Nếu lướt nhanh qua các trang face, điều dễ nhận thấy nhất trong các chủ đề thảo luận vẫn là chuyện “ăn”. Cũng dễ hiểu thôi mà, Tết mà không ăn thì sao còn là Tết? Nhưng, tưởng ăn là việc đơn giản mà ai cũng yêu thích, thì “đang yên đang lành, tự nhiên Tết”, và thế là câu chuyện ăn uống bỗng từ “tứ khoái” trở thành một

Nếu lướt nhanh qua các trang face, điều dễ nhận thấy nhất trong các chủ đề thảo luận vẫn là chuyện “ăn”. Cũng dễ hiểu thôi mà, Tết mà không ăn thì sao còn là Tết? Nhưng, tưởng ăn là việc đơn giản mà ai cũng yêu thích, thì “đang yên đang lành, tự nhiên Tết”, và thế là câu chuyện ăn uống bỗng từ “tứ khoái” trở thành một “câu đố” nan giải với thế hệ Y, nhất là khi mâm cơm ngày Tết lại quy tụ nhiều thế hệ.

Từ câu chuyện “ăn Tết cho xong” nghĩ về mâm cơm Tết thời 4.0 - Ảnh 1.

Những đứa trẻ ngày nào giờ cũng đã lớn “bằng đầu bằng cổ”. Các bạn trẻ thế hệ Y không còn đủ “trẻ” để lăng xăng bên cạnh cha mẹ với vai trò “trợ lý ngày Tết” nữa. Chúng ta đã lớn rồi, đã sắp sửa thành những nàng dâu, chàng rể, người cha người mẹ, thậm chí có sống một mình đi chăng nữa thì cũng phải gánh vác nghĩa vụ thờ cúng tổ tiên.

Có người nói “Tết mà không vào bếp thì còn gọi gì là Tết”. Ẩm thực Tết gắn liền với bánh chưng dẻo quắn, thơm thơm bùi bùi mùi đỗ xanh hay những nồi canh măng mà mẹ ninh cả vài chục tiếng đồng hồ, những đĩa thịt gà luộc xếp đều tăm tắp rồi thì nem rán, củ kiệu muối, giò lụa, giò thủ. Chỉ đến Tết chúng ta mới có dịp để nhâm nhi những món ăn này mà thôi, nên thiếu dù chỉ một món, cũng chưa được coi là Tết trọn vẹn.

img
img

Tuy nhiên, cuộc sống đủ đầy của ngày nay có vẻ làm bớt đi sự ưa thích đối với những món ăn truyền thống tạo nên ngày Tết này. Chúng ta sợ ngấy, sợ mập, sợ sự lặp đi lặp lại của mâm cơm ngày Tết, trở nên “bội thực" với cái sự lâu lâu mới có một lần của truyền thống. Chưa kể, mâm cỗ ngày Tết cần sự cầu kỳ, chỉn chu nên nhiều bạn trẻ với độ kiên nhẫn giới hạn không thể chịu được việc nấu nướng hì hục trở nên sợ cỗ Tết vô cùng.

Chúng ta không thể hô hào sự cải cách văn hoá, kiểu như “to gan tày đình" là không ăn cơm Tết, nhưng chúng ta có thể thay đổi cái cách mà cả nhà cùng dùng bữa cơm Tết với nhau.

Chúng ta cần gì ở bữa ăn Tết? Có phải chính là cảm giác được ngồi bên nhau, được hội họp, nghe đủ các thứ chuyện trong suốt một năm vừa qua từ từng người thân thiết? Cái sự “xôm" chính là thứ mà mọi người Việt Nam đều mong đợi từ bữa cơm ngày Tết ấy. Đơn giản là vì, chúng ta đã lâu rồi không hỏi han hội ngộ.

Người ta có thể mong Tết chóng qua để rời xa thịt gà, bánh chưng, bát đũa, nhưng khi cùng ngồi vào mâm cơm, rõ ràng: “Ăn Tết vẫn phải xôm!”.

Từ câu chuyện “ăn Tết cho xong” nghĩ về mâm cơm Tết thời 4.0 - Ảnh 3.
Từ câu chuyện “ăn Tết cho xong” nghĩ về mâm cơm Tết thời 4.0 - Ảnh 4.
Từ câu chuyện “ăn Tết cho xong” nghĩ về mâm cơm Tết thời 4.0 - Ảnh 5.

