Tốt nghiệp 12, muốn làm Hacker mũ trắng phải học gì?

A.D, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 15/07/2017

Bảo mật an ninh mạng đang là vấn đề gây nhức nhối đối với các tổ chức cá nhân doanh nghiệp khi mà có hơn hàng ngàn cuộc tấn công mạng xảy ra trên khắp thế giới mỗi ngày. Để đối phó với những nguy cơ này thì hacker mũ trắng được ví như người vệ sĩ online của doanh nghiệp nhằm đối phó với các hacker mũ đen.

Nhiều bạn trẻ mơ ước được làm hacker mũ trắng. Vậy nghề này là như thế nào? Sẽ phải học gì?

Hacker mũ trắng là ai?

Có hai dạng hacker phổ biến trên thế giới đó là hacker mũ đen và mũ trắng. Nhưng đó là cách nói ẩn dụ, chứ sự thực là rất ít hacker đội mũ khi đang hack. Trong khi hacker mũ đen làm công việc xâm nhập hệ thống, đánh cắp thông tin và phá hủy dữ liệu gây tổn thất cho cá nhân và doanh nghiệp thì hacker mũ trắng lại là những người bảo vệ database và ngăn chặn sự tấn công của hacker mũ đen. Họ thật ra là những kỹ sư quản trị và bảo mật hệ thống mạng. Họ biết kết hợp giữa niềm đam mê nghiên cứu, khám phá và chiến đấu để chống lại những thế lực thế giới ngầm luôn tìm cách đột nhập và phá hoại.

Tốt nghiệp 12, muốn làm Hacker mũ trắng phải học gì? - Ảnh 1.

Hacker mũ trắng chính là các kỹ sư quản trị và bảo mật hệ thống mạng chống lại các cuộc tấn công của Hacker mũ đen

Ranh giới giữa mũ đen và mũ trắng đôi khi rất mong manh bởi đôi khi chỉ khác nhau ở một cái click chuột có đạo đức hay không. Bởi vậy nếu bạn đang nuôi ước mơ trở thành một kỹ sư quản trị an ninh mạng giỏi hay hacker mũ trắng lương thiện thì nên đả thông tư tưởng và đọc câu khẩu quyết “Tôi là người bảo vệ, không phải người phá hoại” ngay từ lúc này.

Học gì để trở thành Hacker mũ trắng?

Để bắt đầu từ con số 0, bạn phải nắm vững mọi thứ về máy tính như cách khắc phục xử lý sự cố với hệ điều hành máy tính, tiếp theo là các kiến thức căn bản về mạng máy tính, cách cài đặt và cấu hình mạng trên các thiết bị router, switch… nắm rõ các khái niệm và cách triển khai mạng nội bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN), mạng không dây (Wireless), các mô hình mạng OSI, TCP/IP; các bộ giao thức sử dụng ở các tầng khác nhau trong mạng máy tính: TCP, UDP, Telnet, HTTP…Tiếp đến là thuần thục quản trị hệ thống máy chủ (server) trên các hệ điều hành máy chủ như Windows Server, Linux, Unix.

Tốt nghiệp 12, muốn làm Hacker mũ trắng phải học gì? - Ảnh 2.

Khi đã nắm rõ về mạng máy tính và cách quản trị mạng máy tính, người học sẽ đi vào học phần rất quan trọng mang tên CEH (Certified Ethical Hacker) một chứng chỉ uy tín về bảo mật của Ec-Council. Nó sẽ bao gồm tất cả các kỹ thuật xâm nhập, giám sát, theo dấu và những kỹ thuật mang nặng tính xã hội khác. Cụ thể, đó là hành trình tạo ra trojan, backdoor, virus hoặc sâu máy tính. Ngoài ra, bạn còn được huấn luyện tấn công DDoS, gây lỗi tràn bộ đệm, cướp quyền kiểm soát hệ thống, phá hoại website, vượt tường lửa, né tránh IDS… Khi đã thấu hiểu các phương thức tấn công, bạn sẽ được học cách phòng chống, các kỹ thuật xây dựng tường lửa, hệ thống cảnh báo nhằm ngăn chặn và đẩy lùi hacker mũ đen…

Muốn trở thành một hacker mũ trắng thực thụ, cũng đừng quên các kiến thức về lập trình chẳng hạn như các ngôn ngữ C, Java, Perl, và đặc biệt là Python. Nó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc khai thác cũng như vá lỗ hổng của các ứng dụng.

