Thời của những bà nội trợ mua sắm không mang theo tiền

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 27/03/2019

Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ, những bà nội trợ ở các thành phố lớn không hề chậm chân đứng ngoài. Họ mang công nghệ vào căn bếp, bữa ăn, vào những chi tiêu hàng ngày của gia đình.

Đa số phụ nữ Việt vẫn phải đảm đương công việc nội trợ ở nhà. Nhưng khác với ngày xưa, phụ nữ thời nay có quan niệm, người nội trợ không nên chỉ biết quanh quẩn việc bếp núc, chăm sóc con cái mà còn phải biết sắp xếp thời gian chăm sóc bản thân. Tận dụng triệt để công nghệ là bí quyết giúp họ có thời gian chu toàn được nhiều việc cùng lúc. Không chỉ sử dụng các thiết bị hiện đại để làm việc nhà như robot hút bụi, tủ lạnh thông minh, nồi cơm điện đa năng… nhiều chị em còn "số hoá" cả hình thức mua sắm và phương thức thanh toán.

Chị Lệ Nhi (35 tuổi, nhân viên văn phòng ở TP.HCM) cho hay, gần hai năm nay, chị có thói quen đi "chợ ảo" thay vì đến siêu thị, chợ truyền thống mua thực phẩm cho gia đình. Chồng thường đi công tác xa, một mình chị Nhi phải chăm hai con nhỏ. Việc sắp xếp gửi con hay đưa hai con đi mua sắm cùng, đều không dễ dàng với bà mẹ này. Các cửa hàng thực phẩm online trở thành lựa chọn của ba mẹ con. Không chỉ thực phẩm mà nhiều vật dụng khác trong nhà cũng được chị Nhi đặt mua online. Việc mua sắm trên mạng khá suôn sẻ khi thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện đã xuất hiện nhiều "ông lớn" như Lazada, Tiki, Shopee... Người tiêu dùng trong nước đã có nhiều sự lựa chọn hơn trên chợ ảo.

Thời của những bà nội trợ mua sắm không mang theo tiền - Ảnh 1.

"Hàng được chuyển đến tận nhà, mình không phải mang vác về, tiết kiệm thời gian đi lại. Thanh toán thì đã có hình thức chuyển khoản qua các ứng dụng điện thoại. Mọi thứ rất tiện lợi, nhanh chóng, giúp ích nhiều cho những người bận rộn con cái", chị Nhi chia sẻ.

Bên cạnh thay đổi thói quen mua sắm, không ít bà nội trợ thời 4.0 cũng dần làm quen với các phương thức thanh toán phi tiền mặt đang phổ biến ở các quốc gia phát triển. Thay vì mang bên mình chiếc ví dày cộp tiền mặt, loay hoay tìm trụ ATM rút tiền; những phụ nữ Việt hiện đại tự tin đi lại, mua sắm, trả hoá đơn điện nước, đóng học phí cho con… chỉ với một chiếc thẻ ATM hay một điện chiếc thoại thông minh có cài đặt ứng dụng ví điện tử, QR Code.

Thời của những bà nội trợ mua sắm không mang theo tiền - Ảnh 2.

Trong các hình thức thanh toán trên, cà thẻ ATM nội địa qua máy POS dường như được nhiều bà nội trợ lựa chọn hơn, nhờ sự đơn giản, dễ sử dụng. NAPAS đã kết nối gần 50 ngân hàng nội địa với nhau, nhờ đó, người mua và người bán có thể thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi nơi. Chỉ cần sử dụng thẻ ATM của bất kì ngân hàng trong nước, chị em đều có thể dễ dàng cà thẻ trả tiền với mức phí 0% tại tất cả các điểm bán hàng có máy POS.

Thời của những bà nội trợ mua sắm không mang theo tiền - Ảnh 3.

Sức hút của chiếc thẻ NAPAS càng tăng khi các thương hiệu lớn liên tục có chương trình khuyến mãi, giám giá cho hóa đơn thanh toán bằng thẻ ATM nội địa. Người dùng NAPAS đang có nhiều cơ hội sở hữu vé giảm 50% từ các chương trình đầu tháng giá tốt, thứ 5 rực rỡ, khuyến mãi chào hè của Vietnam Airlines. Trước đó, đầu năm nay, VietjetAir cũng đã tung hang loạt vé 0 đồng cho các chuyến bay khứ hồi TP.HCM/Phú Quốc – Hong Kong, và hành trình nội địa dành cho khách hàng đặt mua vé online tại trang web của hãng và thanh toán ngay bằng thẻ NAPAS.

Thanh toán phi tiền mặt đang là xu hướng chung toàn cầu. Các quốc gia phát triển ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… đều đang tăng tốc hướng tới một xã hội không dùng tiền mặt. Và cũng theo Nghị quyết 02/NQ-CP mới nhất được công bố ngày 01/01/2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Chính phủ có giao nhiệm vụ cho các bộ ngành đẩy mạnh việc thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Chúng ta có thể nhận thấy rõ mọi giao dịch, thanh toán, chi tiêu hàng ngày của mọi người đều sẽ trở nên đơn giản, tiện ích hơn qua các dịch vụ thanh toán trực tuyến. Bên cạnh đó, trong cuộc đua hội nhập quốc tế, Việt Nam đã có đề án đến năm 2020, 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm sẽ có thiết bị chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt. Có thể nói, những bà nội trợ hiện đại kể trên là những nhân tố thúc đẩy Việt Nam đến gần hơn với mục tiêu này.