài Loan vừa rồi, tôi chỉ mang theo chiếc Galaxy Note9 mà không phải là chiếc máy ảnh như mọi khi. Nhưng khi đăng tải các bức ảnh trên Facebook cá nhân của mình, có một vài bạn còn vào nhắn tin riêng thắc mắc liệu rằng bức ảnh ấy có phải thực sự là từ smartphone hay không?

Bởi những hoài nghi đó, tôi quyết định chia sẻ bài viết này, cũng như có những đánh giá rõ ràng nhất vì sao thời gian gần đây tôi thường chọn điện thoại chứ không còn dùng máy ảnh thường xuyên như trước.

Từ khi cầm Galaxy Note9, tôi đã quên mất mình từng có máy ảnh - Ảnh 1.

Tính cơ động là yếu tố đầu tiên mỗi khi lựa chọn thiết bị mang ra khỏi nhà

Từng là người dùng máy ảnh DSLR to cồng kềnh, tôi chuyển sang dạng máy nhỏ gọn hơn sau 2 năm sử dụng vì tính chất công việc phải đi lại nhiều mà phải mang vác vừa máy vừa lens thì thật sự là cơn ác mộng.

Và với công nghệ ngày càng phát triển, chất lượng nhiếp ảnh trên smartphone đã cải tiến đáng kể khiến tôi một lần nữa có thêm sự lựa chọn mới, đó là chỉ mang máy ảnh theo những khi cần thiết, còn lại đều sử dụng smartphone để chụp ảnh.

Từ khi cầm Galaxy Note9, tôi đã quên mất mình từng có máy ảnh - Ảnh 2.

Vì sao lại như thế? Xét về kích thước, bạn có thể hiểu được dù là chiếc máy ảnh kích thước gọn bao nhiêu cũng khó có thể nhét vào túi quần như chiếc điện thoại, và với trường hợp của tôi rõ rệt nhất là chiếc Fujifilm X100s cùng Galaxy Note9.

Nhìn vào ảnh trên là hiểu bạn sẽ ưu tiên món nào cầm theo hàng ngày rồi nhỉ? Còn nếu nói đến chuyện du lịch thì nó lại càng kinh khủng hơn, bởi bạn đã phải nhồi nhét quần áo, hành trang lỉnh kỉnh, lại còn lo cả mớ máy ảnh, ống kính và sạc kèm theo…

Còn về hiệu năng thì như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu

Từ lâu nhiều người cho rằng nếu muốn chụp đẹp, hãy chọn mua máy ảnh thay vì smartphone. Điều đó đúng, nhưng tất nhiên lời khuyên này không dành cho đại đa số người dùng. Để sử dụng được máy ảnh và cho ra những bức ảnh đẹp, bạn cần phải có kiến thức nhiếp ảnh cơ bản, nhất là phải biết cách tinh chỉnh khẩu độ, tốc độ màn trập và độ nhạy sáng. Với tôi, chiếc smartphone như Galaxy Note9 lại là vị cứu tinh cho những tay “gà" nhiếp ảnh, nhờ giao diện vô cùng trực quan, dễ dùng và tất nhiên là bạn chẳng cần phải quan tâm đến những thứ kia.

Từ khi cầm Galaxy Note9, tôi đã quên mất mình từng có máy ảnh - Ảnh 3.

Với hàng sa số phím chỉnh thế này, những tay “gà" nhiếp ảnh có thể sẽ phải lúng túng rất nhiều khi thao tác.

Từ khi cầm Galaxy Note9, tôi đã quên mất mình từng có máy ảnh - Ảnh 4.

Trong khi đó, Galaxy Note9 mang đến giao diện trực quan và dễ sử dụng hơn. Chỉ với vài thao tác chạm là bạn đã có thể làm chủ được hoàn toàn.

Cái mà tôi rất thích ở chiếc điện thoại Galaxy Note9 là hệ thống camera có khả năng thay đổi khẩu độ linh hoạt từ f/1.5 sang f/2.4 giống với máy ảnh chuyên nghiệp theo cơ chế hoạt động của mắt người. Đến thời điểm hiện tại, chỉ có Galaxy S9 và Galaxy Note9 là hai chiếc điện thoại có thể làm được điều này trên thị trường. Với f/1.5, lượng ánh sáng vào cảm biến của Galaxy Note9 nhiều hơn so với đa số các smartphone khác nên vô cùng phù hợp với những điều kiện thiếu sáng.

