Trước "Y chang Cộng Cà phê", hàng loạt thương hiệu đồ uống cũng làm na ná nhau khiến người ta chóng mặt

Thục Hạnh (Tổng hợp), Theo Helino 07:00 12/01/2019

Trong khi sự việc một quán cà phê ra đời với thiết kế giống Cộng đến y hệt vẫn đang gây xôn xao thì hàng loạt "phi vụ" tương tự trước đó như Tiệm cà phê Cối xay gió ở Đà Nẵng, sự giống nhau của trà sữa HEYTEA, HEEKCAA, Royaltea lại được gọi tên...

Mỗi ngày ở các thành phố lớn lại có hàng loạt quán cafe, trà sữa ra đời. Nhiều người nói vui, thị trường đồ uống cạnh tranh nhau khốc liệt còn hơn cả tú nữ hoàng cung đấu đá nhau giành lấy sự ân sủng của hoàng thượng!

Cũng đúng thôi, ra đời cùng thời điểm, các quán cafe phải chạy đua nhau cả về menu đồ uống, ý tưởng decor và chiến lược quảng cáo để nổi bật hơn đối thủ trong mắt khách hàng. Từng góc nhỏ của quán đều phải tính toán sao cho hợp lý nhất, đĩa nhạc lựa chọn từng bài, lau từng chiếc ly, chọn từng chậu cây cảnh... nói chung, để cho ra mắt được 1 quán cafe xinh xắn, ngon lành lại "khác bọt" chẳng phải điều dễ dàng.

Thế nhưng không biết vô tình hay hữu ý, một số quán cafe ra đời lại có ý tưởng giống nhau đến kỳ lạ. Chẳng những là phong cách thiết kế mà các chi tiết trang trí, màu sắc, thậm chí là cả... tên quán cũng phải na ná nhau mới chịu. Phải chăng thay vì cố độc đáo, những quán cafe này lại chọn cách làm theo để gây ấn tượng? 

Cộng cà phê 11 năm tuổi và "Y chang Cộng cà phê" mới ra đời gây xôn xao

Cộng cà phê đã ra đời được 11 năm với hơn 50 tiệm lớn nhỏ trên khắp cả nước. Ngay từ khi mới ra mắt, Cộng đã gây ấn tượng mạnh nhờ cái chất rất riêng của Cộng kể từ đồ uống, concept decor, slogan đến logo... những thứ mà chỉ cần nhìn một cái, người ta sẽ nhận ra ngay đây là Cộng, chứ không phải thương hiệu nào khác.

Thế nhưng mới đây, người ta lại vô cùng xôn xao khi bất ngờ thấy hình ảnh của một quán cafe mới tại Hà Nội trông na ná Cộng nhưng lại mang một cái tên hoàn toàn khác. Đó là C. Cafe.

Trước Y chang Cộng Cà phê, hàng loạt thương hiệu đồ uống cũng làm na ná nhau khiến người ta chóng mặt - Ảnh 1.

Cộng cà phê 11 năm tuổi - Ảnh: Cộng cà phê

Trước Y chang Cộng Cà phê, hàng loạt thương hiệu đồ uống cũng làm na ná nhau khiến người ta chóng mặt - Ảnh 2.

Và C. Cafe mới ra đời...

C. Cafe có địa chỉ tại phố Hàm Long, Hà Nội và vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện gấp rút để chính thức khai trương vào ngày 13/1 sắp tới.

Từ cách thiết kế biển tên, màu sơn quán tone xanh trầm cho đến không gian decor kiểu thời bao cấp bên trong, C. Cafe và Cộng có sự giống nhau đến kì lạ. Chưa dừng lại ở đó, những câu slogan treo trên tường, bộ bàn ghế, khung cửa gỗ thậm chí đến menu, cốc đựng giấy của 2 bên đều rất giống nhau.

Trước Y chang Cộng Cà phê, hàng loạt thương hiệu đồ uống cũng làm na ná nhau khiến người ta chóng mặt - Ảnh 3.

Biển hiệu của Cộng được biết đến suốt nhiều năm qua...

Trước Y chang Cộng Cà phê, hàng loạt thương hiệu đồ uống cũng làm na ná nhau khiến người ta chóng mặt - Ảnh 4.

...và một biển hiệu phong cách na ná của C. Cafe.

Phong cách giống nhau như anh em sinh đôi dù một cái ra đời cách đây 11 năm, cái còn chưa ra mắt của Cộng Cà Phê và C. Cafe tất nhiên đã tạo ra một cơn bão tranh cãi ầm ĩ trên MXH. Phần lớn tất cả ý kiến đều đặt ra một dấu hỏi lớn về việc có hay không chuyện C. Cafe đang cố gắng trở thành Cộng mới version 2018.

