Khi chúng ta cứ mãi chỉ thu mình với cảm xúc của riêng ta, chỉ quanh quẩn với thế giới của chính mình, thì Tết sẽ chẳng còn là dịp vui mừng đáng mong đợi nữa.
Tết không nhạt, hãy nêm muối cho một mùa Tết gắn kết yêu thương - Ảnh 1.

Khi chúng ta cứ mãi chỉ thu mình với cảm xúc của riêng ta, chỉ quanh quẩn với thế giới của chính mình, thì Tết sẽ chẳng còn là dịp vui mừng đáng mong đợi nữa. 

Tết không nhạt, hãy nêm muối cho một mùa Tết gắn kết yêu thương - Ảnh 2.

365 ngày của chúng ta, chiếm phần lớn là chuỗi dài những cân đo đong đếm và lắm mối lo toan. Người ta lo tiền bạc, lo áo lo cơm, lo tình yêu, lo sự nghiệp, lo mình cô đơn, lo sức khoẻ, lo trái lo phải đủ các kiểu lo. Và rồi, Tết đến như một sự vỗ về sau cả năm miệt mài mưu sinh mệt mỏi, để con người được nghỉ ngơi, hít hà hơi ấm của tình thân, của đoàn viên.

Tết không nhạt, hãy nêm muối cho một mùa Tết gắn kết yêu thương - Ảnh 3.

Tinh thần của Tết là vậy. Thế mà, giờ đây, mọi người chỉ coi Tết như là một nghỉ kỳ nghỉ dài hơn cái cuối tuần thường nhật, và gần như chỉ vậy. Chúng ta cuộn mình trong bức tường vô hình, trốn tránh tất cả phiền phức và mệt mỏi một năm dồn tụ.

Trải qua nhiều mùa Tết, cảm giác háo hức Tết của tôi giảm đi nhiều, thay vào đó là lo lắng, băn khoăn, trăn trở về tuổi tác, trách nhiệm, lễ nghĩa, kinh tế. Quần áo mới ngày Tết đã không còn đẹp đẽ, nổi bật như cái sắc đỏ của sự hoa hỉ nữa. Bánh mứt kẹo cũng bớt đi vị thơm ngọt của những ngày nghèo khó. Tiếng pháo đã im ắng lạ thường nhường chỗ không gian tĩnh mịch của những ngày đầu Xuân. Vào thời khắc giao mùa, phải xem đồng hồ, người ta mới biết năm mới đã chạm ngõ.

Kết thúc một năm, thay vì háo hức chờ đón, chúng ta lại thở dài ngao ngán: “Sao một năm trôi nhanh thế, chẳng mấy chốc mà già”, “Một năm trôi qua chưa làm được việc gì”, “Tết nhạt và phiền phức”, “Tết tốn kém và mệt mỏi.", “Cứ đến Tết là lại tắc tị bao nhiêu việc”.

Hay với người độc thân, những cô gái chẳng may, hoặc chưa muốn lấy chồng thì xoay mòng với câu hỏi: “Bao giờ lập gia đình?”. Người đã thành gia thất thì đau đầu khi nhận được lời hỏi thăm: “Bao giờ đẻ, bao giờ thêm đứa nữa, mua nhà chưa, bao giờ chuyển từ nhà chung cư xuống đất, bao giờ mua xe bốn bánh?...”

Toàn câu hỏi mà cấp độ khó tăng dần, nghĩ mãi không có câu trả lời. Và cũng chẳng muốn trả lời.

Hoặc như chính bạn, bị nhấn chìm trong những lo toan về tiền bạc, bắt đầu tính các khoản sắm Tết, tiền mừng tuổi, tiền biếu bố mẹ, thống kê tiền phải lì xì Tết, Tết đến rồi có mua được cái gì cho bản thân không.

Tết không nhạt, hãy nêm muối cho một mùa Tết gắn kết yêu thương - Ảnh 4.

Hàng trăm cái sự lo toan ấy cứ ủa về mỗi dịp cuối năm, để rồi, Tết lại là nỗi ám ảnh kinh hoàng mang tên “co kéo” để sao cho vẹn toàn.

Người con xa xứ thì đôn đáo, chạy vạy kiếm một vé tàu về quê ăn Tết cho kịp giao thừa đang điểm từng tích tắc. Rồi lại tất tả đi siêu thị vơ vét, chen chúc chờ đợi thanh toán để sắm Tết và sửa soạn túi lớn, túi nhỏ quà Tết cho người thân, cho bạn bè, cho những mối quan hệ làm ăn.

Vì nghĩ Tết là phiền phức, có người ngủ vùi trong chăn cho bõ những ngày cặm cụi. Họ cuộn tấm chăn lại như để ôm ấp cái nỗi mệt nhoài sau một năm lăn xả vì công việc, gia đình, vừa để trốn tránh những phiền phức của việc phải ép mình vui vẻ chỉ vì đơn giản bây giờ đang là Tết.

