Khủng bố Paris: Tại sao lại luôn là nước Pháp?

Hoàng Ân, Theo Trí Thức Trẻ 13:14 14/11/2015

Căn nguyên của những vụ khủng bố liên tiếp xuất phát từ chính bên trong quốc gia giàu mạnh này.

Tại sao lại là nước Pháp?

Câu trả lời hết sức đơn giản, vì Pháp là một trong những thành phố có cộng đồng Hồi giáo lớn nhất Châu Âu, bên cạnh đó là số lượng vũ khí đổ vào đều đặn từ các nước khu vực Đông Âu, trong đó phần lớn là AK-47, dễ mua, dễ bán, mặc dù vũ khí ở Pháp là một điều cấm kỵ.

Trong trường hợp không mua được súng giữa Paris, những tay khủng bố sẵn sàng đến vùng Balkans, nơi có những kho súng không giấy phép với mức giá rẻ đáng kinh ngạc.

tancong-69ca1

Trong vụ tấn công vừa xảy ra, nhân chứng cho biết một tay súng đã gào lên rằng "Điều này dành cho Syria". Nhưng nguồn gốc của những tay súng này vẫn đang trong vòng điều tra, và chưa có chứng cớ gì để nói rằng IS dính líu đến vụ khủng bố tàn bạo này.

Vấn đề là ở bên trong, chứ không phải bên ngoài.

Thật vậy, cộng đồng Hồi giáo ở Pháp bị cô lập và phân biệt đối xử đến mức tàn tệ, có rất ít người theo đạo Hồi có thể thăng tiến hay giàu có ở quốc gia này.

Mohamed Merah, tay súng trong vụ Toulouse năm 2012 lớn lên ở một khu ổ chuột xập xệ ngoại ô Paris, gã phạm tội từ khi còn là một đứa trẻ, đi tù khi chỉ vừa bước qua tuổi vị thành niên. Những năm tháng tù đày đã nuôi dưỡng Mohamed thành một "chiến binh Jihad" với niềm tin sắt đá.

Cherif Kourachi và Amedy Coulibaly, 2 thủ phạm trong vụ thảm sát tại tòa soạn Charlie Hebdo hồi đầu năm 2015, cũng lớn lên với số phận không khác Mohamed là bao: Lớn lên trong khu ổ chuột, đi tù, được thả tự do với tâm thế của một kẻ khủng bố.

Bên trong các trại giam Pháp, người Hồi giáo chiếm tới 70% số lượng tù nhân, cách đó không xa là Anh Quốc, con số này chỉ dừng ở mức 14%. Và trên toàn thế giới, lượng tù nhân theo đạo Hồi chỉ chiếm 5%.

2-b4837
Nhóm tù nhân Hồi giáo trong một nhà tù Pháp.

Ngay sau khi sự kiện đẫm máu Charlie Hebdo xảy ra, nước Pháp đã chấn chỉnh lại an ninh, tăng mức báo động, và quan trọng nhất, họ đã để ý đến những số phận đằng sau song sắt, nhưng sự cực đoan trong các nhà tù nơi này luôn ở mức cao nhất, vì họ, những thanh niên Hồi giáo trẻ tuổi không còn gì để mất.

Hàng loạt các chương trình giáo dục, bồi dưỡng tinh thần để hạn chế cực đoan trong tư tưởng cộng đồng Hồi giáo đã được chính phủ Pháp phê duyệt. Nhưng chính ông Rachida Dati, cựu bộ trưởng tư pháp, cũng đã thừa nhận rằng nước Pháp không đủ sức để chống lại những niềm tin bất diệt đằng sau những bức tường trại giam. 

Đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa biết rõ ai đứng sau và tại sao Pháp lại bị tấn công nhiều đến vậy trong 3 năm qua, nhưng điều đáng buồn, là những vụ khủng bố đẫm máu có thể xảy đến bất cứ lúc nào, làm phai mờ đi sự hào nhoáng của kinh đô ánh sáng một thời.

Nguồn: Telegraph