5 con người, 5 hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có chung những vấn đề về thanh toán bằng tiền mặt. Thử thách không dùng ví trong 1 tuần đã khiến cuộc sống và suy nghĩ của họ thay đổi như thế nào?
“Tôi đã thử không dùng ví trong 1 tuần và có quá nhiều điều bất ngờ tôi muốn chia sẻ với bạn” - Ảnh 1.
“Tôi đã thử không dùng ví trong 1 tuần và có quá nhiều điều bất ngờ tôi muốn chia sẻ với bạn” - Ảnh 2.

Tiền là thứ ta không muốn nghĩ đến nhưng đều phải lưu tâm mỗi ngày. Không rõ người xưa ra sao chứ con người của thế kỷ 21 vất vả quá, cứ bước ra khỏi cửa là phải tiêu đủ thứ tiền. Một trong những thứ được gọi là không thể tách rời trong thời đại bây giờ mỗi khi bước ra khỏi cửa phải là tiền. Và tiền thì đi liền với ví. Đừng nhét tiền lung tung, bạn không biết mình sẽ mất mấy tờ tiền mỗi lần kiểm tra lại đâu. Chưa kể còn một đống thẻ ngân hàng trong cái thời đại công nghệ số này.

Từ đi bơm xe cho đến uống trà đá, mỗi ngày chắc phải rút ví ra mấy chục lần (chưa chắc đã đủ). Tiền lẻ tiền chẵn, tiền giấy hay polymer đều đi hết từ tay người nọ đến người kia; từ làng quê ra đến phố… Ngồi ngẫm một lúc mới thấy tiêu tiền giấy sao mà mệt thế, tờ tiền mà biết nói chắc nó cũng kêu mệt.

“Tôi đã thử không dùng ví trong 1 tuần và có quá nhiều điều bất ngờ tôi muốn chia sẻ với bạn” - Ảnh 3.

Cũng từ vấn đề này, ác mộng thường trực trong mỗi con người là cái ví tiền rách việc. Hơn nữa, khi sờ vào túi mà không thấy ví khéo còn sợ hãi hơn cả mất điện thoại. Ông bà ta cứ bảo “đồng tiền đi liền khúc ruột”, đồng tiền rõ quý giá thật, nhưng việc đảm bảo tiền vẫn ở trong túi đôi lúc lại là thứ áp lực vô hình và nặng trĩu.

Có cách để tiêu tiền mà không phải cầm tiền không? Và có cách nào để thoát khỏi cái sự lích kích đầy ác mộng mang tên ví tiền hay không? Có đấy, hãy để 5 con người, 5 hoàn cảnh khác nhau nhưng có chung vấn đề với thanh toán bằng tiền mặt, kể bạn nghe câu chuyện của họ, rằng “sống mà không cầm ví” sướng như thế nào.

5 người được chọn làm những công việc khác nhau, lứa tuổi cũng khác nhau nốt. Thử thách của họ là không dùng ví (không mang theo tiền mặt) mà chỉ dùng Samsung Pay để thanh toán trong vòng 1 tuần.

“Tôi đã thử không dùng ví trong 1 tuần và có quá nhiều điều bất ngờ tôi muốn chia sẻ với bạn” - Ảnh 4.

Ở tuổi 25, dù là con trai nhưng Tuấn khiến hết thảy chị em ganh tị vì nuôi được mái tóc suôn mượt dài đến ngang lưng. Như một thói quen, Tuấn thường đưa tay lên vuốt mái tóc ngôn tình, chỉnh kính trước khi rút ví ở túi sau để thanh toán.

Đấy, mọi hôm là thế nhưng lần này khác, Tuấn sờ mãi không thấy ví đâu, may mắn làm sao chiếc Galaxy Note 9 vẫn còn. Thôi xong, lần thứ 4 mất ví trong năm. Đó là lý do chính khiến anh chàng tham gia thử thách không dùng ví trong vòng 1 tuần, chỉ cầm thêm ít tiền lẻ để gửi xe, còn lại là dùng Samsung Pay.

“Tôi đã thử không dùng ví trong 1 tuần và có quá nhiều điều bất ngờ tôi muốn chia sẻ với bạn” - Ảnh 5.