Đứng trước sự nghi ngờ của cư dân mạng, fanpage của C. Cafe vẫn im hơi lặng tiếng, không có động thái gì thêm. Về phần chủ quán, sau khi liên hệ, chúng tôi nhận được câu trả lời: "Quán vẫn đang trong thời gian chạy thử và hoàn thiện. Khi nào xong sẽ mời các bạn qua trao đổi sau".

"Cối xay gió" màu vàng ở Đà Nẵng, thay vì tiệm bánh như ở Đà Lạt thì là quán cafe

Khoảng tháng 5/2018, trên mạng xã hội xôn xao về 1 tiệm cafe có tên "Cối Xay Gió" được khai trương tại TP Đà Nẵng và đặc biệt là bên trong tiệm cũng được trang trí một bức tường rất giống với tiệm bánh Cối Xay Gió nổi tiếng ở Đà Lạt.

Tiệm cafe Cối Xay Gió (trái) ở Đà Nẵng bị nhiều người phản đối vì sử dụng tên, màu vàng của bức tường và font chữ gần như giống tiệm bánh Cối Xay Gió nổi tiếng Đà Lạt. Chỉ khác một bên là tiệm cafe - một bên là tiệm bánh.

Ngay sau khi những hình ảnh về tiệm cafe Cối Xay Gió này được đăng tải trên trang Facebook, một số bạn trẻ hào hứng rủ nhau đến check in "Đà Lạt giữa lòng Đà Nẵng". Tuy nhiên, bên cạnh đó thì cũng có không ít người có những bình luận trái chiều vì cho rằng quán cà cafe đã "ăn cắp" ý tưởng, tạo nên một bức tường vàng giống hệt bức tường "biểu tượng" Đà Lạt để kinh doanh.

Trên fanpage của tiệm cafe này, nhiều người cũng nhận ra có quá nhiều điểm tương đồng giữa tiệm cafe và tiệm bánh cùng tên này. Trước đó, anh Đăng Phong, chủ tiệm bánh Cối Xay Gió cho biết font chữ sử dụng cho quán đã được anh trả tiền phí bản quyền. Vì vậy, việc tiệm cafe ở Đà Nẵng sử dụng logo, font chữ giống hệt tiệm bánh của anh Phong cũng khiến nhiều người đặt câu hỏi về chuyện bản quyền.

Chị Nguyễn Uyên (SN 1994), chủ tiệm cà phê Cối Xay Gió cho biết, do ấn tượng với bức tường màu vàng của tiệm bánh Cối Xay Gió nên chị đã làm 1 bức tường như thế trong tiệm cafe của mình, muốn biến tiệm thành một "Đà Lạt thu nhỏ" chứ không hề có ý định đánh cắp ý tưởng.

"Hoàn thành bức tường màu vàng, đến lúc nghĩ tên cho quán thì mình và một số người bạn mới nghĩ trên tường đã ghi là tiệm cà phê Cối Xay Gió rồi thì chẳng lẽ bảng hiệu của quán lại tên khác nên quyết định lấy luôn cái tên đó. Mình không ngờ lại tạo hiệu ứng ngược như vậy. Thật sự mình không có ý định đánh cắp thương hiệu mà chỉ mong muốn tạo một không gian đẹp để mọi người đến tiệm uống cà phê và có thể check in thôi…", chị Uyên nói.

Trước Y chang Cộng Cà phê, hàng loạt thương hiệu đồ uống cũng làm na ná nhau khiến người ta chóng mặt - Ảnh 7.

Chị Uyên chủ quán cà phê "Cối Xay Gió" tại TP Đà Nẵng.

Chị Uyên cũng thừa nhận, do nghĩ đơn giản là mình mở một quán cà phê nhỏ thôi nên chưa xin ý kiến của chủ Tiệm bánh Cối Xay Gió. Sau khi thấy nhiều ý kiến trái chiều và bị đánh giá 1 sao trên trang facebook của quán khiến chị rất buồn. Tuy nhiên, được bạn bè và người thân động viên việc làm của mình không có gì là sai cả nên chị vẫn quyết định giữ lại tên của tiệm cà phê.

HEEKCAA, HEFKCHA, HEEKCAA by Royaltea và Royaltea... Đâu là thương hiệu thứ thiệt nói một lời!

Giữa năm 2017, tiệm trà sữa HEEKCAA được mở ra trên 1 con phố sầm uất ở Hà Nội. Không lâu sau đó, một nhãn hiệu trà sữa khác mang cái tên na ná... HEFKCHA lại mọc lên, chỉ cách vài bước chân. Đặc biệt hơn, khi cầm trên tay hai cốc trà sữa của hai hãng, khách hàng lại càng bối rối hơn vì từ logo cho đến font chữ, tất cả đều giống nhau đến kỳ lạ!

Chưa dừng lại ở đó, HEEKCAA by Royaltea được quảng bá là một thương hiệu có tiếng bên Trung Quốc. Thế nhưng khi sang đến Việt Nam, HEEKCAA lại trở thành đối thủ của Royaltea. Một ma trận các thương hiệu trà sữa với menu, thiết kế bộ nhận diện và bài trí cửa hàng na na nhau khiến biết bao tín đồ trà sữa phải đau đầu.

