Thiếu niên nói: "Biệt đội kén ăn" khiến bố mẹ dở khóc dở cười

QuangMT, Theo Trí Thức Trẻ 07:30 10/02/2020

Tập đầu tiên của "Thiếu niên nói" bản Việt đã chính thức được lên sóng VTV3.

Tối ngày 9/2, tập 1 chương trình "Thiếu niên nói" đã lên sóng trên kênh VTV3. Hai ngôi trường được chương trình ghé đến đầu tiên ở TP.HCM là trường THPT Gia Định và trường THCS Hồng Bàng với sự xuất hiện của những học sinh dám đứng lên "bục dũng khí" để nói lên suy nghĩ, tâm tư của mình trước bạn bè, thầy cô và bố mẹ. Chương trình được dẫn dắt bởi MC Khả Ngân - Jun Phạm - Gil Lê.

Thiếu niên nói: Biệt đội kén ăn  khiến bố mẹ dở khóc dở cười - Ảnh 1.

Để lại ý nghĩa và nhiều tiếng cười nhất trên bước lên "bục dũng khí" là ba em Thuận Hưng - Thanh Thanh - Trọng Nhân đến từ trường THCS Hồng Bàng với câu chuyện mang tên "Biệt đội kén ăn". Đây là câu chuyện gần gũi và thú vị đối với các bạn học sinh cũng là vấn đề được các bạn nhỏ quan tâm nhiều nhất vì hằng ngày phải ăn những món ăn mình không thích hoặc bị gia đình bắt ép ăn nhiều để đảm bảo chất dinh dưỡng. Đây cũng là nổi khổ của các bậc phụ huynh, đôi khi vì muốn đảm bảo sức khỏe cho con nên cũng phải "bắt ép" ăn trong thực đơn hàng ngày. Và lấy hết can đảm ba bạn đã nói ra suy nghĩ của mình trước đông đảo các bạn cùng trường và đặc biệt là 3 phụ huynh đang đứng ở dưới sân trường về việc ăn uống hàng ngày, những món ăn mà mình không thích.

Thanh Thanh đã nhìn thẳng vào mẹ và nói: "Mẹ ơi, các món ăn mẹ làm rất ngon và bổ dưỡng nhưng mỗi khi mẹ làm được một món nào đó thì cho con và ba ăn cả ngày, cả tuần có khi là cả tháng thậm chí cả năm. Con ám ảnh nhất là món hoành thánh mẹ làm, con ăn từ hè lớp 5 đến lớp 6 có khi vô năm mẹ làm cho con để ăn sáng, tại sao có một món mà mẹ cứ làm hoài". Suy nghĩ của Thanh Thanh khiến cả sân trường cười òa và mẹ Thanh Thanh cũng bật cười trước những lời nói của con gái. Mẹ Thanh Thanh giải thích: "Vì công việc của mẹ, nhiều khi mẹ đi chợ sẵn, bữa sau mẹ lại làm lại món như vậy, mẹ sẽ rút kinh nghiệm và nấu những món con và ba thích", cô cũng không quên gửi lời xin lỗi đến con gái của mình. Thanh Thanh chia sẻ, con cám ơn những món mà mẹ nấu vì chứa chan tình cảm nhưng hy vọng sau này mẹ đừng có nấu duy nhất một món nữa vì cô bé đã ngán và sợ.

Thiếu niên nói: Biệt đội kén ăn  khiến bố mẹ dở khóc dở cười - Ảnh 2.

Đến lượt Thuận Hưng em liền hô lớn: "Bà nội ơi, gia đình mình món cải mặn rất đặc trưng, ông nội cũng rất thích nhưng mỗi lần bà nội nấu thì sáng - trưa - chiều - tối đều ăn cải mặn. Sở dĩ bà nội tưởng con thích ăn cải mặn như vậy là do lúc trước con bị các bạn nói là nhạt, thiếu muối cho nên con cố gắng ăn thật nhiều để thay đổi nhưng con không thấy thay đổi gì hết mà khiến con ghét món ăn này luôn và vẫn nhạt". Bà nội cũng xúc động rơi nước mắt và gửi lời xin lỗi đến cháu trai và hứa sẽ nấu nhiều món ăn khác nhau để cả gia đình cùng ăn. Dưới sân trường các bạn học sinh đều hô to "Hưng cải mặn" trong tiếng cười của tất cả mọi người, MC Gil Lê bật cười khi Thuận Hưng đã đỡ nhạt.