Máy ảnh hiện nay đang được chia ra hai dạng, có thể thay đổi ống kính thì sẽ linh hoạt hơn trong nhiều điều kiện nhưng bù lại bạn phải mang vác nhiều hoặc buộc phải suy nghĩ thật kỹ chọn loại tiêu cự nào trước khi ra khỏi nhà; và dạng còn lại là ống kính dính liền (như Fujifilm X100s mà tôi đang sở hữu đây) với ưu thế là gọn gàng nhưng lại không sử dụng được trong nhiều trường hợp. Vậy tại sao không gộp cả hai lại để khắc phục khuyết điểm? Đó là lúc mà chiếc Galaxy Note9 có thể toả sáng.

Bên cạnh việc cho phép thay đổi khẩu độ, bản thân chiếc smartphone này còn sở hữu hai camera sau, trong đó một cái đóng vai trò góc rộng tiêu cự 26 mm và cái còn lại đóng vai trò chân dung với tiêu cự 52 mm. Nói cách khác, bạn có thể sử dụng ở nhiều phong cách ảnh khác nhau chỉ với một chiếc smartphone trên tay.

Chiếc X100s mà tôi đang dùng có tiêu cự 23 mm (tương đương 35 mm ở khổ Full frame), trong khi đó Galaxy Note9 có đến 2 tiêu cự nên linh hoạt hơn rất nhiều.

Từ khi cầm Galaxy Note9, tôi đã quên mất mình từng có máy ảnh - Ảnh 5.

Góc đứng hạn chế nên tôi chỉ có thể chụp được khoảng cách xa nhất là nhiêu đây, tất nhiên không thể gom được vừa cả chủ thể lại vừa cả cụm toà nhà phía xa với X100s.

Từ khi cầm Galaxy Note9, tôi đã quên mất mình từng có máy ảnh - Ảnh 6.

Trong khi đó, Galaxy Note9 lại tỏ rõ ưu thế trong những trường hợp thế này, cho góc rộng hơn hẳn.

Có thể chụp góc rộng bạn sẽ không thấy sự khác biệt nhiều, nhưng đến khi cần chụp chân dung thì Fujifilm X100s có phần thua thiệt vì không thể tách chủ thể với phông nền được như Galaxy Note9 - vốn là chiếc điện thoại có tính năng Live Focus (chụp chân dung xoá phông) tuyệt vời.

Với tính năng Live Focus cùng hệ thống camera kép, Galaxy Note9 đã dần xoá bỏ rào cản cách biệt giữa điện thoại và máy ảnh, đặc biệt tôi cũng có thể điều chỉnh được độ xoá phông theo ý muốn sau khi chụp xong - điều mà máy ảnh không thể làm được.

Từ khi cầm Galaxy Note9, tôi đã quên mất mình từng có máy ảnh - Ảnh 7.

Ảnh từ X100s, do tiêu cự rộng nên độ xoá phông sẽ không tốt như dòng máy có ống kính tele.

Từ khi cầm Galaxy Note9, tôi đã quên mất mình từng có máy ảnh - Ảnh 8.

Galaxy Note9 thì lại trang bị camera tele cùng tính năng Live Focus nên cho ra bức ảnh chân dung xoá phông khá tốt. Khi so sánh cả hai thì bạn sẽ khó mà thấy được sự khác biệt trong trường hợp này.

Từ khi cầm Galaxy Note9, tôi đã quên mất mình từng có máy ảnh - Ảnh 9.

Ảnh từ Fujifilm X100s

Từ khi cầm Galaxy Note9, tôi đã quên mất mình từng có máy ảnh - Ảnh 10.