Cơ hội cho hacker mũ trắng ở Việt Nam?

Trên thực tế, không ai tự nhận mình là hacker mũ trắng. Danh hiệu này thường được “trao miệng” bởi các tổ chức, cộng đồng cho một cá nhân đã có thành tích khai thác các lỗ hổng bảo mật và báo cáo lại cho tổ chức để vá lại ngay trước khi bị kẻ xấu phá hoại. Các cuộc tấn công mạng xảy ra hàng ngày tại Việt Nam, các vụ hacker đột nhập vào hệ thống máy chủ tại sân bay, hay các vụ đánh cắp tiền trong thẻ ATM xuất hiện ngày càng dày đặc trên báo chí mỗi ngày cho thấy hệ thống an ninh mạng của các doanh nghiệp Việt Nam đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng và ở trong tình trạng báo động. Chính vì thế, các doanh nghiệp đang ráo riết tìm kiếm những kỹ sư quản trị an ninh mạng giỏi nghề để gia cố và bảo mật cho hệ thống mạng của doanh nghiệp được an toàn hơn.

Đây chính là cơ hội không thể tốt hơn để các bạn trẻ đam mê CNTT quyết định lựa chọn ngành Quản Trị An Ninh Mạng và định hướng được tương lai sự nghiệp của bản thân. Nếu chịu khó học hỏi và kiên nhẫn thì sau 5 năm làm việc, bạn có thể có thu nhập không dưới 1.000$/tháng, đồng thời làm việc cho nhiều tổ chức khác nhau chứ không bị bó hẹp ở bất cứ đâu.

Học An ninh mạng – Hacker mũ trắng ở đâu?

Tại Việt Nam, các chương trình đào tạo an ninh mạng ngày càng được đầu tư phát triển, đơn cử như Học Viện Mạng và Phần cứng FPT Jetking, đơn vị liên kết giữa Tổ chức giáo dục FPT và Học Viện Jetking Ấn Độ là một trong số ít những trường chú trọng rất nhiều vào chất lượng thực hành nhằm đào tạo ra được những kỹ sư quản trị an ninh mạng giỏi tay nghề và có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Tốt nghiệp 12, muốn làm Hacker mũ trắng phải học gì? - Ảnh 3.

Phòng học thực hành với trang thiết bị hiện đại tại FPT Jetking

Trong năm 2017, chuyên ngành Quản Trị Hạ Tầng An Ninh Mạng tại FPT Jetking được cập nhật các kiến thức mới nhất so với chương trình 2016 bao gồm: CEH 9.0, CCNA Routing and Switching v3.0, Windows 10, Windows Server 2012-2016, Linux LPI cùng công nghệ Internet vạn vật (IoT) ứng dụng vào các thiết bị điện tử. Kèm với đó là phương pháp đào tạo độc quyền SmartLab Plus v3.0 sẽ giúp cho người học tương tác nhiều hơn trong giờ học, sinh viên được thực hành nhiều hơn, thực hiện nhiều project và phương thức đào tạo theo chức danh công việc sẽ giúp các sinh viên biết mình phải học gì, làm gì, để định hướng rõ ràng cho công việc mà bản thân yêu thích trong tương lai. Tiếng Anh IELTS và Kỹ năng mềm cũng là yếu tố then chốt được đưa vào giảng dạy để giúp sinh viên có thể làm việc được cả trong cả môi trường quốc tế.

Nếu bạn là người đam mê CNTT và Quản trị an ninh mạng, đang ấp ủ ước mơ trở thành “hacker mũ trắng” chuyên nghiệp, hãy đăng ký ngay từ bây giờ để nhận nhiều ưu đãi về học phí và chế độ việc làm sau khi tốt nghiệp. Tham khảo và đăng ký tại đây.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày