Trải nghiệm thực tế nghề nghiệp: Chương trình ý nghĩa giúp học sinh tìm ra được ngành nghề yêu thích của bản thân

A, Theo Trí Thức Trẻ 14:31 19/05/2018

Chương trình Trải nghiệm nghề nghiệp của học sinh lớp 6A1 - THCS Giảng Võ đã giúp cái em có một các nhìn khách quan, trực tiếp về những ngành nghề đang hot hiện nay, từ đó tìm ra được đam mê thực sự của bản thân mỗi em.

Những con số đáng buồn về tỷ lệ cử nhân thất nghiệp sau khi ra trường, hay phần lớn sinh viên chấp nhận làm trái ngành vì không tìm được công việc đúng với đam mê, sở thích của mình một phần xuất phát từ việc ngay từ khi còn nhỏ, học cấp 2, cấp 3, học sinh đã chưa được giáo dục đúng, chưa tiếp xúc với môi trường thực tế của các công việc để có cái nhìn rõ nhất về công việc mong muốn trong tương lai, từ đó đưa ra quyết định theo học ngành nào một cách chính xác thay vì đại học là học đại.

Thấu hiểu được điều đó, mới đây, trường THCS Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội đã có định hướng cho các lớp phối hợp tổ chức các loại hình trải nghiệm khác nhau như tham quan bảo tàng lịch sử, trải nghiệm học tập lịch sử ở Bạch Đằng Giang và trải nghiệm nghề nghiệp...

Chương trình Trải nghiệm nghề nghiệp được thử nghiệm đầu tiên ở lớp 6A1 với hơn 50 học sinh. Mô hình này sẽ được tiếp tục nhân rộng ra với các lớp khác nếu lớp đó có nhu cầu và phù hợp với học sinh mỗi lớp.

Trải nghiệm thực tế nghề nghiệp: Chương trình ý nghĩa giúp học sinh tìm ra được ngành nghề yêu thích của bản thân - Ảnh 1.

Đoàn tham quan của học sinh lớp 6A1 - THCS Giảng Võ

Quá trình tham gia chương trình Trải nghiệm nghề nghiệp gồm các bước sau:

- Bước 1: Học sinh tìm hiểu ngành nghề thông qua các phương tiện truyền thông.

- Bước 2 : Xây dựng nhóm ngành nghề cần thiết trong thời điểm hiện nay.

- Bước 3: Các chuyên gia, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngành nghề các em đã lựa chọn.

- Bước 4: Đi trải nghiệm thực tế.

- Bước 5: Báo cáo tổng kết theo các nhóm.

3 nhóm ngành mà các học sinh trường THCS Giảng Võ được chọn tham gia trải nghiệm đợt này bao gồm:

Nhóm 1: Ngành Y - Dược: Tham quan thực tế và trải nghiệm nghề nghiệp tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai và phòng khám chuyên khoa răng hàng mặt.

Trải nghiệm thực tế nghề nghiệp: Chương trình ý nghĩa giúp học sinh tìm ra được ngành nghề yêu thích của bản thân - Ảnh 2.
Trải nghiệm thực tế nghề nghiệp: Chương trình ý nghĩa giúp học sinh tìm ra được ngành nghề yêu thích của bản thân - Ảnh 3.

Nhóm 2 : Ngành Luật - Doanh nghiệp: Tham quan thực tế và trải nghiệm nghề nghiệp tại Đại học Luật Hà Nội và Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội.

Trải nghiệm thực tế nghề nghiệp: Chương trình ý nghĩa giúp học sinh tìm ra được ngành nghề yêu thích của bản thân - Ảnh 4.
Trải nghiệm thực tế nghề nghiệp: Chương trình ý nghĩa giúp học sinh tìm ra được ngành nghề yêu thích của bản thân - Ảnh 5.

Nhóm 3: Ngành báo chí - truyền thông: Tham quan thực tế và trải nghiệm nghề nghiệp tại công ty VCCorp và xưởng in báo Hà Nội mới.