Cậu bé mũm mĩm Trọng Nhân dõng dạc hỏi bố: "Con chỉ muốn hỏi ba một điều thôi, tại sao ba ép con ăn giá hoài vậy, con biết là gia đình mình có truyền thống ăn giá, từ nội ngoại, họ hàng, ông chú bác người nào cũng ăn giá ngoại trừ mình con, cứ mỗi lần đi ăn tiệc nhà ngoại nấu giá thì ba cứ ép con ăn, ba nói là con phải tuân theo truyền thống gia đình, nhưng ba ơi con thật sự cực kỳ ghét món giá, mỗi lần nhìn thấy hay hửi con cũng muốn xỉu rồi, tại sao ba cứ ép con ăn giá hoài vậy". Lời bộc bạch của Trọng Nhân khiến các học sinh bật cười và chờ đợi câu trả lời từ người bố.

Trước những lời nói của con trai, bố Trọng Nhân chia sẻ: "Ba xin lỗi, vì con tham gia ca đoàn nên hát từ năm 7 tuổi, giá mỗi lần con ăn vào thì giọng thanh và đỡ ồ như vịt đực, giá cũng là chất xơ rất tốt, con thì đã 60 ký, con ăn nhiều chất đạm mai mốt lăn còn nhanh hơn đi, vì vậy không chỉ giá mà các món ăn có chất xơ ba đều ép con ăn hết, con thông cảm cho ba nha". Đặc biệt, ba bạn còn đồng thanh với nhau gửi đến thông điệp: "Tụi con chỉ muốn ăn những món tụi con thích" khiến cả sân trường vỗ tay và ba phụ huynh đều đồng ý.

Thiếu niên nói: Biệt đội kén ăn  khiến bố mẹ dở khóc dở cười - Ảnh 3.
Thiếu niên nói: Biệt đội kén ăn  khiến bố mẹ dở khóc dở cười - Ảnh 4.

Xuân Tâm và Thanh Trà mang tới câu chuyện "Truyền cảm hứng học Sử", cả hai cũng là thành viên của đội tuyển Lịch sử của trường. Theo suy nghĩ của Xuân Tâm thì môn sử được các phụ huynh xem "nhẹ" khi chỉ cần đủ điểm vượt qua môn và không cần bỏ công sức quá nhiều, và trong bối cảnh hiện đại thì môn Sử cũng không xuất phát từ thực tiễn và đang mất dần đi vị thế của mình. Cả hai nghĩ môn học này rất dễ dàng, nhưng trong vòng 2 tháng vào đội tuyển Sử thì mọi quyết tâm và nhiệt huyết đều bị đánh mất, phải học từ 6h sáng cho đến 10h đêm, tuy nhiên hai bạn không hối tiếc vì có thêm nhiều bài học, kỷ niệm. Cả hai gửi đến thông điệp học Sử không quá áp lực về lý thuyết, học về cội nguồn đất nước, các anh hùng dân tộc và nhờ vào đó có những suy nghĩ, tâm hồn trưởng thành hơn. Jun Phạm cũng cho biết, ngày xưa đi học anh cũng rất sợ môn Sử, nhưng hai học sinh cho anh thấy một niềm tin mãnh liệt cho sự phát triển của môn học này.

Thiếu niên nói: Biệt đội kén ăn  khiến bố mẹ dở khóc dở cười - Ảnh 5.

Đào Hoàng Thơ học lớp 11 cũng đến từ trường THPT Gia Định đã mang đến câu chuyện "Mèo con đi lạc", cô bé cho biết nhà nuôi rất nhiều mèo hoang và có một chú mèo tên Múi rất thích đi chơi. Và trong đợt thi học kỳ, Múi đã đi chơi nhiều ngày không về, cả hai mẹ con đi tìm Múi vẫn không thấy nên vừa buồn và tức vì nghĩ Múi đã bị bắt trộm, Thơ còn không kiềm chế được và lên viết story lên mạng xã hội với nội dung "góc khẩu nghiệp" để mắng chửi những người bắt trộm chó mèo, và hôm sau cô bé đã không thi được môn Lý vì nghĩ rằng đã nói những lời tạo nghiệp phần còn lại là lo cho Múi, nhưng hôm sau Múi lại bất ngờ xuất hiện ở nhà sau mấy ngày đi bụi. Qua câu chuyện này, cô bé mong muốn trước mọi việc hãy bình tĩnh trước khi đưa ra những lời nói công khai và "khẩu nghiệp sẽ bị nghiệp quật".