Người thì lên kế hoạch để trốn Tết, bằng một chuyến du lịch ở một nơi thật xa, để nghỉ ngơi và thư giãn… tránh xa lời chúc tụng, cụng ly ồn ào chuếnh choáng men say, tránh xa những câu hỏi không có lời giải, tránh luôn cả những trách nhiệm của người lớn mỗi khi Tết về.

Tết không nhạt, hãy nêm muối cho một mùa Tết gắn kết yêu thương - Ảnh 5.

Người ta nuông chiều cảm giác của bản thân, chẳng còn thiết tha đón Xuân hay chúc mừng nhau nữa. Tết vui chỉ với đám trẻ con đang đà háo hức với những món quà hay được dịp ở bên bố mẹ cả ngày, được đi chơi, được sum họp họ hàng. Còn người lớn, Tết đang dần trở thành cái trách nhiệm, cái nghĩa vụ với một đống con người.

Từ đấy, Tết dần mất ý nghĩa thiêng, nguyên bản của nó…

Tết không nhạt, hãy nêm muối cho một mùa Tết gắn kết yêu thương - Ảnh 6.

Tôi còn nhớ mãi cái Tết của tuổi thơ. Khi ấy, Tết là cả một trời ngóng trông. Tết là sự kỳ diệu, không lặp đi lặp lại mà khác biệt hẳn với hơn 360 ngày còn lại, khác luôn cả kỳ nghỉ hè. Khi lũ trẻ con cứ làm hết mấy trang bài tập được giao, có bộ quần áo và đôi giầy mới để diện, đó là lúc Tết đến.

Không chỉ thế, Tết đánh thức mọi giác quan của con người. Đó là những màu sắc sặc sỡ, ấm áp của bánh mứt kẹo, hoa đào, quất, hoa xuân, phong bao lì xì... Tết là ngất ngây hít hà hương thơm của hoa đào, hoa quất trong chợ Tết quê, chỉ mở mỗi năm một lần. Tết là khoảnh khắc háo hức đón giao thừa với tiếng pháo đùng đoàng. Mùi thuốc pháo khen khét, âm ấm, kích thích khứu giác dễ len lỏi trong trí nhớ. Tết là cảm giác mới buổi sáng, mùi lá dong, gạo nếp, đỗ xanh thơm nồng xộc thẳng vào mũi, khi mắt vẫn còn chưa mở. Mẹ lui cui chuẩn bị gói bánh chưng trong bếp.

Tết không nhạt, hãy nêm muối cho một mùa Tết gắn kết yêu thương - Ảnh 7.

Đặc biệt, tôi nhớ nhất khi được gói bánh chưng cùng mẹ ngày Tết. Tôi được mẹ hướng dẫn cách chọn lá dong, rồi xếp cắt những tấm lá vuông vắn như thực hành môn thủ công. Cả năm đều phải ngủ sớm, còn gần Tết tôi được đặc cách, vì rõ ràng hôm sau vẫn được nghỉ mà? Thế là cả đám quây lại với nhau, ngồi canh cái nồi sôi sùng sục đang đun đám bánh chưng mà chỉ tới khoảng 11 -12 giờ thôi, cả đám sẽ lăn quay ra ngủ. Rồi cuối cùng vẫn là mẹ, là bà, là bố thay phiên nhau vừa trông nồi bánh trưng, trông luôn cà đám con nít đang ngáy phì phò.

Món ăn ngày Tết cũng hấp dẫn đến khó tả: là bánh chưng mất công cả nhà cùng gói, là chân giò nấu măng ngọt lịm béo quay, là gà luộc quý lắm mới được cái đùi… Cả năm, chỉ chờ đến ngày Tết để được ăn toàn những món ngon, được tha hồ ăn bánh kẹo mứt Tết mà chẳng bị bố mẹ la rầy.

Tết khi ấy còn là dịp gắn kết mọi người.

Tết, tôi được ở bố mẹ trọn vẹn 1 tuần mà không phải thấp thỏm trông ngóng bố mẹ tan ca trở về. Cũng chẳng phải chưng hửng khi đột nhiên hai người phải đi làm ngày cuối tuần. Tết đối với tôi là một chuỗi dài bên mẹ, cuộn tròn trong vòng tay rắn chắc của ba và cả nhà cùng nhau đi chơi, chúc Tết.

Nhưng phải nói, có lẽ hương vị Tết đậm đặc nhất là khi được sắm sửa đồ đạc, dọn dẹp nhà cửa để đón Xuân hay cả nhà lúi húi quanh bếp để ngâm măng, ngâm miến, cuốn nem, làm giò. Cái sự bên nhau, làm mọi việc cùng nhau, bao dung nói cười với nhau nó ấm áp lắm. Cả năm đi làm, chỉ đợi có Tết về để được ăn chung một bàn, một giờ, thế thôi.

Hay thích thú nhất là khi ra đường sang ngày mùng 1. Đường phố dường như chưa bao giờ vắng vẻ và bình yên lạ kỳ đến thế. Tết gạt phăng đi sự bon chen ồn ào và muôn vàn tiếng còi xe, nhường chỗ cho sự thư thả, thong dong, an yên ngập tràn, cùng cái se se của tiết dầu Xuân đem đến sự khởi đầu mượt mà nhất cho một năm mới bận rộn.