Ban đầu, Tuấn khá bỡ ngỡ vì cảm giác trống vắng nơi túi quần, rõ ràng là như thế vì chiếc ví dày cộm vì 5 - 7 cái thẻ ngân hàng đã không còn nữa. Ngoài ra, ở đâu có máy POS là dùng được Samsung Pay.

Đàn ông con trai hay quen nhét ví ở túi sau, vừa dễ rơi mất lại xiêu vẹo hết dáng ngồi. Bỏ cái ví đi, cuộc sống của Tuấn sao mà nhẹ nhàng thế? Tóc dài đã cool rồi, mỗi khi rút smartphone ra chạm nhẹ một cái để thanh toán là Tuấn lại có dịp ngẩng cao đầu với mấy cô chưa biết Samsung Pay là cái gì. Còn nữa, không mang theo tiền mặt, Tuấn khó lòng bạ gì mua nấy, cũng tiết kiệm được không ít tiền.

Với anh chàng hay gặp rủi đen đủi như Tuấn, quản lý được cái ví chẳng khác gì làm chủ cuộc đời.

“Tôi đã thử không dùng ví trong 1 tuần và có quá nhiều điều bất ngờ tôi muốn chia sẻ với bạn” - Ảnh 6.

Đã đi học không gần nhà lại hay lo xa, Giang bắt đầu cuộc sống mới ở Thủ đô với cơ số bỡ ngỡ. Bên cạnh việc học hành sao cho tử tế, việc nhận và sử dụng “lương” bố mẹ gửi hàng tháng cũng khiến Giang lo nghĩ ra phết.

Khi khăn gói ra bến xe, bố mẹ Giang bảo xuống Hà Nội đừng mang nhiều tiền ra đường nhé dễ mất cắp lắm. Trước khi biết đến Samsung Pay thì tiền học, tiền ăn hàng tháng của Giang nằm gọn trong thẻ ATM, khi nào tiêu hết lại rút ra dùng dần.  

Nhưng với Giang, việc rút tiền mặt cũng chẳng an toàn, và cũng không hề tiện lợi cho lắm. Đôi khi phải rút tiền ở nơi tối tăm vắng vẻ, nghĩ đến nhiều vụ chị em bị cướp giật ngay ở cây ATM mà rùng mình. Hơn nữa, cũng không ít trường hợp thẻ nằm trong túi nhưng tài khoản vẫn báo trừ tiền vì bị sao chép thông tin. Còn một vấn đề rất lớn nữa, không phải lúc nào cây ATM trong khuôn viên ký túc xá của Giang cũng hoạt động trơn tru với hàng nghìn sinh viên đang trọ học trong ấy.

“Tôi đã thử không dùng ví trong 1 tuần và có quá nhiều điều bất ngờ tôi muốn chia sẻ với bạn” - Ảnh 7.

Trong một tuần chỉ dùng Samsung Pay, Giang thấy yên tâm hơn hẳn. Cả xấp thẻ ngân hàng, thẻ tích điểm, thẻ xem phim… đều chui hết vào chiếc smartphone. Với sinh viên, cảnh cháy túi ngày cuối tháng cũng bớt đáng sợ vì chi tiết của mọi giao dịch sẽ được ghi lại để tiện theo dõi mỗi ngày.

Hơn nữa, khi mua trà sữa còn được nhận thẻ giảm giá, số lần thanh toán bằng Samsung Pay với tính năng tích điểm cho thẻ thành viên Samsung Pay cũng có thể đổi quà như vé xem phim chẳng hạn. Đỡ được thêm một khoản nho nhỏ cho thú vui của sinh viên tiết kiệm.

Nói theo cách khác, dùng Samsung Pay là Giang đã tiết kiệm hơn mang tiền mặt đi tiêu.

“Tôi đã thử không dùng ví trong 1 tuần và có quá nhiều điều bất ngờ tôi muốn chia sẻ với bạn” - Ảnh 8.

Hiền mới lấy chồng, những ngày đầu bước vào cuộc sống hôn nhân khiến cô phải đối diện với rất nhiều vấn đề. Không phải chuyện “cơm tối nay ai nấu, bát ai rửa”, mà là việc quản lý tài chính. Dù thu nhập cả hai vợ chồng tương đối ổn và chuẩn bị sẵn tinh thần, cô gái son trẻ vẫn “phát điên” với đủ thứ hóa đơn. Có quá nhiều thứ phải chi, thi thoảng chồng lại kêu ca vì cuối tháng vừa nộp lương cho vợ, đầu tháng đã hết veo. Hiền ngày một hoang mang vì có vô số khoản không tên chẳng nhớ nổi. Cô thấy mình kém xinh đẹp đi bao nhiêu vì cứ nhắm mắt vào là hiện ra hai chữ “tiền tiền”.

