Biếm họa "ngụ ngôn" hiện đại: trái khoáy và khó đỡ

Oksein, Theo Mask Online 00:01 14/04/2012

Thử tưởng tượng, nếu như con người ở một "thế giới song song"...

Bạn nghĩ sao nếu một ngày kia thức dậy và thấy tất cả mọi thứ xung quanh mình đều đảo lộn - con người trở thành thú cưng, chó mèo biến thành ông chủ, đồ vật trở nên đáng sợ và cây cối biết... đốn người? Ở thế giới của chúng ta, đó là điều không tưởng, nhưng sẽ ra sao nếu tồn tại một “bản sao” nơi mọi thứ trái ngược hoàn toàn với hành tinh mà ta đang sống? Đó chính là chủ đề của bộ tranh biếm họa cực kỳ... khó đỡ mà chúng tớ muốn giới thiệu đến các bạn dưới đây.

Khi bà chủ bỗng hóa... thú cưng.

Bánh donut biết... ăn người!

Những tình huống chỉ có trong các bộ phim viễn tưởng.

Bộ tranh có tên “Meanwhile in a parallel universe” (tạm dịch: Chuyện ở thế giới song song) mô tả cuộc sống ở một thế giới vốn là “anh em song sinh” với Trái đất. Mọi thứ ở đây đều giống hệt với Trái đất, ngoại trừ duy nhất một thứ: con người.

Nếu như trong thế giới của chúng ta, con người là sinh vật bậc cao nhất, có sức mạnh, trí tuệ và quyền lực vượt xa so với muôn loài, thì ở đây vị trí ấy hoàn toàn bị hoán đổi: các loài động vật, cây cối, đồ dùng mới là chủ, còn con người chỉ được sánh với những thứ nhỏ bé, yếu ớt, thậm chí tầm thường nhất. Những bức tranh với nhân vật bị “đổi vai” không thương tiếc, nét vẽ biếm họa khôi hài cộng thêm tình huống cực kỳ “trái khoáy” khiến người xem - cũng là nhân vật chính không khỏi vừa ấm ức, vừa buồn cười.

Từ chuyện con người bị "mút" như kem ốc quế...

 ... cho tới khi trở thành đồ vật tiết kiệm.

Đi giặt sạch "người bông" thui!

Ăn đi nào các "bé"!

Cùng "đếm người" cho dễ ngủ nào!

 ... thậm chí là cả “chất thải tế nhị” thế này đây!

Tuy có phần nghịch lý, song ý tưởng thực hiện bộ tranh lại xuất phát từ một học thuyết khoa học - thuyết vũ trụ song song, được khởi xướng bởi nhà vật lý người Mỹ, Hugh Everett vào năm 1957. Theo đó, vũ trụ chúng ta đang sống không phải là duy nhất, mà có nhiều vũ trụ tồn tại song hành với nhau. Một trong những vũ trụ ấy có thể chứa hành tinh của sự sống, nền văn minh giống hệt Trái đất, song sự việc xảy ra ở đó lại trái ngược với mọi thứ đang diễn ra trên hành tinh của chúng ta (*).

Đồ chơi.

Người ngựa - ngựa người.

Cách pose hình của pho mát.

Xui quá, dẫm phải... người rồi!

Với lối tư duy ngược chiều táo bạo, bộ tranh khuyến khích con người từ bỏ những lề thói tư duy thông thường, đánh giá sự việc từ nhiều góc độ khác nhau. Những suy nghĩ đảo ngược vấn đề thường khó được số đông chấp nhận, song nhiều khi nó lại mang đến nhiều ý tưởng hay ho mà bạn không ngờ tới.


Ai săn "thú quý hiếm"?

Trò chơi... bóng thỏ.

 Hài hước đến mức “nghẹn lời”.

Con người bị xách tai làm công cụ biểu diễn - ỷ mạnh hiếp yếu.

Không chỉ thế, mượn câu chuyện ở thế giới song song, bộ tranh còn mang đến những suy ngẫm về một triết lý nhân văn sâu sắc. Qua cuộc “đổi vai” đầy nghịch lý, được nếm trải cái cảm giác khi bị sử dụng, bị khinh rẻ, thậm chí bị biến thành thức ăn là như thế nào, con người mới có cơ hội nhận ra mình đã từng đối xử tàn bạo với động vật, coi thường những người nghèo khổ hay bắt nạt kẻ yếu ra sao. Như một câu chuyện ngụ ngôn, “Chuyện ở thế giới song song” đã hướng người xem nhận thức để thay đổi những thói quen xấu, thay đổi cách đối xử với thiên nhiên, với cuộc sống xung quanh cũng như cách cư xử giữa con người với nhau để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn cho thế giới loài người.

Có lẽ khi bị những chiếc kim nhọn hoắt đâm vào, con người mới hiểu được nỗi đau đớn của những hình nhân thế mạng...

... bất cứ hành động sai trái nào rồi cũng sẽ phải trả giá.

*Có thể lý giải đơn giản về “Vũ trụ song song” như sau: 

Ban đầu vũ trụ không có gì, tức là năng lượng E=0, vụ nổ Big Bang phát sinh ra ánh sáng và các hạt. Giả sử có hạt p được sinh ra thì chắc chắn phải có hạt gọi là “phản hạt của p” cũng được sinh ra sao cho năng lượng 2 hạt này cộng lại bằng 0 để đảm bảo định luật bảo toàn năng lượng.

Suy rộng ra cho các vật chất khác, giả sử ta có một vật chất ở Trái đất này thì sẽ có một “phản vật chất” ở “phản Trái đất” khác mà khi chạm vào nhau chúng sẽ giải phóng ra ánh sáng và đều biến mất. Suy rộng ra nữa, sẽ có một vũ trụ khác gọi là “phản vũ trụ” hay “vũ trụ song song”, đó là một vũ trụ song song hoàn hảo giống y hệt, chứa các vật thể và hành vi hoàn toàn là phản vật chất với vũ trụ mà chúng ta đang sinh sống. Nếu coi các hành vi và hành động đều ở dưới dạng có thể tính toán số học được thì sẽ có các “phản hành vi” tương tự ở một nơi nào đó. Ý tưởng thực hiện bộ tranh với tiêu đề “Meanwhile in a parallel universe” xuất phát từ lý thuyết này.

(Theo Dattran)