Thiếu niên nói: Biệt đội kén ăn  khiến bố mẹ dở khóc dở cười - Ảnh 6.

Bạn nữ Nguyễn Vũ Đan Quỳnh học lớp 11 chia sẻ về áp lực khi phải gánh trên vai hai từ "thủ khoa". Cô bé may mắn thi tuyển lớp 9 lên lớp 10 thì có số điểm cao nhất thành phố, từ đó cô bé được bạn bè ngưỡng mộ và được các bậc phụ huynh xem là "con người ta" trong truyền thuyết, là hình mẫu để các học sinh phải noi theo và học hỏi. Đan Quỳnh rất vui vì những nỗ lực đã được mọi người nhìn nhận nhưng lại có một áp lực mang tên "thủ khoa" mà không thể chia sẻ cùng với ai, khi đứng trước các kỳ thi lớn đã không còn là đam mê mà là nỗi sợ hãi, và tự đặt câu hỏi cho mình: "Lỡ như mình thất bại thì sao?". Đan Quỳnh chỉ muốn là một học sinh bình thường được học và vui chơi, bước vào một kỳ thi bằng sự đam mê chứ không phải áp lực. Cô bé còn thể hiện khao khác qua câu nói: "Minh là Đan Quỳnh, học sinh lớp 11D1 chứ không phải là một thủ khoa nào hết".

Đan Quỳnh cũng muốn gửi đế bố lời cảm ơn sâu sắc vì đã luôn bên cạnh và ủng hộ con gái và hô tô: "Ba ơi con yêu ba". Đứng dưới sân trường, bố của em cũng nghẹn ngào và hiểu rõ áp lực của con gái, bố Đan Quỳnh cũng chia sẻ: "Khi nói về việc học của con ba rất vui và tự hào vì con gái luôn nghĩ cho ba, tương lai sau này ba chỉ cầu xin có sức khỏe để nhìn hành trình con trưởng thành". Áp lực của Đan Quỳnh cũng được bố chia sẻ phần nào, các bạn cũng yêu thương và đồng cảm với áp lực của "Thủ khoa".

Thiếu niên nói: Biệt đội kén ăn  khiến bố mẹ dở khóc dở cười - Ảnh 7.

Ngô Trần Cẩm Tú học lớp 11 mang đến câu chuyện về mâu thuẫn tình bạn. Em và một bạn nam cùng làm một dự án nghiên cứu khoa học nhưng khi làm việc chung lại cãi nhau rất nhiều và sau đó cả hai dần ít nói chuyện dù làm chung đề tài hơn 7 tháng. Đứng trên "bục dũng khí" cô học sinh đã hỏi thằng bạn mình: "Tao có làm gì sai với mày không?" và mong chờ đáp án để hiểu rõ hơn mối quan hệ này. Bạn nam đã cho biết áp lực ở vòng quốc gia rất lớn, cùng học chung lớp mà cùng đề tài và làm rất nhiều việc cùng một lúc nên đã có những áp lực. Tuy nhiên, sau khi giãi bày những điều khó nói cùng nhau, cả hai đã hiểu nhau hơn và hy vọng bỏ qua những điều không phải. Sau cấp ba, sau đại học và vào cuộc sống, cả hai vẫn là bạn.

Thiếu niên nói: Biệt đội kén ăn  khiến bố mẹ dở khóc dở cười - Ảnh 8.

Bùi Phúc Nguyên học sinh lớp 11 mang đến câu chuyện "Phải luôn giữ ước mơ", em có niềm đam mê với âm nhạc và cho rằng ai cũng có ước mơ và tất cả ước mơ đều đẹp, nam học sinh khuyên các bạn phải luôn giữ ước mơ của mình, và còn hứa sáng tác một ca khúc cho Jun Phạm. Nữ Sinh Bùi Thanh Duyên cũng mang đến câu chuyện nữ quyền, là con gái không chỉ công dung ngôn hạnh mà còn có thể học võ, và muốn chia sẻ là con gái hiện đại thì hãy tự tin làm những điều mình thích, vì cuộc sống này là của chính bản thân mình.

Thiếu niên nói: Biệt đội kén ăn  khiến bố mẹ dở khóc dở cười - Ảnh 9.
Thiếu niên nói: Biệt đội kén ăn  khiến bố mẹ dở khóc dở cười - Ảnh 10.