Liệu đã bao giờ bạn nghĩ rằng chính ông bà, bố mẹ cũng rất muốn ăn thử các món ăn mà giới trẻ đang tung hô ngoài kia? Đừng cứ mãi sợ một mâm cỗ Tết, mà hãy xắn tay lên, tự mình thay đổi một mâm cơm Tết thật ngon lành cùng cả gia đình mình.

Không chỉ xôm với các bậc cha mẹ cả năm mới đoàn tụ với con cháu, ăn Tết còn là dịp giới trẻ thể hiện những khao khát đổi mới của mình, góp phần làm cho mâm cỗ Tết ngày càng ít công sức, nhiều niềm vui.

Kiên Hoàng và Mỹ Linh - 2 Food Blogger nổi tiếng trong giới trẻ là một trong những người đầu tiên chia sẻ quan điểm của mình về việc chuẩn bị ăn Tết của người trẻ.

img
img
img
img

Với Kiên Hoàng, khi không còn là anh chàng độc thân hoàn toàn có thể ủy thác mọi công việc cỗ bàn cho bố mẹ nữa, Tết đến, anh cùng vợ chuẩn bị tất bật như bao gia đình khác, nấu món này, bày món nọ, làm sao để mâm cơm ngày Tết phải được chỉn chu nhất. Kỳ công là thế nhưng bố Cam vẫn phải thừa nhận rằng chỉ ăn được 1, cùng lắm là đến bữa thứ 2 thì 2 vợ chồng cảm thấy chán rồi bởi các món ăn cứ lặp lại từ năm này qua năm khác.

Còn đối với Mỹ Linh - cô gái sinh năm 1996 nổi tiếng là 1 food blogger với tài khoản Instagram @nofoodphobia gần 67k follow. Linh biết nấu, biết ăn và còn có khả năng review đồ ăn siêu chi tiết. Mỹ Linh sống hướng nội nên với cô bạn, bữa ăn gia đình ngày Tết là thời khắc quan trọng nhất, dù có bận rộn đến đâu đi nữa thì cũng phải thu xếp thời gian để ngồi ăn bữa cơm mà mẹ, bà đã cất công chuẩn bị. Nhưng cũng giống như đa phần các bạn trẻ khác, Mỹ Linh năm nào cũng rơi vào tình trạng chán cơm nhà, thèm đồ ăn quán.


Từ câu chuyện “ăn Tết cho xong” nghĩ về mâm cơm Tết thời 4.0 - Ảnh 7.
Từ câu chuyện “ăn Tết cho xong” nghĩ về mâm cơm Tết thời 4.0 - Ảnh 8.

Từ câu chuyện “ăn Tết cho xong” nghĩ về mâm cơm Tết thời 4.0

Ý tưởng kết hợp đồ ăn truyền thống và hiện đại cũng bắt đầu từ đây nhưng tại sao lại là một sự kết hợp?

Câu trả lời mà Kiên Hoàng và Mỹ Linh cùng nhau đưa ra đó là: “Kết hợp đồ ăn truyền thống tự nấu với đồ ăn hiện đại”. Việc này không chỉ giúp chúng ta cân bằng tình cảm gia đình mà còn là một cách rất hay ho để kết nối 2 thế hệ: ông bà, bố mẹ với con cháu.

Từ câu chuyện “ăn Tết cho xong” nghĩ về mâm cơm Tết thời 4.0 - Ảnh 10.

Họ cùng nhau đưa ra cách kết hợp 4 món ăn vốn đã gắn liền với Tết Việt: Bánh chưng, củ kiệu, giò lụa và mứt với đồ ăn hiện tại. Thử xem 2 food blogger đưa ra sự gợi ý như thế nào nhé?

“Bánh chưng bản chất vẫn là đồ nếp nên sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều nếu bạn thử kết hợp chúng với canh kim chi” - Kiên Hoàng gợi ý. Chỉ cần tưởng tượng một miếng bánh chưng dẻo thơm mùi đỗ rồi thêm một ngụm canh nóng hổi, cay nồng thôi là đủ kích thích vị giác rồi.

Giò lụa cũng là món ăn không bao giờ thiếu nhưng có vẻ sẽ hơi khô, vậy tại sao không thử ăn kèm với mỳ cay nhỉ? Thay vì xúc xích, giò cũng sẽ là thứ topping siêu hợp cho bát mỳ cay đó.