“Tôi đã thử không dùng ví trong 1 tuần và có quá nhiều điều bất ngờ tôi muốn chia sẻ với bạn” - Ảnh 9.

Khi được chồng tặng chiếc Galaxy Note 9 cùng yêu cầu “dùng Samsung Pay thay ví 1 tuần để bớt não cá vàng”, Hiền rất bất ngờ. Có điện thoại khôn mới thì cũng tốt thôi, xịn xong selfie các thứ điên đảo nhưng cô hơi nghi ngờ, có thật là nó thay được cái ví không?

Sau khi nghe chồng giải thích cặn kẽ, giúp liên kết thẻ vào Samsung Pay, chuỗi ngày vun vén gia đình tiếp theo của Hiền thư thái đến lạ thường.

“Tôi đã thử không dùng ví trong 1 tuần và có quá nhiều điều bất ngờ tôi muốn chia sẻ với bạn” - Ảnh 10.

Đi siêu thị, đi sắm sửa, vợ chồng đi ăn uống… Giơ điện thoại kêu “bíp” một cái là xong, nhanh ơi là nhanh. Xưa phải lục cả đống phấn son, lôi ra cái ví to đùng, xong còn phải lật một tá thẻ để lấy đúng cái còn tiền. Hiền từng quên ví ở tiệm nail, vừa cuống lên đi tìm lại vừa lỡ bao việc. Hiền cũng bớt được mấy rắc rối nho nhỏ mỗi khi cô cầm tờ tiền quá to đi mua sắm mà người ta không có tiền trả lại.

Giờ smartphone mấy khi rời tay, túi xách lại nhẹ được mấy lạng, cô vợ trẻ chỉ biết tủm tìm cười thầm khen chồng khéo thế. Chưa kể, giờ chồng đỡ cằn nhằn hẳn vì tiêu pha thế nào chỉ cần mở Samsung Pay lên là kiểm tra được. Rõ ràng, nắm được dòng tiền chảy ra như thế nào, tiết kiệm là điều trong tầm tay.

Đàn ông hiện đại nên chiều vợ như thế, tinh tế nhưng phải thực tế, như vậy mới lâu bền.

“Tôi đã thử không dùng ví trong 1 tuần và có quá nhiều điều bất ngờ tôi muốn chia sẻ với bạn” - Ảnh 11.

Tốt nghiệp ngành kỹ thuật, yêu tự do và luôn khao khát những cung đường đầy nắng, số phận vô tình đưa Phúc đến với nghề shipper mua hộ kiêm tài xế công nghệ. Là người có hiểu biết, anh chưa bao giờ cảm thấy nghề nghiệp của mình tầm thường, trái lại còn rất thú vị. Anh chàng chia ngày làm việc ra 2 ca: Sáng làm shipper mua hộ, phục vụ nhu cầu của dân văn phòng trong giờ hành chính; đến chiều tối Phúc mới chở khách kiếm thêm thu nhập.

Là một tín đồ công nghệ, Phúc yêu thích điện thoại android vì độ tùy biến cao cũng như không bị đắt vô lý. Hơn nữa, làm shipper hay tài xế công nghệ cũng cần một chiếc smartphone tốt, anh đã dành dụm để sắm một chiếc điện thoại "xịn".

Khi Samsung Pay được triển khai tại Việt Nam vào tháng 9 năm ngoái, Phúc cũng nóng lòng muốn được sử dụng. Không ngờ lại phù hợp với công việc cũng như phương châm sống “nhanh, tiện” của bản thân đến thế chỉ sau 1 tuần.

Thanh toán không tiền mặt với cánh tài xế công nghệ quả thật tiện lợi, nghề shipper mua hộ thì sao? Khi nhận nhiệm vụ, shipper mua hộ cũng phải dùng thẻ hoặc lấy tiền chờ thanh toán - cú chạm nhẹ nhàng với máy POS thật sự nhanh chóng, giúp Phúc tiết kiệm được một vài phút cho mỗi lần mua hàng. Mua nhanh hơn nghĩa là ship nhanh hơn, sự hài lòng của khách hàng cũng khiến những nhọc nhằn của Phúc vơi bớt.