Không chỉ là vấn đề về học đường, cô bé Phạm Thi Thùy Linh đã dũng cảm nói ra những lời chân thật gửi đến mẹ và bố - người không phải ba ruột của mình, cô bé đã mạnh dạn hỏi bố rằng qua những sóng gió mà mẹ đã trải qua thì bố có sẵn sàng che chở cho phần đời còn lại của mẹ. Trước câu hỏi đắn đo của con gái nhỏ, khi đã biết suy nghĩ và lo lắng cho hạnh phúc của mẹ thì bố của nữ sinh trả lời: "Con cứ yên tâm ba luôn sẵn sàng bên cạnh mẹ con, lo toan cho con, gia đình sẽ luôn hạnh phúc và có tiếng cười". Cô bé cũng gửi đến mẹ lời nhắn nhủ: "Mẹ ơi, không cần phải mạnh mẽ nữa, con biết là mẹ mệt rồi, và tất cả những ước mơ của mẹ hãy cùng chia sẻ với con".

Thiếu niên nói: Biệt đội kén ăn  khiến bố mẹ dở khóc dở cười - Ảnh 11.

Một trong những câu chuyện của tuổi mới lớn tưởng chừng rất nhỏ nhưng vô tình để lại nhiều tổn thương là niềm tự hào, sự yêu thương của bố mẹ dành cho con của mình qua câu chuyện "Mẹ có bao giờ tự hào về con" của nữ sinh lớp 11 Song Young Mi. Cô bé đã khóc nghẹn khi chia sẻ suy nghĩ của mình cho mẹ và chị gái nghe tại sao năm lớp 7 lại cố gắng phấn đấu để được hạng nhất. Cuối năm lớp 6 cô bé chỉ đứng hạng ba, chị gái được hạng nhất, mẹ đi đâu cũng chỉ khoe về chị khiến cô bé rất buồn, và cố gắng để mẹ biết bản thân không thua kém chị gái. Em nói: "Con muốn mẹ một lần tự hào về con" và mạnh dạn đặt câu hỏi cho mẹ: "Mẹ có bao giờ tự hào về con chưa?".

Trước câu hỏi và những lời bộc bạch của con gái sau nhiều năm, mẹ của nữ sinh đã nói: "Nếu mẹ có nói gì hay làm gì cho con buồn thì mẹ xin lỗi, nếu những lời nói của mẹ làm con hiểu lầm mẹ thiên vị chị thì không phải như vậy đâu, mẹ chỉ muốn tốt cho con, lấy tấm gương của chị ra để nói, thật lòng mẹ rất tự hào về con và tự hào về cả ba chị em. Có những lúc mẹ đi làm về hơi mệt thì mẹ có cáu gắt thì mẹ xin lỗi, con hãy xem mẹ như bạn có gì cứ nói cho mẹ biết, đừng có giữ trong lòng". Sau khi nghe những lời mẹ nói, nữ sinh chia sẻ những điều nói ra chỉ mong gia đình hiểu nhau hơn, và muốn xin lỗi chị gái vì những lúc hay cãi lời và chị luôn nhường nhịn mình.

Chị gái cũng cho rằng bản thân cũng bị so sánh nhưng không để tâm nhiều, những lúc đó mẹ không muốn hạ bệ nhưng chỉ muốn bản thân tốt hơn, việc bị so sánh rất bình thường, ai cũng có những điểm mạnh nhưng cũng tránh khỏi những sai lầm trong cuộc sống. Chị gái gửi lời xin lỗi đến em vì nhũng điều xảy ra. Nữ sinh cũng lần đầu nói ra việc mình đôi khi rất ghét chị gái vì chị cái gì cũng giỏi hơn và hứa sau này sẽ không như vậy nữa. Mẹ cho biết: "Hôm nay biết được tâm sự của con gái, vì trước giờ con đều giữ trong lòng và xin lỗi con".

Thiếu niên nói: Biệt đội kén ăn  khiến bố mẹ dở khóc dở cười - Ảnh 12.