Từ câu chuyện “ăn Tết cho xong” nghĩ về mâm cơm Tết thời 4.0 - Ảnh 11.

“Củ kiệu - món đặc trưng với mùi vị mà ngửi từ xa đã thấy rồi. Nếu một miếng củ kiệu, một miếng gà rán giòn tan thì sẽ thế nào nhỉ?”- Mỹ Linh nói. Không phải ngẫu nhiên mà cô nàng gợi ý như vậy, cũng bởi củ kiệu là đồ ăn kèm nên chắc chắn phải kết hợp với một món ăn chính thì mới hợp lý mà.

Mứt vốn là đồ ngọt nên sẽ chẳng còn gì tuyệt bằng nhâm nhi cùng cốc trà hoa quả thanh mát. Một bộ phim hay, đĩa mứt nhỏ xinh và cốc trà dịu nhẹ để tận hưởng Tết thật vui.

Từ câu chuyện “ăn Tết cho xong” nghĩ về mâm cơm Tết thời 4.0

Từ câu chuyện “ăn Tết cho xong” nghĩ về mâm cơm Tết thời 4.0 - Ảnh 13.

Nhưng ngày Tết, làm sao để canh kim chi nóng hổi, hay gà rán giòn tan hiện hữu trên bàn ăn 3 thế hệ, mà không phải la cà quán xá? Cách đây 2-3 năm, đây là bài toán khó nhưng Tết này khi công nghệ lên ngôi - câu chuyện đã khác. Món truyền thống nhà nào cũng có, món hiện đại thì phủ sóng các nhà hàng, giờ chỉ cần chiếc smartphone và cú "chạm" thần thánh là bạn có thể đặt món yêu thích, mọi khoảng cách như rút ngắn lại, để món tây món ta được "gần nhau hơn" trong bữa ăn gia đình ngày Tết.

Giữa muôn vàn thông tin đổ đống mỗi ngày trên những phương tiện truyền thông, có lẽ bạn đã nghe đâu đó công nghệ bị “kết tội” là nguyên nhân tạo nên khoảng cách giữa người với người, đặc biệt là những thế hệ khác nhau trong gia đình. Tuy nhiên điều đó có đúng? Hãy nhìn lại, phải chăng có một ứng dụng Skype để những người thân yêu được thấy nhau, chuyện trò dù cách xa hàng trăm cây số? Phải chăng có một ứng dụng Facebook để ông bà, bố mẹ cũng được “lên phây”, “sống trẻ”, bình luận rôm rả trong những bức ảnh “sống ảo” ngày Tết của con cháu? Phải chăng có một ứng dụng Grab với màu xanh lá quen thuộc, để bạn thể hiện sự quan tâm bằng những cuốc xe đặt hộ người lớn tuổi trong nhà, và bàn ăn ngày Tết sẽ thực sự ngon lành, xôm tụ với những món Tây Ta giao hoà, với GrabFood giao xuyên Tết.

img
img
img
img

Với các ứng dụng đặt món hiện đại như vậy, người trẻ sẽ chẳng còn muốn "bỏ bữa" hay liều mình trốn ba mẹ đi "ăn bụi" cùng lũ bạn. Và trong không khí “Tết xôm” vô cùng ấy, bố mẹ, ông bà nỡ nào từ chối một miếng pizza, một hớp trà sữa. Được thử những điều mới, biết đâu người lớn cũng sẽ "phát ghiền" vì những kết hợp độc đáo trong ẩm thực và cả nhà lại xích gần nhau hơn, Tết càng xôm hơn!

Đừng cứ mãi sợ một mâm cỗ Tết, mà hãy xắn tay lên, tự mình thay đổi một mâm cơm Tết thật ngon lành cùng cả gia đình mình. Công nghệ vốn sinh ra để xóa nhòa khoảng cách, nếu bạn biết dùng nó đúng. Và còn ai phù hợp hơn để cách tân bữa ăn ngày Tết nếu không phải là chính chúng ta – thế hệ Y năng động, đổi mới, với công nghệ là trợ thủ đắc lực?

Từ câu chuyện “ăn Tết cho xong” nghĩ về mâm cơm Tết thời 4.0 - Ảnh 15.
A.D
Quý Nguyễn
Nhật Ánh
Theo Trí Thức Trẻ04.02.2019