“Tôi đã thử không dùng ví trong 1 tuần và có quá nhiều điều bất ngờ tôi muốn chia sẻ với bạn” - Ảnh 12.

Anh chàng có thể nhận nhiều đơn hơn mỗi ngày, nỗi lo nhầm lẫn, hụt tiền ứng cũng biến mất: Khách hàng vẫn có hóa đơn, shipper lại được xem chi tiết khoản chi trong ngày. Đặc thù nghề nghiệp phải đi sớm về khuya, Phúc cũng yên tâm hơn hẳn khi không phải mang theo cả cuộn tiền trong người như xưa nữa.

“Tôi đã thử không dùng ví trong 1 tuần và có quá nhiều điều bất ngờ tôi muốn chia sẻ với bạn” - Ảnh 13.

Xuyến từng là nhân viên sale bất động sản nhưng nhiều năm nay, công việc này có vẻ không phù hợp lắm với chị. Cô gái trạc tuổi băm nghỉ việc, tự làm chủ kinh tế bằng nghề bán đồ ăn vặt online.

Mặt hàng của chị rất đa dạng, chủ yếu là nhập Thái Lan. Có duyên với kinh doanh nên hàng tháng, Xuyến phải chuyển khoản cho tổng buôn, nhà vận chuyển, kho bãi số tiền ngót tỷ đồng. Chưa kể những giao dịch hàng ngày với hàng chục đối tác, cộng tác viên… Nhẩm tính, phí chuyển khoản liên ngân hàng mỗi tháng cũng mất vài ba chục triệu, nhiều khi chuyển khoản tiền tương đối lớn ra nước ngoài, chị phải đến tận nơi làm thủ tục dù đang bao việc.

Thế nhưng, từ khi được bạn bè mách nước dùng thử Samsung Pay thay tiền mặt 1 tuần, chị Xuyến đã mê mẩn tiện ích công nghệ này.

Cụ thể, đơn giản như việc thanh toán một chạm, cực nhanh và tiện lợi là Xuyến đã thích rồi. Với người có máu kinh doanh, chậm trễ vài phút là cơ hội kiếm tiền có thể vụt mất. Chưa kể với Samsung Pay, đồng tiền không đi liền với khúc ruột nữa, mà với cơ chế bảo mật 3 lớp, lỡ bỏ quên điện thoại thì kẻ gian cũng không thể đánh cắp tiền trong tài khoản.

Đặc biệt, Xuyến dùng Samsung Pay đúng vào dịp tính năng Samsung Pay Card được tích hợp, giúp chuyển khoản miễn phí giữa mười mấy ngân hàng mà không cần OTP. Giờ chị có thể yên tâm xuất ngoại đánh hàng cả tuần mà vẫn đảm bảo được giao dịch phục vụ kinh doanh trong nước, không phải lo lắng lỗi SMS nhận OTP xác nhận chuyển khoản. Như vậy, nhờ Samsung Pay, mỗi tháng chị Xuyến sẽ tiết kiệm được số tiền không nhỏ, biến giấc mơ kinh doanh ở quy mô lớn hơn nữa thành hiện thực.

“Tôi đã thử không dùng ví trong 1 tuần và có quá nhiều điều bất ngờ tôi muốn chia sẻ với bạn” - Ảnh 14.
“Tôi đã thử không dùng ví trong 1 tuần và có quá nhiều điều bất ngờ tôi muốn chia sẻ với bạn” - Ảnh 15.

Cùng lúc giải quyết hàng loạt những vấn đề thực tế liên quan đến tiền bạc, trải nghiệm người dùng đã nói lên những ưu thế vượt trội của Samsung Pay tại Việt Nam. Thực tế, người dùng dịch vụ thanh toán di động cần được thỏa mãn một số yếu tố cơ bản: Đơn giản trong thao tác, tiện lợi trong sử dụng và bảo mật trong giao dịch - Samsung Pay đều đáp ứng được những yêu cầu này.

Chúng ta có thể tin rằng, Samsung Pay chính là phương thức thanh toán của thời đại mới.

Long .J

Ảnh: Phạm Hoàng                                            

Tom
Theo Trí Thức Trẻ10.18