Trải nghiệm thực tế nghề nghiệp: Chương trình ý nghĩa giúp học sinh tìm ra được ngành nghề yêu thích của bản thân - Ảnh 6.
Trải nghiệm thực tế nghề nghiệp: Chương trình ý nghĩa giúp học sinh tìm ra được ngành nghề yêu thích của bản thân - Ảnh 7.
Trải nghiệm thực tế nghề nghiệp: Chương trình ý nghĩa giúp học sinh tìm ra được ngành nghề yêu thích của bản thân - Ảnh 8.

Tham quan trải nghiệm tại VCCorp. (Clip: Kingpro)

Phó hiệu trưởng trường THCS Giảng Võ, thầy Vi Mạnh Tường chia sẻ: "Nhà trường luôn quan tâm giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh, giúp học sinh không chỉ học tốt kiến thức văn hóa, xã hội theo chương trình chính khóa mà còn tạo mọi cơ hội điều kiện để học sinh có những trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm sáng tạo, học đi đôi với hành. Điều đó giúp các em có những chia sẻ tốt hơn, đồng thời góp phần định hướng tương lai, biến thành động cơ và mục đích học tập, tu dưỡng trở thành con ngoan, trò giỏi và chủ nhân tương lai của đất nước. Chúc các con tiếp tục học tập được thật nhiều điều bổ ích hơn nữa để trở thành công dân tốt thời đại công nghệ 4.0 hiện đại và nhân văn."

Thầy giáo chủ nhiệm lớp 6A1 Trịnh Hoài Dương cho rằng: "Trong xã hội có rất nhiều ngành nghề, nghề nào cũng quan trọng và cao quý. Tuy nhiên với 03 nhóm ngành nghề đầu tiên chúng tôi quyết định lựa chọn để các con tham gia trải nghiệm lần này là dựa vào sự lựa chọn của học sinh và đặc biệt là 03 nhóm ngành này liên quan đặc biệt đến sinh mạng, sự sống còn của con người (Y-Dược), nghề bảo đảm an toàn và trật tự xã hội bởi một đất nước có phát triển, văn minh hay không phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống cơ quan hành pháp (nghề Luật), và ngành liên quan đến xã hội hiện nay, có ảnh hưởng và sức lan toả rộng lớn trong thời đại kỹ thuật số (ngành Báo chí-truyền thông)."

Với các bậc phụ huynh, có con em học tập ở một ngôi trường mà thầy cô luôn quan tâm đến định hướng nghề nghiệp sau này là một điều tuyệt vời mà không phải ở đâu cũng có. "Đây có thể nói là 1 chương trình trải nghiệm thực tế rất có ý nghĩa và bổ ích. Các con không chỉ được hiểu thêm về nghề mà bố mẹ, người thân đang làm để thêm yêu thương, chia sẻ mà còn giúp các con định hướng tốt về nghề nghiệp của mình trong tương lai. Điều quan trọng hơn cả là các thầy cô luôn gắn kết với các môn học có liên quan và dạy các con hướng đến cái tâm với nghề, dù là nghề nào thì ngoài đam mê, nếu giữ vững được cái tâm thì các con cũng đều gặt hái thành công. Có thể nói đây là thông điệp rất ý nghĩa mà trường THCS Giảng Võ và BTC chương trình mang lại" - chị Đình Thị Quỳnh Trang, trưởng ban phụ huynh lớp 6A1 chia sẻ.

Em Đỗ Minh Hòa, lớp trưởng lớp 6A1 cũng rất phấn khởi vì được tham gia chương trình trải nghiệm nghề nghiệp này: "Ban đầu vì mới lớp 6 nên em còn mơ hồ về ngành nghề mình thích. Nhưng sau 1 tháng được các chuyên gia hướng dẫn qua bộ câu hỏi-đáp cộng với giáo viên bộ môn trao đổi thêm về các kiến thức có liên quan, sau đó em đã rất vui khi được tự quyết định lựa chọn nhóm ngành mà mình tham gia trải nghiệm thực tế. Sau khi tham gia hoạt động này, em hiểu thêm sự vất vả của những nghề này. Từ đó thêm yêu và chia sẻ với người thân. Cũng qua hoạt động này em có thêm sự tự tin cho định hướng nghề nghiệp trong tương lai."