Thực sự lo ngại: Đến vùng xa nhất của Bắc Cực và con người tìm thấy thứ này

Oct, Theo Helino 18:05 19/02/2018

Một thứ rất đáng lo ngại cho thấy sự ảnh hưởng của hành động con người đến môi trường đang trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết.

Mới đây, một nghiên cứu đã đưa ra một kết luận rất đáng lo ngại. Tất cả mọi địa điểm họ nghiên cứu - dù xa thế nào đi nữa - vẫn có dấu vết của rác thải nhựa từ con người. Và ngay cả các đại dương xa xôi vùng Bắc Cực cũng không thể tránh khỏi điều đó.

Nghiên cứu được Viện Bắc Cực NaUy thực hiện, và được công bố tại Hội nghị Biên giới Bắc Cực. Các chuyên gia mong muốn rằng với kết quả nghiên cứu, giới chức trách có thể nhận ra hành động của con người gây ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống phương Bắc. Và nay, có vẻ như họ đã thực sự "thức tỉnh" trước thực tại không mấy vui vẻ này.

Thực sự lo ngại: Đến vùng xa nhất của Bắc Cực và con người tìm thấy thứ này - Ảnh 1.

Hình ảnh gấu trắng Bắc Cực bên các túi đựng rác bằng nhựa, nylon

"Thực sự không ổn - không còn nơi nào trên Trái đất thoát khỏi tầm ảnh hưởng của rác nhựa" - Ola Elvestuen từ Bộ Môi trường NaUy cho biết.

"Cần phải hành động càng sớm càng tốt. Hiện tượng này đã xảy ra trong rất nhiều năm, nhưng mức độ của nó chưa khi nào rõ ràng như bây giờ. Chúng ta cần chấm dứt việc xả rác nhựa ngay lập tức."

Trên thực tế, nguồn rác nhựa tại Bắc Cực chủ yếu đến từ ngành công nghiệp đánh bắt cá của con người. Theo ước tính, khoảng 80% số rác nhựa tại các vùng biển băng là do tàu thuyền vứt xuống. 

Số rác này đang trở thành một vấn đề thực sự. Rất nhiều trường hợp rác trôi nổi, mắc vào sinh vật biển trước khi dạt vào bờ. Hươu nai có thể nhầm lẫn, ăn vào và chết. Đó là chưa tính đến các mảnh rác nhỏ được bị chim và cá ăn, gây ảnh hưởng đến không chỉ hệ sinh thái, mà còn cho con người nếu tiêu thụ số cá ấy. 

Thực sự lo ngại: Đến vùng xa nhất của Bắc Cực và con người tìm thấy thứ này - Ảnh 2.

"Tại Svalbard nơi tôi làm việc, ngày càng có nhiều rác hơn" - Geir Wing Gabrielsen, một chuyên gia thực hiện nghiên cứu cho biết. "Năm 1970, chúng tôi tìm thấy rất ít rác trong dạ dày chim biển. Đến năm 2013, có ít nhất 200 mảnh nhựa nhỏ trong dạ dày một con chim." 

Dù vậy, một số ngư dân cũng đang dần ý thức được những nguy hại ngành nghề của mình gây ra. Đơn giản là vì việc ô nhiễm môi trường sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của họ: cá đánh lên không bán được, cá chết nhiều, không còn cá mà bắt...

Bên cạnh đó, các chuyên gia vẫn còn một lo ngại khác - chúng ta đã quá "tích cực" xả rác khiến biển cả và đại dương bị ô nhiễm trong hàng thập kỷ. Rác nhựa phân ra từng mảnh nhỏ, trôi nổi trong nước, chạm đến các vùng nước băng giá và bị đóng băng.

Thế nhưng trước viễn cảnh Trái đất nóng lên, băng hai cực bắt đầu tan dần. Giới chuyên gia sợ rằng khi băng tan, một lượng lớn rác nhựa sẽ đột nhiên xuất hiện, và hậu quả thật khôn lường.

Nguồn: Independent, IFL Science