Và đây là ảnh từ Galaxy Note9

Trước đây mọi người hay nói điểm yếu chết người của điện thoại là chụp điều kiện thiếu sáng, nhưng ở Galaxy Note9, sản phẩm này đã biến được điều không thể thành có thể. Với camera khẩu độ f/1.5, chiếc điện thoại này tự tin tạo nên những bức ảnh thiếu sáng tốt và tôi không cần nhờ đến sự trợ giúp nào từ máy ảnh nữa, hãy nhìn vào đây để thấy được Galaxy Note9 đã làm được tốt thế nào:

Từ khi cầm Galaxy Note9, tôi đã quên mất mình từng có máy ảnh - Ảnh 11.
Từ khi cầm Galaxy Note9, tôi đã quên mất mình từng có máy ảnh - Ảnh 12.

Những tính năng bổ trợ: nhiều nhưng không thừa thãi

Samsung luôn tìm cách để hoàn thiện các sản phẩm của mình hơn từng ngày, và Galaxy Note9 là minh chứng cho thấy họ không chỉ chú tâm vào mỗi chuyện con số phần cứng mà còn giúp người dùng chụp tốt hơn ở mỗi tấm ảnh. Vậy chiếc điện thoại này giúp được gì?

Đầu tiên là tích hợp trí thông minh nhân tạo AI nhằm nhận diện chủ thể/khung cảnh để đưa ra tinh chỉnh phù hợp nhất, giúp bức ảnh được đẹp mắt hơn. Hơn nữa, chính hệ thống AI này có thể giúp tôi biết được bức ảnh cuối có thể bị rung mờ, người trong ảnh vừa nhắm mắt hoặc ống kính bị mờ - nói chung là nhắc nhở mỗi khi có lỗi lầm xảy ra để tôi có thể khắc phục ngay trước khi khoảnh khắc qua đi.

Từ khi cầm Galaxy Note9, tôi đã quên mất mình từng có máy ảnh - Ảnh 13.
Từ khi cầm Galaxy Note9, tôi đã quên mất mình từng có máy ảnh - Ảnh 14.

Đây là những thứ mà tôi không hề thấy được trên chiếc Fujifilm X100s và hầu hết các sản phẩm máy ảnh đã dùng qua.

Ngoài ra, bút S-Pen cũng là ngôi sao sáng của Galaxy Note9, khi nó không chỉ là một cây bút để ghi chú, vẽ vời, mà còn dùng để làm remote chụp ảnh từ xa. Nếu như đang cầm Fujifilm X100s, tôi không tài nào selfie được do không có màn hình lật, hoặc phải đặt từ xa, canh sẵn khung và chọn hẹn giờ. Nhưng rồi sao? Nếu bức ảnh đó không đẹp, tôi lại phải hẹn giờ lần nữa và chạy vào khung cho kịp lúc trước khi máy tự động bấm chụp. Còn với Galaxy Note9, tôi có thể đặt nó ở bất cứ đâu, thoải mái ngồi cùng bạn bè và lấy S-Pen điều khiển chụp từ xa một cách thoải mái mà chẳng phải di chuyển gì nữa.

Từ khi cầm Galaxy Note9, tôi đã quên mất mình từng có máy ảnh - Ảnh 15.
Từ khi cầm Galaxy Note9, tôi đã quên mất mình từng có máy ảnh - Ảnh 16.

Bên cạnh việc làm remote, tôi cũng có thể tận dụng cây bút này để vẽ vời vào ảnh cho thêm phần thú vị và gửi cho bạn bè cùng xem. Tất nhiên, một điểm lợi thế rất lớn của smartphone nói chung và Galaxy Note9 nói riêng so với máy ảnh chính là có thể đăng tải nhanh lên mạng xã hội mà không cần phải chép ảnh sang máy tính nữa.

Từ khi cầm Galaxy Note9, tôi đã quên mất mình từng có máy ảnh - Ảnh 17.

Thế đấy, dù máy ảnh thật sự có những điểm mạnh về phần cứng, nhưng Galaxy Note9 lại chính là thiết bị mang đến sự tiện dụng nhiều hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là chiếc smartphone đầu tiên mà tôi cảm thấy có nhiều tính năng bổ trợ rất hay giúp nó vượt mặt máy ảnh ở một số điểm. Nhìn lại một lần nữa những bức ảnh, tôi vẫn thấy chất lượng mà Galaxy Note9 đem lại quá tốt so với mong đợi và đó cũng là lý do mà chiếc máy ảnh đã dần bị thất sủng trong tôi.