HEEKCAA và HEYTEA thường gây nhầm lẫn vì bộ nhận diện giống nhau.

Trước Y chang Cộng Cà phê, hàng loạt thương hiệu đồ uống cũng làm na ná nhau khiến người ta chóng mặt - Ảnh 9.

Thương hiệu Royaltea một thời gây "bão" vì những lùm xùm về đạo nhái, bản quyền chính hãng...

Và đây chính là câu trả lời:

Royaltea là thương hiệu trà sữa đình đám tại Đài Loan. Tuy nhiên, Royaltea (dịch là Hoàng Trà) không thể dùng chính tên của mình để đăng ký thương hiệu tại Đài Loan, cũng như không thể ngăn chặn các vấn đề về thương hiệu. Do đó, Royaltea đã đổi tên thành HEEKCAA.

HEEKCAA sinh ra ở Đài Loan, sau đó trở nên rất nổi tiếng và thịnh hành tại Trung Quốc đại lục. Một rắc rối khác lại nảy sinh, người Trung Quốc đại lục sử dụng tiếng phổ thông nên rất khó phát âm tên HEEKCAA, do vậy HEEKCAA Trung Quốc đã hợp tác với một công ty chuyên về sản xuất trà đang sở hữu tên HEYTEA và dùng thêm tên HEYTEA cho các cửa hàng mở từ năm 2016 trở đi. 

Khi có quỹ đầu tư muốn đem thương hiệu HEEKCAA (HEYTEA) ra toàn thế giới, chủ thương hiệu và các nhà đầu tư đã quyết định lấy tên HEEKCAA để phát triển ra nước ngoài, còn HEYTEA là tên được sử dụng ở nội địa Trung Quốc.

HEFKCHA xuất hiện, nhiều người đã cho rằng HEFKCHA chính là phiên bản “đạo nhái” của HEEKCAA. Thực ra, HEFKCHA lại là một nhãn hiệu được nhượng quyền chính thức từ Trung Quốc, có trang web chính thức là xuanxincha.com và tách ra từ thương hiệu đình đám Royaltea trước khi đổi tên.

Nhưng thêm một điểm hài hước nữa là tên gọi khác của HEFKCHA bên Trung Quốc là… HITEA, cũng lại suýt là anh em sinh đôi cùng nhãn hiệu HEYTEA.

Trước Y chang Cộng Cà phê, hàng loạt thương hiệu đồ uống cũng làm na ná nhau khiến người ta chóng mặt - Ảnh 10.

Sự cạnh tranh của các hãng trà sữa Trung Quốc cũng như ý tưởng logo quả thật khiến người ta choáng váng...

Ngoài ra, một số "thương hiệu bí ẩn" có thiết kế về logo, hình ảnh giống đến 99% so với các thương hiệu nổi tiếng có thể kể đến như:

Trước Y chang Cộng Cà phê, hàng loạt thương hiệu đồ uống cũng làm na ná nhau khiến người ta chóng mặt - Ảnh 11.

Cà phê Starbucks phiên bản đầu tỳ hưu!

Trước Y chang Cộng Cà phê, hàng loạt thương hiệu đồ uống cũng làm na ná nhau khiến người ta chóng mặt - Ảnh 12.

Hãng bia Heineken mới có dòng bia thêm kem béo ngậy nên đổi tên thành Heimekem đúng không?

Trước Y chang Cộng Cà phê, hàng loạt thương hiệu đồ uống cũng làm na ná nhau khiến người ta chóng mặt - Ảnh 13.

Không ngờ cũng có ngày Dolce&Gabbana chuyển qua kinh doanh bán chuối.

Trước Y chang Cộng Cà phê, hàng loạt thương hiệu đồ uống cũng làm na ná nhau khiến người ta chóng mặt - Ảnh 14.

Sự xuất hiện của hai chữ Q làm người tiêu dùng không thể đọc được tên sản phẩm này.

Trước Y chang Cộng Cà phê, hàng loạt thương hiệu đồ uống cũng làm na ná nhau khiến người ta chóng mặt - Ảnh 15.

Không biết đến bao giờ thì Calvim Klain có thể soán ngôi của Calvin Klein nhỉ.

Trước Y chang Cộng Cà phê, hàng loạt thương hiệu đồ uống cũng làm na ná nhau khiến người ta chóng mặt - Ảnh 16.

Đã làm rởm còn ăn gian kích cỡ thế này thì ai muốn bỏ tiền ra mua?

Trước Y chang Cộng Cà phê, hàng loạt thương hiệu đồ uống cũng làm na ná nhau khiến người ta chóng mặt - Ảnh 17.

Obama thì để tên là OFC là đúng rồi.