Bước lên bục cô bé Nhật An muốn nói lên điều mình giấu trong lòng trong suốt 7 năm qua là: "Mình thật sự không muốn làm lớp trưởng nữa", vì theo em đây là chức vụ quan trọng thay mặt giáo viên quản lý lớp, nhưng nó đã không còn là chức vụ mà thành áp lực rất lớn. Lớp trưởng là người chịu nhiều oan ức nhất, em chia sẻ: "Có những lần lớp ồn thì bị giáo viên la tại sao lại để lớp ồn, không giữ lớp, mình chỉ muốn nói lớp trưởng cũng là học sinh mà bổn phận của học sinh là học tập chứ không phải quản lý lớp". Tuy nhiên, cô bé cũng cho rằng được làm lớp trưởng sẽ có thêm nhiều bạn, được biết nhiều điều hơn nhưng song song đó cũng mất đi một vài người bạn, vì lúc giữ lớp đã ghi một số bạn vào sổ. Và hôm nay cô bé muốn nói lên tiếng lòng: "Hãy hiểu cho những người làm lớp trưởng, thay vì giận hoặc ghét thì hãy hợp tác để lớp thêm đoàn kết, vững mạnh".

Trước những tâm tư lần đầu chia sẻ của lớp trưởng thì thành viên trong lớp cũng đã hiểu và cố gắng cùng lớp trưởng để giúp lớp ngày càng ngoan hơn và không để lớp trưởng buồn và còn gửi lời: "Năm sau bạn tiếp tục làm lớp trưởng nữa nha". Bên cạnh đó, cô bé cũng cho rằng giáo viên đã "lừa" mình khi nói: "Thôi con chịu khó làm lớp trưởng, giữa năm cô tìm được bạn mới thì đổi cho con", đây cũng là câu nói khiến cô bé tin tưởng.

Thiếu niên nói: Biệt đội kén ăn  khiến bố mẹ dở khóc dở cười - Ảnh 13.

Cô bé Ngân Tâm học lớp 7 mang đến câu chuyện "Mong ba mẹ hãy tin tưởng con lần nữa". Cô bé kể lại thường bị ba mẹ nghi ngờ đi la cà với bạn bè, mỗi lần mất tiền thì đều đổ thưa cho con gái. Trong quá khứ cô bé từng lấy tiền của mẹ nhưng đã trả lại và xin lỗi ba mẹ, nhưng từ đó ba mẹ không còn tin con gái. Lần lớn nhất mẹ mất tiền gần 1 triệu đồng và tiếp tục nghi ngờ con gái. Đứng trên "bục dũng khí" cô bé đã hỏi thẳng:  "Tại sao ba lại nghi ngờ trong khi con không làm việc này?".

Trước câu hỏi của con gái, người bố đã trả lời: "Không phải ai cũng muốn nghĩ như vậy đâu, ba mẹ lo không phải mất một số tiền mà lo mất đi đức tính tốt ở con, ba mẹ đang rất lo vì sợ con sẽ phạm sai lầm nào đó đi quá mức có thể chấp nhận được, thành ra con phải hiểu cho bố mẹ. Ba mẹ mong muốn con đi đúng đường và mỗi lần con rơi ra ngoài thì ba mẹ sẽ chỉnh lại. Con vẫn là niềm tin của ba mẹ".

Thiếu niên nói: Biệt đội kén ăn  khiến bố mẹ dở khóc dở cười - Ảnh 14.

Phương Anh học lớp 7 cho biết về nhà luôn nghe được những câu tại sao không chịu giảm cân. Nghĩ đến việc giảm cân mọi người sẽ nghĩ đến chơi thể thao, ăn uống hợp lý nhưng riêng Phương Anh lại bị mẹ bắt chạy cầu thang. Đứng trên "bục dũng khí" cô bé muốn hỏi mẹ: "Tại sao bắt con giảm cân bằng việc chạy cầu thang?".

Trả lời con gái, mẹ cho biết: "Con không có thời gian tập thể dục, ngoài đường nắng nóng, chạy cầu thang rất tiện lợi". Sau đó, cô bé đã đưa ra thời gian biểu mới cho mình công thêm việc chơi bóng rổ, việc này có thể tăng chiều cao và giảm lượng calo trong cơ thể. Mẹ cũng bất ngờ vì chia sẻ của về việc giảm cân và rất vui vì sự mạnh dạn của con gái.

Thiếu niên nói: Biệt đội kén ăn  khiến bố mẹ dở khóc dở cười - Ảnh 15.

Trần Gia Huy học lớp 9 mang đến câu chuyện "Đừng bao giờ xem thường niềm tin của người khác" kể về việc người bạn của mình hâm mộ câu lạc bộ Liverpool nhưng đã thua đội thi đấu với tỉ số 3 - 0. Trước trận lượt về Liverpool được mọi người dự đoán là thua nhưng sau đó Liverpool đã giành chiến thắng với tỉ số 4 - 0. Thông điệp mà cậu học sinh gửi đến là đừng xem thường niềm tin của người khác.