Đấy, ngày xưa Tết như một người thân phương xa, một năm mới được gặp gỡ một lần, nhưng lần nào cũng để lại cho tôi nhiều xúc cảm như thế.

Tết không nhạt, hãy nêm muối cho một mùa Tết gắn kết yêu thương - Ảnh 8.

Công nghệ phát triển đem đến cho con người một cách thức thưởng thức Tết mới xoay quanh chính cái màn hình nhỏ nhắn đút gọn túi quần.

Trong xã hội hiện đại, hai chữ công nghệ bỗng chốc trở thành thế giới riêng của mỗi người. Ai cũng nghĩ mình kết nối nhiều hơn thế nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Con người trở nên xa cách hơn, thu gọn mình lại trong cái vòng tròn xoay quanh chiếc điện thoại hay máy tính bảng, khiến bản thân dường như trở nên ích kỷ và khép kín đến lạ lùng, không chỉ với xã hội mà còn với chính gia đình mình.

Bạn bè gặp nhau dịp Tết nhưng ai cũng gục mặt vào điện thoại và thao tác duy nhất là bấm. Những câu giao tiếp chỉ lạnh lùng: “Chọn hình nào, chỉnh màu nào đẹp, 100 like rồi…”. Những câu chuyện với nhau cũng xoay quanh từng status hay trạng thái mối quan hệ mạng xã hội, và khi đã lướt hết bảng tin News Feed, chúng ta cũng chính thức hết cái để nói với nhau.

Smartphone làm những người ở gần nhau xa cách nhau hơn bao giờ hết. Và chính công nghệ cũng là một trong những tác nhân khiến mọi thứ trở nên nhạt nhẽo, vô vị chẳng mặn mà.

Tết không nhạt, hãy nêm muối cho một mùa Tết gắn kết yêu thương - Ảnh 9.

Tôi vẫn ám ảnh với một bức tranh của em bé với tiêu đề “Nhà em đón Tết”. Tết trong ký ức tuổi thơ đi suốt cuộc đời là hình ảnh bé ôm điện thoại xem hoạt hình, bố xem ti vi, còn mẹ bật Facetime chúc Tết ông bà, chẳng còn tất tả ngược xuôi từ nhà Nội lội về nhà Ngoại như những ngày xưa cũ. Tết thời nay “ám” mùi của công nghê - thứ mùi vị chẳng ai định nghĩa được nhưng có sức hút khó lường.

Tất cả đã trở nên chai sạn khi chúng ta đón nhận cuộc sống qua lăng kính “thờ ơ”. Cuộc sống vẫn thế, món mứt vẫn ngọt ngào như ngày nào, nồi bánh chưng vẫn sôi sục y như trước, những khoanh giò vẫn mất cả đêm để gói ghém xong. Chỉ có con người và nếp sống, cùng nhãn hiệu điện thoại là thay đổi từng ngày.

Bởi mới nói, con người  chính là nhân tố quyết định tất cả, Tết có chán hay tuyệt vời, tất cả đều phụ thuộc vào cách mà con người tiếp nhận Tết. Bạn chọn thái độ sống nào, cuộc sống sẽ trả lại bạn một lời hồi đáp tương tự. Mỗi lựa chọn sẽ cho bạn cảm xúc và trải nghiệm khác nhau. Lạnh nhạt sẽ được đáp bằng sự nhạt nhẽo, ấm áp sẽ được truyền hơi ấm, yêu thương cho đi là yêu thương quay về...

Tết không nhạt, hãy nêm muối cho một mùa Tết gắn kết yêu thương - Ảnh 10.

Nếu thấy Tết nhạt, hãy tự là muối, muối của sự gắn kết, sự đong đầy tình cảm gia đình

Mỗi người trong chúng ta, hãy nhìn lại bản thân và cùng nhau “góp muối”, thổi lửa sum họp cho gia đình. Đây cũng chính là ý nghĩa mà Pepsi muốn truyền tải tới mọi người trong dịp Tết lần này. Dẹp wifi qua một bên, úp cái điện thoại xuống, tắt rung và gập máy tính lại, chú trọng kết nối thật, những cuộc trò chuyện thật, ta sẽ thấy, Tết mặn và “đã” khi chúng ta thật sự kết nối và mở ra một thế giới mới với sự sum vầy tràn ngập muôn nơi.  

Mọi câu chuyện, bằng giọng nói sẽ truyền tải đúng thông tin cảm xúc. Bàn phím không được thiết kế để lên bổng xuống trầm. Hãy nói, hãy kết nối thật! Để tự mình phá vỡ vỏ bọc và tận hưởng cuộc sống bằng mọi giác quan. Và rồi tết sẽ lại thật đã, thật đậm đà và vẹn nguyên như nó vốn thế!

A.D
Vũ Tuấn Anh
Nhật Ánh
Theo Trí Thức Trẻ29/01/2018