Thiếu niên nói: Biệt đội kén ăn  khiến bố mẹ dở khóc dở cười - Ảnh 16.

Tuyết Ngân mang đến câu chuyện "Mong cô chăm sóc bản thân nhiều hơn" khi đứng trên bục và có những lời chia sẻ rất đáng yêu với cô giáo của mình. Em chỉ mong cô sẽ chăm sóc ngoại hình và sớm có người yêu. Tinh cảm của học sinh khiến cô giáo vừa vui và xúc động.

Thiếu niên nói: Biệt đội kén ăn  khiến bố mẹ dở khóc dở cười - Ảnh 17.

Thảo Vy học lớp 7 kể câu chuyện "Mong ba hãy biết nhận lỗi của mình". Ba từng đang lái xe mà nghe điện thoại và khi cô bé nói với ba thì đã bị mắng: "Con im đi", cô bé muốn biết tại sao ba lại la và không chấp nhận mình sai. Trước câu hỏi của con gái, người ba cũng giải thích: "Nhiều khi người lớn cũng có điều khó nói, ba biết trong lúc lái xe không nên nghe được nghe điện thoại, hôm đó ba nóng nên cũng hơi nặng lời, ba biết cái sai và xin lỗi con vì đã lớn tiếng". Cô bé cũng nghẹn ngào gửi lời xin lỗi đến ba: "Ba ơi, con rất cần sự lắng nghe của người lớn, con mong ba sẽ lắng nghe con hơn, con yêu ba".

Thiếu niên nói: Biệt đội kén ăn  khiến bố mẹ dở khóc dở cười - Ảnh 18.

Đam mê, sở thích là những điều bất cứ học sinh nào cũng có. Cô bé Thanh Trà là nữ nhưng lại thích làm những vũ khí bằng giấy, điều này khiến bố không thích mà muốn con gái học thêu và nấu ăn. Cô bé đã dũng cảm nói: "Ba ơi, tại sao lại bắt con học những cái đó trong khi con không thích". Cô bé cũng nói về sở thích của mình: "Khi sử dụng giấy để xếp đồ vật con sẽ tăng lượng kiến thức trong não và sự sáng tạo, lúc đó não con sẽ phát triển và con có thể trở thành bác sĩ giống ba mẹ".

Trước sở thích của con gái, người ba cũng không ngăn cấm vì có thêm ý nghĩa rất lớn để sau này con có thể phát triển hơn trong nghề nghiệp. Con gái cũng hứa sẽ học những điều ba mẹ muốn nhưng vẫn cho mình thỏa sức với đam mê. Cô bé rất vui vì được nói ra những điều khó nói và được ba đồng ý.

Thiếu niên nói: Biệt đội kén ăn  khiến bố mẹ dở khóc dở cười - Ảnh 19.

Cô bé Gia Linh mang đến câu chuyện "Thầy dạy Văn và ý nghĩa trong vốn từ Việt Nam". Em chia sẻ rất thích học môn Văn vì chứa nhiều kiến thức và dạy ta thành người, thầy giáo dạy rất hay và quan tâm học sinh nhưng cô bé đã đặt câu hỏi: "Mỗi lần giảng bài, từ ngữ ý nghĩa hôm nay thầy giảng khác ngày mai lại giảng khác?". Thầy giáo rất bất bất ngờ trước lời tâm sự của học sinh và nói: "Con cũng biết là từ ngữ tiếng Việt rất phong phú, một từ có thể diễn đạt 1 nghĩa cũng như nhiều từ diễn đạt 1 nghĩa, cho nên thầy dùng nghĩa khác nhau của 1 từ là muốn cho học sinh hiểu được tính đa nghĩa của từ ngữ trong tiếng Việt".

Thiếu niên nói: Biệt đội kén ăn  khiến bố mẹ dở khóc dở cười - Ảnh 20.

Nữ sinh Sương Anh có bố đang điều trị bệnh ung thư và thời gian sống rất ngắn nhưng vẫn cố gắng để chăm lo cho các con và gia đình, cô bé đã thẳng thắn nói ra suy nghĩ của mình, trách bố tại sao không giữ sức khỏe, không mua thuốc mà dành số tiền để đóng học phí cho con gái. Cô bé đã bật khóc mong rằng thời gian bố sống bên gia đình sẽ được kéo dài thêm và ba từ: "Con yêu ba" đã được nói ra.

Thiếu niên nói: Biệt đội kén ăn  khiến bố mẹ dở khóc dở cười - Ảnh 21.